Ôn các đoạn trích Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Quản Trị Viên |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Ôn các đoạn trích Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRUYỆN KIỀU
- Nguyễn Du -
A. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM:
I. Nguồn gốc và sự sáng tạo:
* Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc: “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
* Nguyễn Du có sự sáng tạo lớn:
- Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật.
II. Giá trị tác phẩm:
1. Giá trị nội dung:
a) Giá trị hiện thực:
a1) Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
* Bọn quan lại:
- Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải.
- Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo.
* Thế lực hắc ám:
- Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh... là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
( Tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt xấu xa bỉ ổi của chúng.
a2) Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
- Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát.
- Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì bị đoạ đày, lưu lạc suốt 15 năm.
( Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đoạ đày.
b) Giá trị nhân đạo:
- Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đoạ đày “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Ông còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
- Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.
( Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
2) Giá trị nghệ thuật:
- Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du.
- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
- Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện, phản diện của Nguyễn Du chủ yếu qua bút pháp ước lệ và tả thực.
B. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ:
I. Nghệ thuật miêu tả:
1) Nghệ thuật tả người:
a) Nhân vật chính diện:
- Thuý Kiều, Thuý Vân là nhân vật chính diện, thuộc kiểu nhân vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Để khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người. Nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là tả để gợi.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả các chi tiết trên khuôn mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật liệt kê ( Thuý Vân xinh đẹp, thuỳ mị đoan trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tài và sắc.
+ Tác giả miêu tả khái quát: “sắc sảo mặn mà”.
+ Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt: vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn (hình ảnh ước lệ).
+ Dùng điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành” diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
+ Tài năng: phong phú đa dạng, đều đạt tới mức lý tưởng.
- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Và đằng sau
- Nguyễn Du -
A. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM:
I. Nguồn gốc và sự sáng tạo:
* Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc: “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
* Nguyễn Du có sự sáng tạo lớn:
- Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật.
II. Giá trị tác phẩm:
1. Giá trị nội dung:
a) Giá trị hiện thực:
a1) Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
* Bọn quan lại:
- Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải.
- Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo.
* Thế lực hắc ám:
- Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh... là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
( Tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt xấu xa bỉ ổi của chúng.
a2) Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ.
- Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát.
- Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì bị đoạ đày, lưu lạc suốt 15 năm.
( Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đoạ đày.
b) Giá trị nhân đạo:
- Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đoạ đày “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Ông còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
- Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.
( Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
2) Giá trị nghệ thuật:
- Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du.
- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
- Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện, phản diện của Nguyễn Du chủ yếu qua bút pháp ước lệ và tả thực.
B. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ:
I. Nghệ thuật miêu tả:
1) Nghệ thuật tả người:
a) Nhân vật chính diện:
- Thuý Kiều, Thuý Vân là nhân vật chính diện, thuộc kiểu nhân vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Để khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người. Nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là tả để gợi.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả các chi tiết trên khuôn mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật liệt kê ( Thuý Vân xinh đẹp, thuỳ mị đoan trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tài và sắc.
+ Tác giả miêu tả khái quát: “sắc sảo mặn mà”.
+ Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt: vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn (hình ảnh ước lệ).
+ Dùng điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành” diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
+ Tài năng: phong phú đa dạng, đều đạt tới mức lý tưởng.
- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Và đằng sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quản Trị Viên
Dung lượng: 61,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)