Ôn HSG Văn thi tỉnh- VH trung đại
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Ôn HSG Văn thi tỉnh- VH trung đại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 9
“CẢM HỨNG YÊU NƯỚC, CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.”
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1.Tên chuyên đề: “Cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.”.
2.Tác giả :
- Họ và tên : Nguyễn Thị Tú Nhật
- Năm sinh : 1979
- Trình độ chuyên môn : ĐH Văn
- Nơi làm việc : Trường THCS Tam Dương - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng :
- Học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9.
4. Thời gian bồi dưỡng : 10 tiết.
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIẾT TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS.
I.Sự hình thành của dòng văn học viết
Văn học viết xuất hiện vào khoảng thế kỉ X do tầng lớp trí thức biết chữ Hán có tinh thần dân tộc, yêu nước đóng vai trò chủ chốt.
Văn học viết ra đời cùng với văn học dân gian đã hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc.
II. Tiến trình phát triển:
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến nên có những nét riêng biệt về thể loại, thi pháp…. là nơi lưu giữ và toả chiếu những tinh hoa và bản sắc văn hoá, tâm hồn dân tộc.
Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn (cách chia mang tính tương đối).
1.Giai đoạn 1: từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15
1.1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đất nước tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước.
Giai cấp phong kiến tiếp tục phát huy vai trò tích cực, đoàn kết với nhân dân và lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc Tống(11), Nguyên (13), Minh (15) và xây dựng một nền văn hóa giàu tính truyền thống.
1.2.Văn học:
Sự xuất hiện của văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Thể loại tiêu biểu: Chiếu , Hịch, Cáo, Thư.
Nội dung: Âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc với những biểu hiện cụ thể: Yêu mến tự hào, nhiệt tình ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước và bản sắc văn hoá lâu đời, truyền thống chống ngoại xâm anh hùng của cha ông, đề cao lòng tự tôn, ý thức tự chủ; có lòng căm thù giặc sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; có ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù cao độ; đề cao những võ công oanh liệt biểu dương sức mạnh đoàn kết; nêu cao tư tưởng nhân nghĩa khát vọng về một nền thái bình muôn thủa.
2.Giai đoạn 2: từ thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 18
2.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Giai cấp phong kiến bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn nội tại; đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, đất nước bị chia cắt thành đàng trong đàng ngoài.
2.2.Văn học:
Đánh dấu bước phát triển mới của văn học sáng tác bằng chữ Nôm. Nội dung chủ đạo là đi tìm và khẳng định chủ nghĩa nhân đạo. Phê phán và lên án chiến tranh phong kiến; thể hiện niềm hy vọng về sự thống nhất đất nước; thể hiện khí phách và tiết tháo của các nhà nho; bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân con người.
3.Giai đoạn 3: nửa sau thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19
3.1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đây là thời kì bão táp sôi động nhất của phong kiến Việt Nam; chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
3.2.Văn học:
Phát triển rực rỡ cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Nội dung chủ đạo là trào lưu nhân đạo chủ nghĩa (trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp hình thể, tài năng đức hạnh của con người; lên án tố cáo những thế lực phong kiến bạo tàn; đồng cảm với những bi kịch của con người; đồng tình với những ước mơ khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc).
4.Giai đoạn 4: nửa sau thế kỉ 19 đến hết thế kỉ 19
4.1.Hoàn cảnh
TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 9
“CẢM HỨNG YÊU NƯỚC, CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.”
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1.Tên chuyên đề: “Cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.”.
2.Tác giả :
- Họ và tên : Nguyễn Thị Tú Nhật
- Năm sinh : 1979
- Trình độ chuyên môn : ĐH Văn
- Nơi làm việc : Trường THCS Tam Dương - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng :
- Học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9.
4. Thời gian bồi dưỡng : 10 tiết.
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIẾT TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS.
I.Sự hình thành của dòng văn học viết
Văn học viết xuất hiện vào khoảng thế kỉ X do tầng lớp trí thức biết chữ Hán có tinh thần dân tộc, yêu nước đóng vai trò chủ chốt.
Văn học viết ra đời cùng với văn học dân gian đã hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc.
II. Tiến trình phát triển:
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến nên có những nét riêng biệt về thể loại, thi pháp…. là nơi lưu giữ và toả chiếu những tinh hoa và bản sắc văn hoá, tâm hồn dân tộc.
Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn (cách chia mang tính tương đối).
1.Giai đoạn 1: từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15
1.1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đất nước tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước.
Giai cấp phong kiến tiếp tục phát huy vai trò tích cực, đoàn kết với nhân dân và lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc Tống(11), Nguyên (13), Minh (15) và xây dựng một nền văn hóa giàu tính truyền thống.
1.2.Văn học:
Sự xuất hiện của văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Thể loại tiêu biểu: Chiếu , Hịch, Cáo, Thư.
Nội dung: Âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc với những biểu hiện cụ thể: Yêu mến tự hào, nhiệt tình ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước và bản sắc văn hoá lâu đời, truyền thống chống ngoại xâm anh hùng của cha ông, đề cao lòng tự tôn, ý thức tự chủ; có lòng căm thù giặc sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; có ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù cao độ; đề cao những võ công oanh liệt biểu dương sức mạnh đoàn kết; nêu cao tư tưởng nhân nghĩa khát vọng về một nền thái bình muôn thủa.
2.Giai đoạn 2: từ thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 18
2.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Giai cấp phong kiến bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn nội tại; đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, đất nước bị chia cắt thành đàng trong đàng ngoài.
2.2.Văn học:
Đánh dấu bước phát triển mới của văn học sáng tác bằng chữ Nôm. Nội dung chủ đạo là đi tìm và khẳng định chủ nghĩa nhân đạo. Phê phán và lên án chiến tranh phong kiến; thể hiện niềm hy vọng về sự thống nhất đất nước; thể hiện khí phách và tiết tháo của các nhà nho; bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân con người.
3.Giai đoạn 3: nửa sau thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19
3.1.Hoàn cảnh lịch sử:
Đây là thời kì bão táp sôi động nhất của phong kiến Việt Nam; chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
3.2.Văn học:
Phát triển rực rỡ cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Nội dung chủ đạo là trào lưu nhân đạo chủ nghĩa (trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp hình thể, tài năng đức hạnh của con người; lên án tố cáo những thế lực phong kiến bạo tàn; đồng cảm với những bi kịch của con người; đồng tình với những ước mơ khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc).
4.Giai đoạn 4: nửa sau thế kỉ 19 đến hết thế kỉ 19
4.1.Hoàn cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 159,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)