NV 9
Chia sẻ bởi Võ Đình Đãi |
Ngày 12/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: NV 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI - Năm học: 2009 - 2010
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
Câu 1: - Chép lại khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
- Theo em, vì sao nhà thơ Nguyễn Duy lại “giật mình” khi nhìn “ánh trăng im phăng phắc” ?
Câu 2: Truyện ngắn ‘Làng” của Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào ? Nêu ý nghĩa tác dụng của tình huống đó.
Câu 3: Chọn một trong hai câu văn sau làm câu chủ đề để viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ (“Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật).
a) Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
b) Hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
…………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI - Năm học: 2009 - 2010
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
Câu 1: (2,5 điểm) Yêu cầu:
- Chép lại đúng khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình. (1 điểm)
- Có thể nêu một số ý để giải thích lí do “giật mình” của nhà thơ khi nhìn “ánh trăng im phăng phắc” như sau:
+ Ân hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ, những ngày gian nan mà hào hùng, đầy tình nghĩa…
+ Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình, hạnh phúc hôm nay.
+ Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân vì đã có mới nới cũ, có trăng quên đèn.
+ Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình mà mình lại có lúc quên trăng, giật mình vì trăng bao dung, nhân hậu, vẫn nguyên vẹn nghĩa tình mà mình là kẻ vô tình, bội nghĩa; giật mình vì có lúc quên bè bạn, quên quá khứ,…
(1,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm) Yêu cầu:
- Nêu được tình huống của truyện: Truyện “Làng” của Kim Lân đã xây dựng một tình huống gay cấn, căng thẳng là chính ông Hai nghe được cái tin bất ngờ làng ông theo giặc lập tề, từ miệng những người tản cư qua vùng ông. (1 điểm)
- Nêu được ý nghĩa tác dụng: Tình huống đó làm bộc lộ sâu sắc diễn biến tâm trạng và tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, nhất là khi đặt tác phẩm vào thời kì đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm) Yêu cầu:
Viết đoạn văn có dùng câu văn cho sẵn làm câu chủ đề theo cách diễn dịch hay qui nạp tuỳ ý, nhưng phải rõ ràng, mạch lạc, tập trung xoay quanh chủ đề của đoạn.
Đoạn văn cần nêu được ý cơ bản như sau:
+ Người lính nông dân nghèo, chân chất trong bài “Đồng chí” đoàn kết, thương yêu, gắn bó, chia bùi sẻ ngọt với đồng đội bởi cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chung cảnh ngộ, cùng chung nhiệm vụ, đặc biệt là cùng chung lí tưởng chiến đấu trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp,…
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, tinh nghịch vượt qua mưa bom, bão đạn của giặc Mỹ, vượt qua hàng vạn cây số, lái an toàn hàng nghìn chuyến xe chở quân, chở đạn, chở gạo ra tiền tuyến. Trên những chiếc xe không kính, trong xe có những trái tim yêu nước luôn hướng về miền Nam phía trước, miền Nam ruột thịt,…
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI - Năm học: 2009 – 2010
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng
cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Ánh trăng (Nguyễn Duy)
1
2,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Đình Đãi
Dung lượng: 50,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)