Những SV trở thành tội phạm CN cao
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 16/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Những SV trở thành tội phạm CN cao thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Những sinh viên trở thành tội phạm công nghệ cao
Với trình độ và hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, thay vì sử dụng nó để làm nhiều việc ích nước lợi nhà nhưng vì hám lợi trước mắt, nhiều trí thức trẻ và sinh viên đã sa lầy vào con đường phạm pháp.
Hàng loạt đối tượng tội phạm công nghệ cao bị bắt giữ và tòa án đưa ra xét xử gần đây là bài học cảnh tỉnh cho giới trí thức vì hầu hết là sinh viên và tri thức trẻ.
Băng nhóm tội phạm công nghệ cao Nguyễn Trung Hiếu ngày ra tòa.
1/ Từng là một du học sinh theo học ngành công nghệ thông tin ở Canada, không ai ngờ Nguyễn Trung Hiếu (36 tuổi, ngụ Long An, tạm trú tại TP Hồ Chí Minh) lại đem tài năng và sự hiểu biết của mình về lĩnh vực này để về Việt Nam kiếm tiền bất chính.
Nội dung vụ án thể hiện, trong thời gian du học Canada, Nguyễn Trung Hiếu quen biết với Dewey (người Mỹ gốc Trung Quốc). Sau khi Hiếu học xong và trở về Việt Nam làm việc, năm 2008, Dewey đến Việt Nam gặp Hiếu và đề nghị Hiếu cùng "hợp tác" làm ăn bằng cách lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép ở trong nước. Theo thỏa thuận, Hiếu có nhiệm vụ giúp Dewey quản lý trên mạng 3 hệ thống viễn thông lắp trái phép ở Việt Nam và nhận tiền chênh lệch (2%) cước viễn thông từ nước ngoài về để giao cho các đối tượng đang quản lý tại các điểm lắp đặt.
Theo đó, Hiếu sẽ được hưởng 2% trên tổng số tiền Dewey sẽ gửi về. Thấy thu nhập từ việc kiếm tiền bất chính quá dễ, vì vậy, cuối năm 2010, Hiếu nhận lời Dewey tìm điểm lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép chuyển cuộc gọi điện thoại quốc tế thành cuộc gọi nội địa để hưởng lợi. Lần này, Dewey có nhiệm vụ cung cấp các thiết bị, kỹ thuật lắp đặt, hướng dẫn Hiếu cách vận hành hệ thống viễn thông và chuyển tiền cho Hiếu với thỏa thuận 1cent/phút. Từ đầu năm 2011, Hiếu đã lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép tại 4 địa điểm ở Gò Vấp, quận 6, Bình Tân và Bình Dương. Để hệ thống viễn thông hoạt động, Hiếu thành lập hai công ty và "mượn" pháp nhân của một công ty khác để che mắt cơ quan chức năng.
Với hành vi phạm tội như trên, Hiếu đã phải trả giá bằng bản án 15 năm tù về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, Tòa còn tuyên buộc Hiếu phải nộp hơn 5,5 tỷ đồng (cao hơn số tiền bất chính Hiếu kiếm được rất nhiều) gây thất thoát cho nhà nước.
2/ Tương tự như Hiếu, từ một sinh viên có triển vọng, Nguyễn Quốc Đạt (26 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) đã đánh mất tất cả tương lai và sự nghiệp phía trước chỉ vì mê mải lao vào con đường kiếm tiền bất chính. Đạt nguyên là sinh viên hệ cao đẳng công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học tự nhiên, TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian theo học trường này, giữa năm 2009, Đạt tham gia vào diễn đàn vncnol (diễn đàn của giới hacker) chuyên dạy bẻ khóa, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, ship hàng (đặt mua hàng) từ nước ngoài bằng thông tin thẻ tín dụng bị nhà trường phát hiện và đuổi học.
Sau khi học qua lớp "nghiệp vụ" trên, Đạt lên mạng mở một topic (chủ đề) để thuê các shipper (đối tượng biết cách sử dụng thông tin trái phép từ thẻ tín dụng để mua hàng tại các trang web bán hàng trực tuyến trên mạng, thực chất là trộm cắp tiền của người khác trong thẻ tín dụng để mua hàng), sau đó chuyển về Việt Nam để chiếm đoạt. Để không phải lộ diện, thông qua nick chat, email, điện thoại di động, Đạt thuê thêm nhiều đối tượng ở Việt Nam giỏi công nghệ trong đó có một nữ sinh viên để làm việc cho mình.
Theo đó, những người này có nhiệm vụ sử dụng trái phép thông tin từ thẻ tín dụng của người nước ngoài lên mạng mua hàng điện tử cho Đạt để hưởng phần trăm (từ 25 - 30% giá trị hàng hóa mua được). Đáng nể là, dù làm việc cho Đạt một thời gian khá dài nhưng đến khi bị bắt, những đối tượng làm việc cho Đạt không biết Đạt là ai, ở đâu. Theo lời những người này họ chỉ biết hay trao đổi với người có email và nick chat [email protected], sử dụng số điện thoại 0915… và số tài khoản 0104…
Theo điều tra, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, băng nhóm của Đạt hoạt động rất tinh vi. Theo đó, do trang web nước
Với trình độ và hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, thay vì sử dụng nó để làm nhiều việc ích nước lợi nhà nhưng vì hám lợi trước mắt, nhiều trí thức trẻ và sinh viên đã sa lầy vào con đường phạm pháp.
Hàng loạt đối tượng tội phạm công nghệ cao bị bắt giữ và tòa án đưa ra xét xử gần đây là bài học cảnh tỉnh cho giới trí thức vì hầu hết là sinh viên và tri thức trẻ.
Băng nhóm tội phạm công nghệ cao Nguyễn Trung Hiếu ngày ra tòa.
1/ Từng là một du học sinh theo học ngành công nghệ thông tin ở Canada, không ai ngờ Nguyễn Trung Hiếu (36 tuổi, ngụ Long An, tạm trú tại TP Hồ Chí Minh) lại đem tài năng và sự hiểu biết của mình về lĩnh vực này để về Việt Nam kiếm tiền bất chính.
Nội dung vụ án thể hiện, trong thời gian du học Canada, Nguyễn Trung Hiếu quen biết với Dewey (người Mỹ gốc Trung Quốc). Sau khi Hiếu học xong và trở về Việt Nam làm việc, năm 2008, Dewey đến Việt Nam gặp Hiếu và đề nghị Hiếu cùng "hợp tác" làm ăn bằng cách lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép ở trong nước. Theo thỏa thuận, Hiếu có nhiệm vụ giúp Dewey quản lý trên mạng 3 hệ thống viễn thông lắp trái phép ở Việt Nam và nhận tiền chênh lệch (2%) cước viễn thông từ nước ngoài về để giao cho các đối tượng đang quản lý tại các điểm lắp đặt.
Theo đó, Hiếu sẽ được hưởng 2% trên tổng số tiền Dewey sẽ gửi về. Thấy thu nhập từ việc kiếm tiền bất chính quá dễ, vì vậy, cuối năm 2010, Hiếu nhận lời Dewey tìm điểm lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép chuyển cuộc gọi điện thoại quốc tế thành cuộc gọi nội địa để hưởng lợi. Lần này, Dewey có nhiệm vụ cung cấp các thiết bị, kỹ thuật lắp đặt, hướng dẫn Hiếu cách vận hành hệ thống viễn thông và chuyển tiền cho Hiếu với thỏa thuận 1cent/phút. Từ đầu năm 2011, Hiếu đã lắp đặt hệ thống viễn thông trái phép tại 4 địa điểm ở Gò Vấp, quận 6, Bình Tân và Bình Dương. Để hệ thống viễn thông hoạt động, Hiếu thành lập hai công ty và "mượn" pháp nhân của một công ty khác để che mắt cơ quan chức năng.
Với hành vi phạm tội như trên, Hiếu đã phải trả giá bằng bản án 15 năm tù về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, Tòa còn tuyên buộc Hiếu phải nộp hơn 5,5 tỷ đồng (cao hơn số tiền bất chính Hiếu kiếm được rất nhiều) gây thất thoát cho nhà nước.
2/ Tương tự như Hiếu, từ một sinh viên có triển vọng, Nguyễn Quốc Đạt (26 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) đã đánh mất tất cả tương lai và sự nghiệp phía trước chỉ vì mê mải lao vào con đường kiếm tiền bất chính. Đạt nguyên là sinh viên hệ cao đẳng công nghệ thông tin Trường Đại học Khoa học tự nhiên, TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian theo học trường này, giữa năm 2009, Đạt tham gia vào diễn đàn vncnol (diễn đàn của giới hacker) chuyên dạy bẻ khóa, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, ship hàng (đặt mua hàng) từ nước ngoài bằng thông tin thẻ tín dụng bị nhà trường phát hiện và đuổi học.
Sau khi học qua lớp "nghiệp vụ" trên, Đạt lên mạng mở một topic (chủ đề) để thuê các shipper (đối tượng biết cách sử dụng thông tin trái phép từ thẻ tín dụng để mua hàng tại các trang web bán hàng trực tuyến trên mạng, thực chất là trộm cắp tiền của người khác trong thẻ tín dụng để mua hàng), sau đó chuyển về Việt Nam để chiếm đoạt. Để không phải lộ diện, thông qua nick chat, email, điện thoại di động, Đạt thuê thêm nhiều đối tượng ở Việt Nam giỏi công nghệ trong đó có một nữ sinh viên để làm việc cho mình.
Theo đó, những người này có nhiệm vụ sử dụng trái phép thông tin từ thẻ tín dụng của người nước ngoài lên mạng mua hàng điện tử cho Đạt để hưởng phần trăm (từ 25 - 30% giá trị hàng hóa mua được). Đáng nể là, dù làm việc cho Đạt một thời gian khá dài nhưng đến khi bị bắt, những đối tượng làm việc cho Đạt không biết Đạt là ai, ở đâu. Theo lời những người này họ chỉ biết hay trao đổi với người có email và nick chat [email protected], sử dụng số điện thoại 0915… và số tài khoản 0104…
Theo điều tra, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, băng nhóm của Đạt hoạt động rất tinh vi. Theo đó, do trang web nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 31,32KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)