Noi dung tap huan toan 4

Chia sẻ bởi Đoàn Phước Linh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: noi dung tap huan toan 4 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

DỰ ÁN BẠN HỮU TRẺ EM
HỢP PHẦN GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO

NỘI DUNG TẬP HUẤN

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
TÍCH CỰC, LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM
MÔN TOÁN LỚP BỐN

Đồng Tháp, 9/2009
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN
Giai đoạn ở lớp 1, 2, 3:
Chủ yếu dựa vào phương tiện trực quan ; các hình thức tổ chức hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn, nói chung chỉ đề cập đến những nội dung có tính tổng thể, gắn bó với kinh nghiệm đời sống của trẻ em từng vùng, sớm hình thành và rèn luyện kĩ năng tính, đo lường, giải toán và sử dụng các dụng cụ vẽ hình học, thông qua các kĩ năng đó giúp HS nắm vững hơn các kiến thức toán học.
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN
Giai đoạn ở lớp 4 , 5
Dựa vào kinh nghiệm đời sống của trẻ em, đồng thời dựa vào những kiến thức, kĩ năng đã hình thành ở các lớp 1 , 2 , 3, để sử dụng đúng mức các phương tiện trực quan và các hình thức học tập có tính chủ động, sáng tạo hơn để giúp HS làm quen với các nội dung có tính khái quát, cơ sở lí luận hơn, tăng cường việc vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và đời sống.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
I. Số học
a) Số tự nhiên, các phép tính với số tự nhiên
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu ; biết so sánh các số có đến sáu chữ số , biết sắp xếp bốn số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên:
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
+Nếu thêm 1 vào một STN thì được STN liền sau nó, bớt 1 ở một STN (khác 0) thì được STN liền trước nó.
+Nếu số 0 là STN bé nhất, không có STN lớn nhất (dãy STN kéo dài mãi).

- Nhận biết được các hàng trong mỗi lớp , biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng và phép trừ các số có đến sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các STN trong thực hành tính ; biết cộng ; trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn (dạng đơn giản).

- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số , tích có không quá sáu chữ số ; bước đầu biết
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
Sử dụng tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong thực hành tính ; biết đặt tính và thực hiện phép chia các số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số , thương có không quá ba chữ số ; biết nhân nhẩm với 10 ; 100 ; 1000 ; chia nhẩm cho 10 ; 100 ; 1000.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 trong một số tình huống đơn giản.

Nhận biết và tính được giá trị của các biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ (trong trường hợp đơn giản).

Câu hỏi về mạch Số học
1. Tại sao Toán 4 có nội dung dạy học về dấu hiệu chia hết ?
2. Tại sao dạy học dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 rồi mới dạy học dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 ?
3. Dạy về “biểu thức có chứa chữ” thường gồm mấy bước ?
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
b) Phân số , các phép tính về phân số

- Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số ; biết đọc , viết các phân số có tử số và mẫu số không quá 100 ; nhận biết được tính chất cơ bản của phân số ; nhận ra phân số bằng nhau; biết cách sử dụng dấu hiệu chia hết khi rút gọn một phân số để được phân số tối giản ; biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số , khác mẫu số ; biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Biết thực hiện phép cộng , phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng MS (trường hợp đơn giản , mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100 , cộng một phân số với một số tự nhiên , một số tự nhiên trừ đi một phân số , một phân số trừ đi một số tự nhiên.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số , nhân phân số với số tự nhiên (mẫu số của tích không quá 100).
- Biết thực hiện chia phân số cho phân số (bằng cách nhân phân số thứ nhất với phân số thứ hai “đảo ngược”) , biết thực hiện chia phân số cho khác 0.
- Biết tính giá trị của biểu thức các phân số không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản theo các quy tắc như đối với số tự nhiên.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính (như đối với số tự nhiên).
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
3) Tỉ số
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Bước đầu biết về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
4) Một số yếu tố thống kê
- Thực hành phân tích “Bảng thống kê đơn giản”
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết nhận xét một số thông tin đơn giản trên biểu đồ cột.
Câu hỏi về yếu tố thống kê
1. Nêu qui trình dạy học về “Biểu đồ ” ?
trang 28-Toán 4)
PPDH về “Biểu đồ tranh”
HĐ1: Làm quen với “Biểu đồ tranh”
+Tên biểu đồ: chính là nội dung mà biểu đồ thể hiện.
+ Ý nghĩa của các hình vẽ hoặc kí hiệu tượng trưng (dựa vào chú thích cho trên biểu đồ (bài 2 trang 29-Toán 4)
HĐ2: HD học sinh đọc biểu đồ
+Nhìn vào cột bên trái của biểu đồ, hãy kể tên các đối tượng thống kê được nêu trong biểu đồ (tên các gia đình; tên các lớp; các thời điểm thu hoạch thóc).
+Căn cứ vào MĐ và ND thống kê, đếm số hình vẽ hoặc kí hiệu tương ứng ở cột bên phải (bài 1 trang 29 – Toán 4: Nhìn vào biểu đồ em hãy cho biết số môn thể thao khối lớp 4 tham gia).
HĐ3: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh.
+Đọc số liệu biểu diễn ở cột bên phải, thực hiện tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết cho các câu hỏi nêu trong bài.
+Phân tích thông tin cho trên biểu đồ.
PPDH về “Biểu đồ cột”
HĐ1: Làm quen với “Biểu đồ cột”
+Tên biểu đồ: chính là nội dung mà biểu đồ thể hiện.
+ Hàng dưới của biểu đồ là các đối tượng thống kê được nêu trong biểu đồ.(tên các lớp, cá nhân hay thời điểm, thời gian,..)
+ Các cột của biểu đồ và độ cao của mỗi cột biểu thị số đo đại lượng thống kê.
HĐ2: HD học sinh đọc biểu đồ
VD: Nhìn vào biểu đồ em hãy cho biết số chuột đã diệt được ở mỗi thôn?
* Phân tích thông tin cho trên biểu đồ.
HĐ3: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ.
+ Đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột.
+ Tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết.
CÁC KĨ THUẬT CẦN ĐẠT KHI HỌC TOÁN 4
-Bảng SL -Diện tích
-Biểu đồ -Khối lượng
-Bản đồ -Hình hình học -Độ dài
-Hình vẽ -Đoạn thẳng -Đoạn thẳng -Thời gian
-Số tự nhiên
ĐỌC
CHỈ RA
NỐI CÁC ĐIỂM
ĐO
ĐẾM
CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
CỦA HỌC SINH
T
ÌM
Thêm 1-
cách (theo nhóm)
-Thành phần chưa biết
-Giá trị PS
Tổng – hiệu
-2 số: Tổng – tỉ
Hiệu – tỉ
VIẾT
TÔ MÀU
CẮT, GHÉP HÌNH
VẼ
-Đoạn thẳng Vuông góc
-Hai đường thẳng Song song
-Biểu đồ Vuông, CN
-Hình Tam giác, thoi
Đoạn thẳng
-Sơ đồ P.học tỉ lệ)
-Biểu đồ
-Xếp hình
-Dán hình
+Hình vuông, CN
+Tam giác
+Hình tròn
+Hình thoi
-Hình vẽ
+Phân số
+Hình học
-Số tự nhiên
-Tỉ số
-Số chia hết cho 2,5, 3, 9
-Phân số, mẫu số, tử số
-Đơn vị đo
-Tên điểm, góc
NỘI DUNG CƠ BẢN TOÁN 4
CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ

HÀNG
LỚP
ĐỌC VIẾT
SO SÁNH
XẾP
THỨ TỰ
+ - X :
Nhân với số có 2 , 3 chữ số
Chia cho số có 1 , 2 , 3 chữ số
Tính chất : Giao hoán-Kết hợp
BIỂU ĐỒ
Ôn tập các số đến 100000
SỐ
NHÂN MỘT SỐ VỚI :
Một tổng – một hiệu
1 số cho 1 tích
CHIA 1 tổng cho 1 số
1 tích cho 1 số
Tính giá trị của biểu thức
- 3 dấu phép tinh
- Chia 1 -> 3 chữ số
Biểu thức có PS và có 2 dấu phép tính
PHÂN SỐ
Đọc Tính chất
Rút gọn Viết cơ bản
Quy đồng + - x :
So sánh
Dấu hiệu chia hết 2, 5, 3, 9
Tính nhẩm - Bảng tính
Nhân, chia 10, 100, 1000, 11
DẠY VỀ HÀNG – LỚP
HUY ĐỘNG KINH NGHIỆM VÀ
KIẾN THỨC CÁC
LỚP TRƯỚC
GIỚI THIỆU LỚP
(Hình thành)
TRỰC QUAN
(Bảng, lớp, hàng)
PHÂN TÍCH
LỚP - HÀNG
LUYỆN TẬP
THỰC HÀNH
DẠY VỀ HÀNG – LỚP
DẠY VỀ CÁC PHÉP TÍNH
CỘNG – TRỪ
NÊU PHÉP TÍNH
VẬN DỤNG
KĨ THUẬT

Đặt Tính
tính
THỰC HIỆN
ĐỐI CHIẾU SÁCH GK KĨ THUẬT- KẾT QUẢ
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 (3) CHỮ SỐ
ĐẶT
VẤN
ĐỀ
ĐẶT TÍNH TÍNH
(Kĩ thuật tính)
ĐỐI CHIẾU SÁCH GK
KĨ THUẬT KẾT QUẢ
LUYỆN TẬP
*Huy động kiến thức, kĩ năng đã có
*Chú ý thứ tự nhân
*Giải thích rõ ý nghĩa các tích riêng
NHÂN
*Với số có 1 chữ số
*Với số tròn chục
*1 số với 1 tổng
NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 (3) CHỮ SỐ
CHIA VỚI SỐ CÓ 2 (3) CHỮ SỐ
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐẶT TÍNH TÍNH
(Kĩ thuật chia)
LUYỆN TẬP DẦN CÁC TRƯỜNG HỢP
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
*Huy động kiến thức, kĩ năng.
*Bắt 2 (3) chữ số để đủ chia.
*Có thể :
+Quy về chia cho số có 1 chữ số
+Quan hệ nhân chia.
CHIA
*Chia số có 1 chữ số
*2 số có tận cùng bằng chữ số 0
CHIA VỚI SỐ CÓ 2 (3) CHỮ SỐ
DẠY BIỂU THỨC CÓ CHỨA CHỮ
1 chữ
2 chữ
3 chữ
GIỚI THIỆU BIỂU THỨC CÓ CHỨA 2 (3CHỮ)
LẬP BIỂU THỨC
TÌNH HUỐNG BÀI TOÁN
TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
BIỂU THỨC CHỨA CHỮ
ĐỌC GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC VỚI TỪNG GIÁ TRỊ MỖI CHỮ
SỐ
CHỮ
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
ÔN CÁCH TÍNH Ở CÁC LỚP TRƯỚC
TÍNH - SO SÁNH KẾT QUẢ - NHẬN XÉT
NẮM QUI TRÌNH TÍNH
HỌC SINH TỰ LÀM BÀI
CHỮA BÀI
DẠY VỀ PHÂN SỐ
HÌNH ẢNH MỞ RỘNG VẬT THẬT
KHAI THÁC SÁCH GK
GIỚI THIỆU PHÂN SỐ
ĐỌC
VIẾT
GIỚI THIỆU TỬ SỐ-MẪU SỐ
Lưu ý :
+ Lấy phân số nhỏ làm trực quan. Không lấy ví dụ là phân số không thực (ở những lần đầu)
+ Hiểu ý nghĩa : tử số, mẫu số.
+ Lệnh : rút gọn tức là rút gọn đến tối giản.
+ Chưa giới thiệu ƯCLN và MCNN.
+Quy đồng : - Hai mẫu số nhân nhau Vẫn cho điểm
- Cách khác ( … ) tối đa
+ Khi dạy chia phân số cho phân số : - Công nhận quy tắc – Giới thiệu PS đảo ngược – Không giải thích vì sao phải nhân đảo ngược

CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
II. Đại lượng và đo đại lượng
- Biết yến , tạ , tấn , đề-ca-gam , héc-tô-gam là các đơn vị đo khối lượng ; biết đọc , viết các đơn vị đo khối lượng theo những đơn vị đo đã học ; biết tên gọi , kí hiệu ,mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng ; biết chuyển đổi số đo khối lượng ; biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng ; biết ước lượng khối lượng của một vật trong trường hợp đơn giản.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
- Biết đề-xi-mét vuông , mét vuông , ki-lô-mét vuông là những đơn vị đo diện tích ; biết đọc , viết các số đo diện tích theo những đơn vị đã học ; biết mối quan hệ giữa đề-xi-mét vuông với xăng-ti-mét vuông , đề-xi-mét vuông với mét vuông , kí-lô-mét vuông với mét vuông ; biết chuyển đổi số đo diện tích ; biết thực hiện các phép tính với đơn vị đo đã học; biết ước lượng số đo diện tích trong trường hợp đơn giản.


- Biết các đơn vị đo thời gian ; giây , thế kỉ ; biết mối quan hệ giữa phút và giây , thế kỉ và năm ; biết chuyển đổi số đo thời gian : giây , thế kỉ , biết mối quan hệ giũa phút và giây , thế kỉ và na9m ; biết chuyển đổi số đo thời gian ; biết thực hiện các phép tính với các số đo thời gian (có một tên đơn vị) ; biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
Câu hỏi về “Đại lượng và đo đại lượng”
1. Nêu những khó khăn và sai lầm mà HS có thể gặp phải trong quá trình học về “Đại lượng và đo đại lượng” ở lớp 4 ?

2. Nêu những dạng bài tập cơ bản về “ Chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng ”? (Nêu các dang bài tập cơ bản)

3. Có nên cho học sinh liên hệ Bảng đơn vị đo khối lượng với Bảng đơn vị đo độ dài không ?
“ Chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng ”
Có hai dang bài tập cơ bản về chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng.
Dạng 1 : Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo (đổi từ danh số đơn sang danh số đơn).
- Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé:
VD : 5 tạ … yến.
Ta có: 5 tạ = 1tạ x 5 =10yến x 5 =50 yến. Viết 50 vào chỗ chấm

- Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn :
VD : 30 yến= … tạ ; 1000kg=… tấn ; 4000kg=…tấn
Dạng bài này, khi làm dựa vào cách chia nhẩm số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000. Chẳng hạn, HS thực hiện phép chia nhẩm: 30 : 10 = 3, rồi trả lời 30 yến = 3tạ
Dạng 2 : Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị đo (đổi từ danh số phức hợp sang danh số đơn).

VD1 : 3 tấn 5kg = …kg
Hoc sinh tách tổng, sử dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo và tính toán để có: 3 tấn 5kg = 3 tấn + 5kg = 3000kg + 5kg = 3005kg. Vậy 3 tấn 5kg = 3005kg.
Có thể hướng dẫn HS viết và nhẩm:
3 tấn 0 tạ 0 yến 5kg để được ; 3 tấn 5kg = 3005kg.

VD2 : 3 giờ 15 phút = … phút.
Ta có: 3 giờ 15 phút = 3giờ + 15 phút = 180 phút + 15phút
= 195 phút. Vậy 3 giờ 15 phút = 195 phút.
DẠY VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG
DIỆN TÍCH – KHỐI LƯỢNG
Hình thành biểu tượng
- Mô hình – Hình ảnh – Vật thật
Viết, đọc đúng tên
Quan hệ giữa các đơn vị ( tập chuyển đổi )
THỜI GIAN
GIỚI THIỆU
+ Quan sát dịch chuyển kim đồng hồ → giây.
+ Số ngày trong năm. + Trục, mốc thời gian
+ Liên hệ thực tế.
+ Quan hệ giữa các đơn vị - chuyển đổi.
+ Ứng dụng trong cuộc sống.
III. Các yếu tố hình học
- Nhận biết được góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt , hai đường thẳng vuông góc , hai đường thẳng song song ; biết vẽ hai đường thẳng vuông góc , hai đường thẳng song song (bằng thước thẳng và ê ke) ; biết vẽ đường cao của một hình tam giác.
- Nhận biết được hình bình hành , hình thoi và một số đặc điểm của nó ; biết cách tính chu vi và diện tích của hình bình hành , hình thoi.
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
DẠY VỀ HÌNH HỌC
DẠY HỌC VỀ KHÁI NIỆM BIỂU TƯỢNG HÌNH HỌC
PHÁT TRIỂN TƯ DUY
Hình chữ nhật
Góc vuông
Giới thiệu đường thẳng song song
Quan sát liên hệ thực tế nhận biết → khắc sâu
Giới thiệu góc nhọn, tù, bẹt
TƯỞNG TƯỢNG
PHÂN TÍCH
TỔNG HỢP
TẠO HÌNH
DẠY HỌC VỀ LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
Trực tiếp thực hành
Rèn kĩ năng sử dụng
*Êke *Thước
Góc
VẼ Hai đường thẳng
+Song song
+Vuông góc
Đường cao tam giác
CẮT GHÉP
Quan hệ :
HCN – HV
-HCN - HBH
Nên định hướng
Tránh áp đặt
Công thức tính
S
Hình chữ nhật
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TOÁN 4
IV. Giải toán có lời văn

Biết giải và trình bày lời giải các bài toán có đến ba bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng ; Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó ; Tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó ; Tìm phân số của một số.
DẠY VỀ TOÁN CÓ LỜI VĂN
LỜI VĂN
TÓM TẮT
*Xác định yêu cầu
+Đọc, nắm Cho
Tìm
+Tóm tắt Lời
Sơ đồ
* Lời
* Sơ đồ
* Đặt bài toán
PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP
THIẾT LẬP TRÌNH TỰ GIẢI
TRÌNH BÀY BÀI GIẢI
TÌM CÁCH GIẢI KHÁC (Thử lại)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GIẢI THÍCH CÁCH LÀM
Câu hỏi
1. Khi dạy học “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” cần lưu ý điều gì?
2. Cấu trúc của một bài toán gồm có mấy phần ?
Phương pháp dạy các loại bài
1.Bài luyện tập
Thông thường là qua một số câu hỏi hoặc lệnh làm việc, cho HS nhắc lại các kiến thức vừa học, sau đó cho làm một số bài tập thực hành.
Chú ý :
- Không nên tham lam cho làm quá nhiều bài tập.
- Cần cho làm nhiều BT khác nhau, đòi hỏi vận dụng tổng hợp và linh hoạt cho các kiến thức đã học.
- Cần chú ý qua LT mà nắm chắc kết quả học tập của HS: bổ sung, sửa chữa kịp thời các thiếu sót, rèn luyện PP suy nghĩ.
- Cần chú ý thay đổi hình thức hoạt đông để tiết học đỡ đơn điện và động viên HS bằng những hình thức thích hợp.
2. Bài ôn tập

Thông thường là qua một hệ thống câu hỏi và BT đã được sắp xếp theo những vấn đề chủ yếu cần ôn tập, hệ thông hóa; giúp HS nhớ lại một cách có hệ thống những KT, KN đó, nắm chắc những đặc điểm và tính chất cơ bản nhất của hệ thống kiến thức đó, bổ sung những điều cần thiết để giúp trẻ nhận thức vấn đề sâu sắc hơn, khái quát hơn. Nhờ đó mà góp phần phát triển năng lực trí tuệ của các em, chuẩn bị cho việc học các kiến thức cao hơn.
3. Bài luyện tập chung
- Cho HS trả lời câu hỏi và làm một bổ sung BT đã được thiết kế để giúp các em nhớ lại kiến thức và rèn luyện thêm về các kĩ năng để hình thành kĩ xảo.

- Giáo viên gợi ý để giúp HS phát hiện ra mối liên quan, sự giống nhau, sự khác nhau giữa các kiến thức đã học. Sau đó GV tổng kết lại rõ ràng, mạch lạc.
Thực hành lập kế hoạch bài dạy
1. Phép cộng ( trang 38-SGK Toán 4 )
2. Luyện tập phép cộng và phép trừ
( trang 40-SGK Toán 4 )
3. Biểu thức có chứa hai chữ
( trang 41-SGK Toán 4 )
4. Tính chất giao hoán của phép cộng
( trang 42-SGK Toán 4 )
5. Tính chất kết hợp của phép cộng
( trang 38-SGK Toán 4 )


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Phước Linh
Dung lượng: 256,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)