Olympic lý 8 2014-2015(TH)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Olympic lý 8 2014-2015(TH) thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI

ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI OLIMPIC MÔN VẬT LÝ – LỚP 8
NĂM HỌC 2014-2015
THỜI GIAN LÀM BÀI 120 PHÚT

BÀI I (6 ĐIỂM)
Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph.
a/Tính khoảng cách AB, biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1 = 18km/h; khi ngược dòng là v2 = 12km/h.
b/ trước khi thuyền khởi hành t3 = 30ph, có một chiếc bè trôi theo dòng nước qua A. Tìm thời điểm các lần thuyền và bè gặp nhau; khoảng cách từ nơi gặp đến A?
BÀI 2 (5 ĐIỂM)
Hai quả cầu đặc có thể tích mỗi quả là V = 100 cm3, được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn trong nước (hình vẽ). Khối lượng quả cầu bên dưới gấp 4 lần khối lượng quả cầu bên trên. Khi cân bằng thì ½ thể tích quả cầu bên trên bị ngập trong nước. Hãy tính:
1/ Khối lượng riêng của các quả cầu.
2/ lực căng sợi dây.
Khối lượng riêng của nước là Dn = 1000 kg/m3

/

BÀI 3 (4 ĐIỂM)
Một xe ô tô đi lên một cái dốc có độ cao 20 m dài 200m với vận tốc 18 km/h. Biết khối lượng của cả xe và hàng là 20 tấn với vận tốc đều là 18 km/h.
1/ Tính lực kéo và công suất của đông cơ ô tô khi đó . Nếu coi lực ma sát là không đáng kể.
2/ Thực tế do có lực ma sát nên hiệu suất của xe khi lên dốc là H = 80%.Tính lực ma sát ?
3/ Nêu đi hêt dốc đó xe chạy trên đương băng với công suất của ô tô như khi lên dốc thì lúc đó xe chạy với vận tốc bao nhiêu. Coi lực ma sát với hai đoạn đường là như nhau
BAI 4(5 ĐIỂM)
Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa 200 ml nước ở nhiệt độ t0=100C. Để có 200ml nước ở nhiệt độ cao hơn 400C, người ta dùng một cốc đổ 50ml nước ở nhiệt độ 600C vào bình rồi sau khi cân bằng nhiệt lại múc ra từ bình 50ml nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc, bình và môi trường ngoài. Hỏi sau tối thiểu bao nhiêu lượt đổ thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng sẽ cao hơn 400C ? (Một lượt đổ gồm một lần đổ nước vào và một lần đổ nước ra)
-HẾT-

ĐÁP ÁN
CÂU 1 (6 đ)
Goi vận tốc thuyền xuôi dòng là v1 vận tốc khi ngược dòng là v2 quãng đường AB là s ta có
SAB/18 + sAB/12 = 2,5 (0,5 đ) /
SAB = 18 km (0,5 đ)
Vân tốc dòng nước
V0 = ( v1 –v2 ) : 2
V0 = (18 -12): 2 = 3 (km/h) (0,5 đ)
Khi thuyền rời bên A bè cách A SAC = v0.t3 =3.0,5 = 1,5 km (0,5 đ)
Thuyền bè gặp nhau lần 1
T 1 = 1,5: (18-3) = 0,1h (0,5 đ)
Vị trí đó cách A là SAD = T1 . v1 = 0,1 .18 = 1,8 (km) (0,5 đ)
Thuyên đi từ A đến B sau T giờ
T = SAB/v1 = 18/18 = 1(h) từ lúc thuyền xuất phát (0,25 đ)
Lúc đó bè đi được đoạn cách A
SAE = V0 ( T + t3) = 3 (1 + 0,5) = 4,5( km) ( 0,25 đ)
Như vậy bè cách B đoạn dài AB – AE = 18 - 4,5 = 13,5 km (025 đ)
Khi thuyền quay trở lại gặp bè chúng đi ngược chiều. Gọi thời gian thuyền từ B quay lại gặp bè tại F là T2
T2 .v0 + T2 . v1 = SBE (0,5 đ)
T2 = SBE : (v0 + v2) = 13,5 : ( 3 +12) = 0,9 ( h) (0,5 đ)
SBF = v2.T2 = 12.0,9 = 10,8 (km) (0,25 đ)
SAF = SAB – SBF = 18 – 10,8 = 7,2 (km) (0,5 đ)
Thời gian gặp lần 2 là t
t = T + T2 = 1 + 0,9 = 1,9(h) = 1h54 p từ lúc thuyền xuất phát (0,5 đ)
CÂU 2 (5 đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 47,76KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)