Nhung ngoi sao xa xoi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thắng Tuấn |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: nhung ngoi sao xa xoi thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Hải đăng Alêchxanđri một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại: tháp đèn biển được xây dựng xong năm 285 TCN trên đảo Pharôt (Pharos) ở Alêchxanđri (Alexandrie) – thành phố cảng đầu tiên của Ai Cập, trên đường biển qua lại của tàu thuyền người Phênixi (Phénicie) đi từ Tyrơ (Tyr) và từ Xyđông (Sydon) về hướng bờ biển Châu Phi; tác giả là kiến trúc sư người Hi Lạp Xôxtơratut ở Xniđut (Sostratus of Cnidus). Đó là một tháp ba tầng, cao 130 m. Tầng dưới là một toà nhà, mỗi chiều dài 30 m xây bằng những viên đá vôi lớn. Tầng hai xây theo kiểu lầu bát giác bằng đá hoa cương. Tầng ba dặt ngọn đèn hình trụ có vòm che.
HẢI ĐĂNG ALÊCHXANĐRI
Trên nóc vòm là tượng thần biển Pôxâyđông (Poséidon) bằng đồng cao 7 m, vòm có những cột đá hoa cương đỡ, không có tường bao quanh để ánh sáng của đèn chiếu khắp nơi nhờ một hệ thống mặt gương bằng kim khí phản chiếu, vì thế ở cách xa 60 km người đi biển vẫn trông thấy. Năm 1302, do động đất, Hải đăng Alêchxanđri đã bị sập đổ. Tên đảo Pharôt, nơi đặt ngọn hải đăng đầu tiên của nhân loại, đã trở thành một danh từ chung trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu (như Ph. Phare, N. fara: đèn chiếu).
KIM TỰ THÁP KÊ ỐP
Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn…Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: Lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số = 3,14; Chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv. Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m.
Tượng thần Zơt (Latinh: Zeus) cao 17 m, khắc hoạ hình ảnh thần Zơt ngồi trên ngai vàng đầu chạm trần đền, khuôn mặt hiền từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen nhánh, mũi dọc dừa với chòm râu rậm nhìn ra phía trước, đôi môi dày đầy cương nghị. Dáng ngồi bệ vệ oai nghiêm trên ngai vàng, tay trái cầm gậy chỉ huy, tay phải dựa vào thành ngai.
TƯỢNG THẦN ZƠT
Tất cả phần nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngả về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zơt một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới của tượng phủ một “tấm vải” bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ dưới thân áo những con vật. Trên thân áo là những ngôi sao và những đoá hoa xinh xắn. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí những con sư tử vàng. Ngai vàng cũng bằng ngà và có chạm khắc những trận đấu điền kinh ở Ôlympi (Olympie). Đến nay, trên quảng trường chính Antit (Altis) ở Ôlympi chỉ còn lại một ít di tích của đền thờ và tượng thần Zơt.
Vườn treo Babylon một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon (Babylon), là món quà đặc biệt của nhà vua Nabusatnêzan (Nabuchadnezzan) tặng hoàng hậu được sủng ái là công chúa xứ Mêđet (Mēdes). Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơphơrat (Euphrate) thuộc lưu vực Lưỡng Hà,
VƯỜN TREO BABYLON
cách thành Batđa (Baghdad), Irăc 50 km về phía nam. Vườn được xây trên một quả đồi nhỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25 m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng.
Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Mỗi tầng được xây theo kiểu vòm cong. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.Vườn treo Babylon đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Canđê (Chaldée), còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabusatnêzan trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo, sau bị chôn vùi dưới những lớp đất cát dày từ 10 đến 12 m.
TƯỢNG THẦN HÊLIÔT một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Trong chuyện thần thoại Hi Lạp, Hêliôt là vị thần thời cổ Hi Lạp, hiện thân của Mặt Trời (Ph. Helios; tiếng Hi Lạp: Hellos – có nghĩa là “Mặt Trời”). Hêliôt là con trai của thần Hypêriông (Hypérion) và thần Teia (Theia), và là anh trai của nữ thần ánh sáng Êôt (Éos) và thần Mặt Trăng Xêlênê (Seléné). Thần biển Clymen (Clymēne) có nhiều con trai, trong đó có con thần mã Phaêtông (Phaéton). Thần Hêliôt ngày nào cũng cưỡi trên cỗ xe
thần mã (cỗ xe bốn ngựa) với ánh vàng lấp lánh trên bầu trời đi suốt từ đông sang tây, và ban đêm từ dưới đại dương đi lên, say sưa bay lượn vòng quanh cực bắc, đi giám sát loài người, cho nên chẳng có việc gì xảy ra trên mặt đất mà thần không biết.
TƯỢNG THẦN HÊLIÔT
Thần Hêliôt ưa thích lưu lại ở Êtiôpi (Éthiopie) hoặc trên đảo Rôt (Rhodes) và chiếm hữu “đàn” chiên thánh. Những biểu hiện và tín ngưỡng của thần Hêliôt chiếm một vị trí không lớn lắm và đã bị lu mờ một cách rõ nét bởi thần ánh sáng – thi ca Apôlông (Apollon). Thần Hêliôt đã được tôn thờ ở đảo Rôt. Nhưng sớm nhất, chỉ đến đầu thế kỉ 5 TCN Hêliôt mới được xem như vị thần chính ở đảo này.
Dân chúng trên đảo Rôt đã xem ông là vị thần che chở, bảo vệ họ; một pho tượng khổng lồ – tượng thần Hêliôt với vành mũ vương miện toả tia đã được tạc và đặt tại cảng, nơi cử hành tế lễ thần. Tín ngưỡng thần Hêliôt đã đạt được một tầm quan trọng mới, xứng với đạo một thần Mặt Trời, đó là lối thoát của thuyết Platông (Platon) mới.
Môdôlơ lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole, Mausolus) - một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, xây dựng vào khoảng năm 350 tCn. ở thành phố Halicacnaxơ (Halicarnasse), thủ đô Vương quốc Cari (Carie) nằm ở Tây Á, sát biển Êgiê (Égée). Công trình bắt đầu khởi dựng lúc vua Môdôlơ còn sống, nhằm thể hiện sự phồn vinh và hùng mạnh của đất nước mình sau khi đã thống nhất được Vương quốc Cari.
LĂNG MÔDÔLƠ
Công việc còn dở dang thì nhà vua băng hà, hoàng hậu Actêmit II (Artémise II)đã tiếp tục và hoàn thành công trình, làm rạng rỡ tên tuổi nhà vua qua kiệt tác kiến trúc này. Công trình được xây dựng bằng đá, dưới sự chỉ dẫn của các kiến trúc sư Pytêôt (Pythéos) và Xatyarôt (Satyaros), phần điêu khắc do Xcôpat (Scopas), Bryaxit (Bryaxis), Lêôkharêt (Léokharês) và Timôtêôt (Timotheos) đảm nhiệm. Công trình có hình khối, gồm ba phần: dưới cùng là phần đế – tầng để thi hài mà dưới chân cũng là một hệ bậc tam cấp; phần giữa bên trong là phòng tế lễ và bên ngoài có hàng cột bao quanh, có tượng trang trí; phần trên cùng là khối mái có dạng kim tự tháp gồm 24 bậc, được kết thúc ở đỉnh bằng một cụm tượng (tượng Môdôlơ và Actêmit). Công trình bị huỷ hoại dần do thời gian, chiến tranh và động đất, đến thế kỉ 16 thì sụp đổ hoàn toàn (khi quân Thổ Nhĩ Kì xâm lăng vùng này). Ngành khảo cổ học đã bỏ nhiều công sức thu nhặt các di vật của công trình quan trọng này và cũng có nhiều dự án phục chế, trong đó dự án của Kiêcsơn (làm những năm 1923 – 28) được coi là chân thực nhất. Lăng môdôlơ chẳng những là một kiệt tác của kiến trúc cổ mà còn là một mẫu mực cho loại hình lăng mộ, từ đó từ Môdôlơ trở thành danh từ chung để chỉ lăng mộ của các bậc vĩ nhân, các vua chúa (Ph. Mausolée; A. Mausoleum; N. Mavzolej)
Đền Actêmit một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại được xây dựng từ năm 353 tCn., ở thành phố Êphedut (Ephesus; thành phố cổ ở Thổ Nhĩ Kì) nằm trên bờ biển Êgiê (Ph. Égée; A. Aegean Sea) để thờ Actêmit (Ph. Artémise) – nữ thần săn bắn, con của thần Zơt (Latinh: Zeus; Ph. Jupiter) và thần Lêto (Léto), em gái của thần ánh sáng - thi ca Apôlông (Apollon).
ĐỀN ACTÊMIT
Theo thần thoại Hi Lạp, thần Actêmit là một trinh nữ, trong trắng, có vũ khí - cung tên và có thể giết chết một cách tàn nhẫn những ai dám xúc phạm, lăng nhục mình. Actêmit đã tự biến thành con hươu Actêông và cho phép đàn chó của mình cắn xé nghiến ngấu.
Là nữ thần thời Hi Lạp cổ, xuất thân từ một “cô chủ của các thú vật hoang dã” ở đảo Cret (Crète; Hi Lạp) cổ đại, người bảo vệ ác thú, chim muông. Nhưng trước hết, Actêmit là người đi săn, nên áo dài được xắn lên để dễ bước, cầm cung và bao đựng tên, có hộ vệ là một con hươu cái hoặc một con chó; ở Tôrit (Tauride) Actêmit là một nữ thần sao chiếu mệnh, chế ngự trăng lưỡi liềm; ở Êphedut, hình ảnh nữ thần được Đông phương hoá, thành một thần – mẹ nhiều vú. Trên đầu đội mũ, thân dưới nịt chặt. Actêmit là một đối tượng của tín ngưỡng dân gian, là vị thần được toàn thế giới những người Hi Lạp tôn thờ – ở tất cả các đảo và biển Êgiê [ở Đêlôt (Délos; đảo ở Hi Lạp) ngay từ đầu thế kỉ 7] ở Châu Á, hoặc ở phương Tây [ở Macxây (Marseille; Pháp), Xyracuxa (Syracusa; Italia)]. Đền thờ thần Actêmit là ngôi đền đẹp nhất trong các ngôi đền đương thời; được xây dựng và hoàn thành sau đúng 120 năm, do kiến trúc sư Khecxiphơrôn và người con trai của ông là Mêtaghen thiết kế và xây dựng bằng những tảng đá và những chiếc cột khổng lồ bằng đá hoa cương được chạm trổ tinh vi, lộng lẫy. Sau đó, bị Êrôxtơrat (Erostrate), một tên hiếu danh đốt cháy. Ngôi đền đã được xây dựng lại. Năm 203 tCn., thành Êphedut bị đánh chiếm và đền bị bọn xâm lược đập phá để tìm vàng bạc châu báu.
MỜI QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐÓN XEM TIẾP PHẦN 2: 7 KỲ QUAN THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thắng Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)