Những vấn đề lưu ý về phát triển chiều cao cho trẻ.

Chia sẻ bởi Lê Hữu Tân | Ngày 09/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Những vấn đề lưu ý về phát triển chiều cao cho trẻ. thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:


Những vấn đề lưu ý trong phát triển chiều cao của trẻ mẫu giáo

Bạn có những băn khoăn về quá trình phát triển chiều cao của con bạn trong độ tuổi mẫu giáo? Bạn lo lắng trước những vấn đề nảy sinh trong phát triển chiều cao của bé? Tuy nhiên, nếu bạn có kiến thức kỹ năng, cùng với chế độ ăn khoa học và cách tập luyện phù hợp bạn dành cho bé, chiều cao của bé yêu của bạn sẽ là một vấn đề hết sức đơn giản cho những
Bạn có những băn khoăn về quá trình phát triển chiều cao của con bạn trong độ tuổi mẫu giáo? Bạn lo lắng trước những vấn đề nảy sinh trong phát triển chiều cao của bé? Tuy nhiên, nếu bạn có kiến thức kỹ năng, cùng với chế độ ăn khoa học và cách tập luyện phù hợp bạn dành cho bé, chiều cao của bé yêu của bạn sẽ là một vấn đề hết sức đơn giản cho những bậc làm cha làm mẹ
Tiêu chuẩn chiều cao của trẻ mẫu giáo
Nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy băn khoăn trong việc xác định chiều cao ở trẻ như thế nào là vừa để giúp con phát triển cân đối, khỏe mạnh?. Thực tế, chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ …Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước. Dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia, tổ chức sức khỏe thế giới Who đã công bố chuẩn tăng trưởng của trẻ mẫu giáo theo bảng sau đây:

Những vấn đề nảy sinh trong tăng trưởng chiều cao của bé?
Nếu bạn thấy con bạn dấu hiệu tăng trưởng chiều cao tại một thời điểm nào đó, bạn đừng quá lo lắng.
Bởi mỗi cá nhân khi trường thành thường trải qua 3 giai đoạn phát triển chiều cao: Giai đoạn trong bào thai đến sơ sinh con người đạt chiều cao 50 cm ; Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi sẽ là khi chiều cao của bé sẽ tăng trong năm thứ nhất 25 cm, hai năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm. Và giai đoạn dậy thì, chiều cao con người sẽ được xác định nhưng sẽ vẫn có những chu trình nhất định. Với tuổi mẫu giáo, bạn chỉ lưu ý rằng bé dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Thế nên, để chiều cao của bé tăng trưởng bình thường, ngoài căn cứ vào chiều cao chuẩn của tổ chức y tế thế giới, bạn có thể phân tích được tốc độ phát triển chiều cao theo chu kỳ sinh học của con để có thể chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.
Bạn đừng lấy thước đo của cha mẹ và người thân ở độ tuổi nhất định để làm thước đo tăng trưởng của bé.
Advertisement 
Có rất nhiều người cho rằng, chiều cao của trẻ là được thừa hưởng từ cha mẹ, nhưng các chuyên gia cho rằng nhân tố di truyền quyết định khoảng 60% chiều cao của bé mà thôi. Bé còn chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bằng chế độ dinh dưỡng bạn dành cho bé. Có bé phát triển chậm ở giai đoạn đầu đời nhưng về sau, tốc độ của bé sẽ theo kịp, thậm chí là hơn các bé cùng tuổi khác. Nếu sự kém phát triển chiều cao ở bé có liên quan đến trục trặc ở tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị cho bé tùy từng cấp độ ảnh hưởng. Một số trường hợp, khi kết thúc quá trình điều trị, bé sẽ tăng trưởng tốt. Còn nếu chiều cao có liên quan đến sự thiếu hụt hormone tăng trưởng, bác sĩ có thể thêm vào cơ thể của bé hormone nhân tạo, kích thích tăng trưởng. Nhưng quan trọng nhất, vẫn là cách mà bạn chăm sóc để bé đạt sự tăng trưởng chiều cao lý tưởng hay không?
Bí quyết tăng chiều cao cho bé yêu
Hãy dành cho bé một chế độ dinh dưỡng tốt nhất:
Trong thực đơn của bé hằng ngày bạn đừng quên tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng cho bé. Mỗi ngày, khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo từ 25 – 30 loại thực phẩm khác nhau. Nếu mỗi ngày chỉ cho trẻ ăn 3 – 5 loại thực phẩm thì lượng dinh dưỡng hấp thu cho trẻ cần phải thêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hữu Tân
Dung lượng: 199,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)