Olympic văn 8 2014-2015(CD)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Olympic văn 8 2014-2015(CD) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 4 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lắng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
(Nhớ rừng- Thế Lữ)
Câu 2. Đọc mẩu chuyện sau:
Người ăn xin.
Tuốc-ghê-nhép
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợt tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
-Cháu ơi! Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra:cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận một cái gì đó của ông".
Hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 3 ( 10 điểm):Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945,có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước
một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và
“ Quê hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn chấm thi olympic
Năm học 2014 - 2015
Môn thi : Ngữ văn lớp 8
Câu 1.
* Hình thức.
- Viết dưới dạng một bài văn ngắn hoặc đoạn văn cảm nhận diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn viết có cảm xúc, lời văn trong sáng, gợi cảm.( 0,5điểm)
* Nội dung cần đạt
- Giới thiệu được cảnh khu rừng được hiện lên gợi nhớ đến dĩ vãng ở đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. ( Trích dẫn). ( 0.25 điểm).
- Chỉ ra được biện phép tu từ được dùng trong đoạn thơ là phép tu từ điệp ngữ: từ “đâu những” và “ta” đều được lặp lại 5 lần; bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng; câu hỏi tu từ. ( 0.5 điểm).
- Phân tích tác dụng:
+ Từ “đâu những” được lặp lại ở đầu câu thơ biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ về một thời quá khứ. ( 0.25 điểm).
Điệp từ ta: thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thưở “ vùng vẫy kỉ niệm xưa”. ( 0.25 điểm).
+ Câu hỏi tu từ xuất hiện nối tiếp trong năm câu tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt. ( 0.25 điểm).
- Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng tạo nên một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăn, ngày mưa, bình minh, chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, lênh láng máu sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ tiếc nuối một thời oanh liệt xa xưa với dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi thì giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm trời đất thay đổi sau mưa bão; khi lại như một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó chính là nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ ( 1,25 điểm).
- Mảnh mặt trời là một
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 4 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lắng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
(Nhớ rừng- Thế Lữ)
Câu 2. Đọc mẩu chuyện sau:
Người ăn xin.
Tuốc-ghê-nhép
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợt tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
-Cháu ơi! Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra:cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận một cái gì đó của ông".
Hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 3 ( 10 điểm):Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945,có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước
một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và
“ Quê hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn chấm thi olympic
Năm học 2014 - 2015
Môn thi : Ngữ văn lớp 8
Câu 1.
* Hình thức.
- Viết dưới dạng một bài văn ngắn hoặc đoạn văn cảm nhận diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn viết có cảm xúc, lời văn trong sáng, gợi cảm.( 0,5điểm)
* Nội dung cần đạt
- Giới thiệu được cảnh khu rừng được hiện lên gợi nhớ đến dĩ vãng ở đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. ( Trích dẫn). ( 0.25 điểm).
- Chỉ ra được biện phép tu từ được dùng trong đoạn thơ là phép tu từ điệp ngữ: từ “đâu những” và “ta” đều được lặp lại 5 lần; bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng; câu hỏi tu từ. ( 0.5 điểm).
- Phân tích tác dụng:
+ Từ “đâu những” được lặp lại ở đầu câu thơ biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ về một thời quá khứ. ( 0.25 điểm).
Điệp từ ta: thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thưở “ vùng vẫy kỉ niệm xưa”. ( 0.25 điểm).
+ Câu hỏi tu từ xuất hiện nối tiếp trong năm câu tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt. ( 0.25 điểm).
- Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng tạo nên một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăn, ngày mưa, bình minh, chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, lênh láng máu sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ tiếc nuối một thời oanh liệt xa xưa với dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi thì giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm trời đất thay đổi sau mưa bão; khi lại như một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó chính là nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ ( 1,25 điểm).
- Mảnh mặt trời là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 63,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)