NLXH ĐỘC
Chia sẻ bởi Vũ Quỳnh Thư |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: NLXH ĐỘC thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
BÀN VỀ THẲNG THẮN, THẬT THÀ
Một con người giàu đức độ, tài năng, ắt có nhiều phẩm chất cao quý, bao đức tính tốt đẹp. Muốn trở thành một con người chân chính, ai cũng phải không ngừng tu dưỡng đạo đức. Trong những đức tính cần có, cần tu dưỡng là tính thẳng thắn, tính thật thà.
Thế nào là thẳng thắn, thật thà.Thẳng thắn có nghĩa là trong lời nói, cử chỉ, hành động, không quanh co. không giấu giếm, có sao nói vậy, làm được bao nhiêu nói bấy nhiêu.Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối.không giả tạo. Không tham lam của cải của người khác, không tắt mắt của cải của ai mới là con người thật thà. Vừa ngay thẳng, thẳng thắn, vừa thật thà thì mới gọi là trung thực.Ngày xưa, người quân tử thể hiện tính trung thực trong lập ngôn, lập đức, lập công. Ngày nay cán bộ sống và làm việc với tinh thần trung thực, để phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc. Tại sao phải tu dưỡng tính thẳng thắn, tính thật thà?Thẳng thắn, thật thà, trung thực là cái gốc đạo đức, ai cũng cần tu dưỡng liên tục, thường xuyên để hoàn thiện nhân cách. Lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ do lòng trung thực mà nên. Kính thầy, thương bạn do lòng trung thực mà có. Bất hiếu, bất đễ.vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn,… đều do thiếu tình người, thiếu thật thà trung thực. Làm láo báo cáo hay, che giấu dư luận, bưng bít thông tin… đều bắt nguồn từ thiếu minh bạch, thiếu trung thực của bọn cán bộ, đảng viên sa đọa. biến chất. Các tệ nạn như quay cóp trong học tập, mua bán bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, bán hàng giả… đều do cách sống tèm nhem, thiếu trung thực của một bộ phận nào đó trong xã hội ta hiện nay. Có tâm trong sáng mới sống thật thà. Nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm một cách, bất nhất, lừa dối sao có thể gọi là trung thực? Có hiện tượng rất đáng buồn là có một số’ người nói rất hay về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng họ lại không làm đúng lời dạy của Người, thậm chí họ đã tham nhũng, ăn hối lộ, hách dịch, cửa quyền,… nên khiến dân mất lòng tin, báo chí lên án. Có sống thẳng thắn, thật thà, trung thực thì ông bà, cha mẹ mới làm gương sáng cho con cháu; ờ trường học, thầy cô giáo mới làm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới phải coi trọng tính trung thực, thật thà.Thầy, cô giáo và học sinh phải nói không với mọi tiêu cực trong nhà trường.Tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng tu dưỡng đạo đức.sống và học tập một cách trung thực, thẳng thắn, thật thà, để xứng đáng là thế hệ mới của dân tộc trong thiên niên kỉ mới.
“Ôi !sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ của Tố Hữu
BÀI LÀM 1:
Hướng dẫn lập dàn ý – Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận và trích dẫn câu thơ của Tố Hữu. – Sống đẹp là lối sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, tình yêu thương Biểu hiện của sống đẹp là sống có mục đích, lí tưởng đúng đắn, trí tuệ sáng suốt, tâm hồn lành mạnh, hành động hướng thiện. – Sống đẹp trước hết là nhu cầu của mỗi người và mọi người (ai cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác). Cái đẹp ấy thể hiện ở hành vi, thái độ, quan điểm, lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ (dẫn chứng). – Bác bỏ những biểu hiện sống không đẹp, lối sống thực dụng tầm thường chạy theo vật chất: coi thường những tình cảm thân thuộc, sống thiếu văn hoá, sẵn sàng chà đạp người khác. – Cần biết chắt lọc những giá trị văn hóa có ích, phù hợp với bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa làm nên lẽ sống tâm hồn của dân tộc mình. – Khẳng định tầm quan trọng của lối sống đẹp, rút ra bài học cho bản thân. Bài làm tham khảo Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản. Ai cũng có những khát vọng, niềm tin và tư tưởng để sống.Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời có biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý.Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích; đâu là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp? “Sống đẹp” không phải là một cái gì cao xa mà rất gần gũi với
Một con người giàu đức độ, tài năng, ắt có nhiều phẩm chất cao quý, bao đức tính tốt đẹp. Muốn trở thành một con người chân chính, ai cũng phải không ngừng tu dưỡng đạo đức. Trong những đức tính cần có, cần tu dưỡng là tính thẳng thắn, tính thật thà.
Thế nào là thẳng thắn, thật thà.Thẳng thắn có nghĩa là trong lời nói, cử chỉ, hành động, không quanh co. không giấu giếm, có sao nói vậy, làm được bao nhiêu nói bấy nhiêu.Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối.không giả tạo. Không tham lam của cải của người khác, không tắt mắt của cải của ai mới là con người thật thà. Vừa ngay thẳng, thẳng thắn, vừa thật thà thì mới gọi là trung thực.Ngày xưa, người quân tử thể hiện tính trung thực trong lập ngôn, lập đức, lập công. Ngày nay cán bộ sống và làm việc với tinh thần trung thực, để phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc. Tại sao phải tu dưỡng tính thẳng thắn, tính thật thà?Thẳng thắn, thật thà, trung thực là cái gốc đạo đức, ai cũng cần tu dưỡng liên tục, thường xuyên để hoàn thiện nhân cách. Lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ do lòng trung thực mà nên. Kính thầy, thương bạn do lòng trung thực mà có. Bất hiếu, bất đễ.vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn,… đều do thiếu tình người, thiếu thật thà trung thực. Làm láo báo cáo hay, che giấu dư luận, bưng bít thông tin… đều bắt nguồn từ thiếu minh bạch, thiếu trung thực của bọn cán bộ, đảng viên sa đọa. biến chất. Các tệ nạn như quay cóp trong học tập, mua bán bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, bán hàng giả… đều do cách sống tèm nhem, thiếu trung thực của một bộ phận nào đó trong xã hội ta hiện nay. Có tâm trong sáng mới sống thật thà. Nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm một cách, bất nhất, lừa dối sao có thể gọi là trung thực? Có hiện tượng rất đáng buồn là có một số’ người nói rất hay về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng họ lại không làm đúng lời dạy của Người, thậm chí họ đã tham nhũng, ăn hối lộ, hách dịch, cửa quyền,… nên khiến dân mất lòng tin, báo chí lên án. Có sống thẳng thắn, thật thà, trung thực thì ông bà, cha mẹ mới làm gương sáng cho con cháu; ờ trường học, thầy cô giáo mới làm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới phải coi trọng tính trung thực, thật thà.Thầy, cô giáo và học sinh phải nói không với mọi tiêu cực trong nhà trường.Tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng tu dưỡng đạo đức.sống và học tập một cách trung thực, thẳng thắn, thật thà, để xứng đáng là thế hệ mới của dân tộc trong thiên niên kỉ mới.
“Ôi !sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?” Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ của Tố Hữu
BÀI LÀM 1:
Hướng dẫn lập dàn ý – Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận và trích dẫn câu thơ của Tố Hữu. – Sống đẹp là lối sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, tình yêu thương Biểu hiện của sống đẹp là sống có mục đích, lí tưởng đúng đắn, trí tuệ sáng suốt, tâm hồn lành mạnh, hành động hướng thiện. – Sống đẹp trước hết là nhu cầu của mỗi người và mọi người (ai cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác). Cái đẹp ấy thể hiện ở hành vi, thái độ, quan điểm, lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ (dẫn chứng). – Bác bỏ những biểu hiện sống không đẹp, lối sống thực dụng tầm thường chạy theo vật chất: coi thường những tình cảm thân thuộc, sống thiếu văn hoá, sẵn sàng chà đạp người khác. – Cần biết chắt lọc những giá trị văn hóa có ích, phù hợp với bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa làm nên lẽ sống tâm hồn của dân tộc mình. – Khẳng định tầm quan trọng của lối sống đẹp, rút ra bài học cho bản thân. Bài làm tham khảo Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản. Ai cũng có những khát vọng, niềm tin và tư tưởng để sống.Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời có biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý.Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích; đâu là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp? “Sống đẹp” không phải là một cái gì cao xa mà rất gần gũi với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Quỳnh Thư
Dung lượng: 49,97KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)