Ôn HKII VL9
Chia sẻ bởi Võ Quốc Dũng |
Ngày 14/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Ôn HKII VL9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN THI HKII - MÔN: VẬT LÝ 9
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Điều kiên xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là: số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: 2 cách
- Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
- Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
Máy phát điện xoay chiều:
* Cấu tạo:
- Có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn
- Một trong 2 bộ phận đó quay gọi là rôto, bộ phận còn lại gọi là stato.
* Hoạt động:
Khi cho nam châm ( hoặc cuộn dây ) quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên nên trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: nhiệt, quang, từ
VD: - Tác dụng nhiệt: dòng điện xoay chiều qua đèn dây tóc
- Tác dụng quang: dòng điện xoay chiều qua bóng đèn bút thử điện
- Tác dụng từ: Rơle điện từ
- Dùng Ampe kế hoặc Vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC ( hay ~) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc Ampe kế và Vôn kế vào mạch điện xoay chiều thì không cần phân biệt chốt của chúng.
5. Truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây: Php = R.P2/ U2
Với: Php: công suất hao phí (W)
P: Công suất cần truyền tải (W)
R: Điện trở dây dẫn (Ω)
U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây ( V)
Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây vì Php tỉ lệ nghịch với U2
6. Máy biến thế
* Cấu tạo: (Xem hình 37.1 SGK trang 100): Gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau, cùng quấn quanh một lõi sắt có pha silic
* Hoạt động:
Khi đặt vào 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều chạy qua. Khi đó lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên nên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây thứ cấp cũng biến thiên. Do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
Lưu ý: không thể dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế.
* Hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: U1/ U2 = n1/n2
CHƯƠNG III. QUANG HỌC
7. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ r < góc tới i
- Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ r > góc tới i
- Khi góc tới i tăng ( giảm) thì góc khúc xạ r cũng tăng (giảm)
- Khi góc tới i = 00 ( tia tới vuông góc với mặt phân cách) thì góc khúc xạ r = 00: tia sáng không bị gãy khúc.
8. Thấu kính hội tụ:
* Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
* Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm F’
- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
a) Trường hợp 1: d > 2f
Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
b) Trường hợp 2: f < d< 2f
Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
c) Trường hợp 3: d = 2f
Ảnh thật, ngược chiều, bằng vật, cách thấu kính một khoảng d’ = 2f
d
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Điều kiên xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là: số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: 2 cách
- Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
- Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
Máy phát điện xoay chiều:
* Cấu tạo:
- Có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn
- Một trong 2 bộ phận đó quay gọi là rôto, bộ phận còn lại gọi là stato.
* Hoạt động:
Khi cho nam châm ( hoặc cuộn dây ) quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên nên trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: nhiệt, quang, từ
VD: - Tác dụng nhiệt: dòng điện xoay chiều qua đèn dây tóc
- Tác dụng quang: dòng điện xoay chiều qua bóng đèn bút thử điện
- Tác dụng từ: Rơle điện từ
- Dùng Ampe kế hoặc Vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC ( hay ~) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc Ampe kế và Vôn kế vào mạch điện xoay chiều thì không cần phân biệt chốt của chúng.
5. Truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây: Php = R.P2/ U2
Với: Php: công suất hao phí (W)
P: Công suất cần truyền tải (W)
R: Điện trở dây dẫn (Ω)
U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây ( V)
Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây vì Php tỉ lệ nghịch với U2
6. Máy biến thế
* Cấu tạo: (Xem hình 37.1 SGK trang 100): Gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau, cùng quấn quanh một lõi sắt có pha silic
* Hoạt động:
Khi đặt vào 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều chạy qua. Khi đó lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên nên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây thứ cấp cũng biến thiên. Do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
Lưu ý: không thể dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế.
* Hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: U1/ U2 = n1/n2
CHƯƠNG III. QUANG HỌC
7. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ r < góc tới i
- Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ r > góc tới i
- Khi góc tới i tăng ( giảm) thì góc khúc xạ r cũng tăng (giảm)
- Khi góc tới i = 00 ( tia tới vuông góc với mặt phân cách) thì góc khúc xạ r = 00: tia sáng không bị gãy khúc.
8. Thấu kính hội tụ:
* Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
* Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm F’
- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
a) Trường hợp 1: d > 2f
Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
b) Trường hợp 2: f < d< 2f
Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
c) Trường hợp 3: d = 2f
Ảnh thật, ngược chiều, bằng vật, cách thấu kính một khoảng d’ = 2f
d
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Quốc Dũng
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)