Noi dung on tap HKII

Chia sẻ bởi Hồ Thành Nam | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: noi dung on tap HKII thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII
Môn Lí : 7
------o0o------
Bài 17 : Sự nhiễm điện do cọ xát
-Những vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện.
-Những vật có tính chất trên gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
-Nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
Bài tập ứng dụng :
1/Dùng mảnh vải khô để cọ sát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
a/Một ống bằng gỗ. b/Một ống bằng giấy.
c/Một ống bằng thép. d/Một ống bằng nhựa.
2/Nhận nào dưới đây là đúng? Nhiều vật sau khi cọ sát thì :
a/Có khả năng đẩy các vật khác. b/Thước nhựa sau khi cọ sát có khả năng hút các vật khác
c/Sau khi được cọ sát,nhiều vật có khả năng hút các vật khác.
d/Mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ sát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy.
3/Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ sát thực hiện dễ thành công?
a/Trời nắng. b/Hanh khô,rất ít hơi nước trong không khí.
c/Gío mạnh. d/Không mưa, không nắng.
4/Nhiều chất ở thể ……………….cũng có khả năng nhiễm điện.
a/Khí. b/Lỏng. c/Rắn. d/a,b,c đều đúng.
5/Trong một số ngành sản xuất ,nhều khi người ta nhìn thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
a)Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát. b) Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
c)Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên. d)Do cọ xát mạnh.
6/Dùng hai thước nhựa A và B cọ xát vào mảnh len. Sau đó để cho hai đầu thước nhựa A và B lại gần nhau ta thấy được hiện tượng gì xảy ra?
________________________________________________________________________________________
Bài18 : Hai loại điện tích.
-Có hai loại điện tích. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau và khác loại thì hút nhau.
-Điện tích của thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương; điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm
-Nguyên tử cấu tạo gồm 2 phần : hạt nhân mang điện dương nằm ở tâm, còn electron mang điện âm ở xung quanh hạt nhân.
-Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron , nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Bài tập ứng dụng :
1/Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì :
a/Đẩy nhau. b/Hút nhau.
c/Không đẩy, không hút. d/Vừa đẩy, vừa hút.
2/Cọ sát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ sát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thuỷ tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì :
a/Thanh thuỷ tinh hút mảnh pôliêtilen. b/Chúng hút lẫn nhau.
c/Chúng đẩy nhau. d/ Vừa đẩy, vừa hút.
3/Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
a/Nguyên tử có mọt hạt nhân và các hạt electron.
b/Hạt nhân mang điện tích dương,nằm ở tâm nguyên tử,các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
c/Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện
d/Cả a,b,c đều đúng.
4/Khi chảy tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:
a/ Chúng hút lẫn nhau.
b/Êlectron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc.
c/Một số electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa elecron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương.
d/Lược nhựa thừa electron,còn tóc thiếu electron.
5/Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau: a)Nguyên tử gồm hạt nhân mang …………………………………………….và các electron chuyển động xung quanh hạt nhân mang………………………………………………………
b)Có ……………… loại điện tích.Các vật mang điện tích ………………..loại thì…………………………….,mang điện tích………………..thì ………………………………nhau.
6/Trong các cơn giông, ta không nên tránh mưa dưới những cây cao, tại sao?
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Bài 19: Dòng điện – nguồn điện.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Nguồn điện gồm hai cực, nguồn điện thường dùng là pin và acquy.
-Dòng điện chạy trong mạch kín gồm các thiết bị điện nối liền với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thành Nam
Dung lượng: 73,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)