Olympic văn 8 2014-2015(PT)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Olympic văn 8 2014-2015(PT) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI ÔLIMPIC NGỮ VĂN 8
Năm học 2014 – 2015
Thời gian: 120 phút.
Câu 1 (4 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ Văn 8, tập hai).
Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ?
Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em qua đoạn thơ trên? Đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Câu 2(6 điểm): THẦN GIÓ VÀ THẦN MẶT TRỜI
Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!" Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra. Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.
(Theo “Hạt giống tâm hồn”).
Hãy trình bày suy nghĩ của em từ câu chuyện trên bằng bài văn ngắn?
Câu 3 (10 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “ Bé Hồng sống trong cay đắng, tủi cực, nhưng trong tâm hồn cậu bé luôn ẩn chứa một tình yêu thương mẹ mãnh liệt”.
Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
-------- --------- Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM.
CÂU
YÊU CẦU - NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Câu 1
(4 điểm).
a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm: (0,25 điểm).
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “ta”: (0,25 điểm).
+ Câu hỏi tu từ kết hợp với điệp từ “đâu những”:..(0,25 điểm).
+ Nhân hóa: Ta say mồi, ta ngắm, ta đợi, ta chiếm lấy... (0,25 điểm).
+ Ẩn dụ: Đêm vàng, ánh trăng, chiều lênh láng …(0,25 điểm).
Câu cảm thán: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (0,25 điểm).
Đoạn văn (2,5 điểm):
* Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đúng yêu cầu đoạn văn, sử dụng và chỉ ra câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả (Nếu, hễ, giá…thì…).
* Yêu cầu về kiến thức: (2,0 điểm):
- Khẳng định vị trí, khí phách ngang tàng, được làm chủ cuộc sống của một vị chúa tể sơn lâm, tạo sự rắn rỏi, hào hùng.
- Sự hoài niện về quá khứ, nhớ tiếc đến quặn thắt nỗi lòng, sự tìm kiếm vào hoang vắng xa xôi như một niềm oán than ngơ ngác của con hổ trước vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ.
- Giấc mơ khép lại bằng một tiếng than u uất. Đây cũng là nỗi lòng, là tiếng nói yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy, khao khát trở về với cuộc sống tự do.
Câu 2 :
(6 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Kiểu bài văn nghị luận ngắn, bố cục rõ ràng, mạch lạc. lập luận chặt chẽ, lôgíc. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, chú ý lỗi chính tả…
- Yêu cầu về kiến thức
Năm học 2014 – 2015
Thời gian: 120 phút.
Câu 1 (4 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ Văn 8, tập hai).
Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ?
Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em qua đoạn thơ trên? Đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Câu 2(6 điểm): THẦN GIÓ VÀ THẦN MẶT TRỜI
Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!" Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra. Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra.
(Theo “Hạt giống tâm hồn”).
Hãy trình bày suy nghĩ của em từ câu chuyện trên bằng bài văn ngắn?
Câu 3 (10 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “ Bé Hồng sống trong cay đắng, tủi cực, nhưng trong tâm hồn cậu bé luôn ẩn chứa một tình yêu thương mẹ mãnh liệt”.
Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
-------- --------- Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM.
CÂU
YÊU CẦU - NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Câu 1
(4 điểm).
a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm: (0,25 điểm).
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “ta”: (0,25 điểm).
+ Câu hỏi tu từ kết hợp với điệp từ “đâu những”:..(0,25 điểm).
+ Nhân hóa: Ta say mồi, ta ngắm, ta đợi, ta chiếm lấy... (0,25 điểm).
+ Ẩn dụ: Đêm vàng, ánh trăng, chiều lênh láng …(0,25 điểm).
Câu cảm thán: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (0,25 điểm).
Đoạn văn (2,5 điểm):
* Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đúng yêu cầu đoạn văn, sử dụng và chỉ ra câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả (Nếu, hễ, giá…thì…).
* Yêu cầu về kiến thức: (2,0 điểm):
- Khẳng định vị trí, khí phách ngang tàng, được làm chủ cuộc sống của một vị chúa tể sơn lâm, tạo sự rắn rỏi, hào hùng.
- Sự hoài niện về quá khứ, nhớ tiếc đến quặn thắt nỗi lòng, sự tìm kiếm vào hoang vắng xa xôi như một niềm oán than ngơ ngác của con hổ trước vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ.
- Giấc mơ khép lại bằng một tiếng than u uất. Đây cũng là nỗi lòng, là tiếng nói yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy, khao khát trở về với cuộc sống tự do.
Câu 2 :
(6 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Kiểu bài văn nghị luận ngắn, bố cục rõ ràng, mạch lạc. lập luận chặt chẽ, lôgíc. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, chú ý lỗi chính tả…
- Yêu cầu về kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 71,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)