Olympic văn 8 2014-2015(MH)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Olympic văn 8 2014-2015(MH) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
Trường THCS Mỹ Hưng Môn: Ngữ văn
Năm học 2014-2015 Thời gian 120 phút
Câu 1: 4 điểm: Cho hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Từ “nghe” trong câu thơ được hiểu như thế nào? Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ cho ta cảm nhận gì về hình ảnh con thuyền?
b. Đặt cạnh câu thơ: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh con thuyền ra khơi và hình ảnh con thuyền về bến?
Câu 2: 6 điểm
Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh”, còn Ét-mô-đô-đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
Suy nghĩ của em về vấn đề đó?
Câu 3: 10 điểm
Có ý kiến cho rằng: “Đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh là vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tức cảnh Pác Bó và bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên”.
--- Hết ---
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 8
Trường THCS Mỹ Hưng Môn: Ngữ văn
Năm học 2014-2015 Thời gian 120 phút
Câu 1:
a. Từ “nghe” trong câu thơ là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (0,5 điểm)
- Chỉ ra và phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ về “con thuyền”:
+ Ngoài nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả còn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa “con thuyền” – “im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe”. (0,5 điểm)
+ Cách cảm nhận tinh tế của tác giả, nhà thơ nhìn, nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm: “Con thuyền có cả một thế giới tâm hồn phong phú và tinh tế”. (0,5 điểm)
+ Con thuyền đang lắng sâu cảm xúc của mình về biển hay chính con người làng chài đang trải nghiệm tình yêu biển. (0,5 điểm)
b. Nêu được suy nghĩ của con thuyền khi ra khơi và khi về bến
- Khi ra khơi hình ảnh con thuyền toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa “rướn”, “thâu” góp gió, ẩn dụ “mảnh hồn làng” cho thấy con thuyền còn là biểu tượng của linh hồn làng chài. (0,75 điểm)
- Khi về bến con thuyền được nhân hóa như con người, đang say sưa, mệt mỏi, lắng nghe, cảm nhận hương vị của biển, tình yêu biển. (0,75 điểm)
- Nếu đặt 2 câu thơ cạnh nhau ta còn thấy nghệ thuật đối lập được sử dụng. (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Yêu cầu về kĩ năng: 1 điểm
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về lòng ghen tị. - Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: 5 điểm
- Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu rả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về lòng ghen tị.
- Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng ghen tị. (1 điểm)
+ Giải quyết vấn đề: (3 điểm)
• Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị. (1 điểm)
• Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh”. (1 điểm)
• Tác hại của lòng ghen tị “Đừng để cho con rắn
Trường THCS Mỹ Hưng Môn: Ngữ văn
Năm học 2014-2015 Thời gian 120 phút
Câu 1: 4 điểm: Cho hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Từ “nghe” trong câu thơ được hiểu như thế nào? Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ cho ta cảm nhận gì về hình ảnh con thuyền?
b. Đặt cạnh câu thơ: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh con thuyền ra khơi và hình ảnh con thuyền về bến?
Câu 2: 6 điểm
Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh”, còn Ét-mô-đô-đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
Suy nghĩ của em về vấn đề đó?
Câu 3: 10 điểm
Có ý kiến cho rằng: “Đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh là vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tức cảnh Pác Bó và bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên”.
--- Hết ---
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 8
Trường THCS Mỹ Hưng Môn: Ngữ văn
Năm học 2014-2015 Thời gian 120 phút
Câu 1:
a. Từ “nghe” trong câu thơ là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (0,5 điểm)
- Chỉ ra và phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ về “con thuyền”:
+ Ngoài nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả còn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa “con thuyền” – “im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe”. (0,5 điểm)
+ Cách cảm nhận tinh tế của tác giả, nhà thơ nhìn, nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm: “Con thuyền có cả một thế giới tâm hồn phong phú và tinh tế”. (0,5 điểm)
+ Con thuyền đang lắng sâu cảm xúc của mình về biển hay chính con người làng chài đang trải nghiệm tình yêu biển. (0,5 điểm)
b. Nêu được suy nghĩ của con thuyền khi ra khơi và khi về bến
- Khi ra khơi hình ảnh con thuyền toát lên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ. Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa “rướn”, “thâu” góp gió, ẩn dụ “mảnh hồn làng” cho thấy con thuyền còn là biểu tượng của linh hồn làng chài. (0,75 điểm)
- Khi về bến con thuyền được nhân hóa như con người, đang say sưa, mệt mỏi, lắng nghe, cảm nhận hương vị của biển, tình yêu biển. (0,75 điểm)
- Nếu đặt 2 câu thơ cạnh nhau ta còn thấy nghệ thuật đối lập được sử dụng. (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Yêu cầu về kĩ năng: 1 điểm
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về lòng ghen tị. - Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: 5 điểm
- Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu rả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về lòng ghen tị.
- Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng ghen tị. (1 điểm)
+ Giải quyết vấn đề: (3 điểm)
• Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị. (1 điểm)
• Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh”. (1 điểm)
• Tác hại của lòng ghen tị “Đừng để cho con rắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 50,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)