Ôn HSG Sử cấp Tỉnh ( 1945-1954)

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Ôn HSG Sử cấp Tỉnh ( 1945-1954) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI :
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1946 ĐẾN 1954.

A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ.
1. Hoàn cảnh:
Trước hành động bội ước trắng trợn của thực dân Pháp với quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
Sau Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước thì mối quan hệ giữa ta và Pháp diễn ra khá căng thẳng và gay gắt.
- Về phía ta: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và tạm ước ta kiên trì đấu tranh hoà bình nhưng cũng tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng tình thế bất trắc do thực dân Pháp gây ra.
Tháng 5 năm 1946 ta thành lập Mặt trận Liên Việt mở rộng khối đoàn kết dân tộc, ta tăng cường củng cố các tổ chức quần chúng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vũ trang.
Quyết tâm của toàn Đảng toàn dân để bảo vệ nền độc lập dân tộc được thể hiện trong Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…đấu tranh cho kì được một nước Việt Nam độc lập thống nhất.
- Về phía Pháp: Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa Pháp đã liên tiếp gây ra những hành động bội ước…
-> Trước những hành động bội ước trắng trợn của Pháp đặt cách mạng của ta trước hai sự lựa chọn: tiếp tục đầu hàng thực dân Pháp hay chiến đấu đến cùng chống Pháp, con đường duy nhất của dân tộc ta lúc này là cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược.
- Ngày 12-12-1946 Ban thường vụ trung ương Đảng họp ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
- Ngày 18 và19-12-1946 Hội nghị bất thường của Ban thường vụ TƯ Đảng họp phát động cả nước kháng chiến chống Pháp.
- Tối 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Như vậy cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ được coi là hành động tự vệ chính đáng của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng… làm nô lệ”
2. Nội dung lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hồ Chủ tịch giải thích rõ nguyên nhân vì sao chúng ta phải kháng chiến vì nền độc lập của dân tộc, bảo vệ hoà bình “Chúng ta muốn hoà bình… lần nữa”
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, kêu gọi toàn thể nhân dân ta kháng chiến bằng mọi thứ cũ khí có được “Bất kì đàn ông đàn bà… ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm không có súng không có gươm thì dùng quốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống Pháp cứu nước” .
- Lời kêu gọi khẳng định triển vọng cuối cùng của cuộc kháng chiến: kháng chiến lần này là gian khổ khó khăn nhưng nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn “Dù phải gian lao kháng chiến nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta…”
3. Ý nghĩa: Đây là tiếng gọi của non sông đất là mệnh lệnh tiến công là tiến kèn xung trận để kêu gọi nhân dân trường kì kháng chiến.
Lời kêu gọi thể hiện quyết tâm của Đảng của toàn dân thể hiện quyết tâm chiến đấu đến cùng vì một nước Việt Nam độc lập thống nhất.
Là cơ sở để Đảng ta nêu lên đường lối kháng chiến cho cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài.
II. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng :
“Toàn dân toàn diện trường kì tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”
- Kháng chiến toàn dân: là toàn dân kháng chiến trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt -> đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nên phải thực hiện toàn dân kháng chiến, phải có tổ chức giáo dục động viên nhân dân kháng chiến. Như vậy mới có lực lượng đánh lâu dài.
- Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt trận (kinh tế, chính trị, ngoại giao..) ta phải kháng chiến toàn diện vì chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến -> có kháng chiến toàn diện thì mới làm cho khẩu hiệu kháng chiến toàn dân có nội dung thực sự, có kháng chiến toàn dân mới phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân trong kháng chiến.
- Kháng chiến trường kì: Đây là chủ trương sáng suốt của Đảng dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào hoàn cảnh nước ta. Là sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc lấy yếu chống mạnh lấy ít địch nhiều ta kháng chiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 169,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)