Nhung dieu can biet ve mang may tinh
Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Nhung dieu can biet ve mang may tinh thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
1. > Những điều cần biết về mạng máy tính
1.1. Mạng máy tính là gì
Là sự kết nối giữa các máy tính với nhau bởi một đường truyền vật lý theo một cấu trúc nào đó.
1.2. Phân loại mạng
Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): chỉ triển khai trên phạm vi hẹp.Ví dụ như trong một phòng hoặc trong cùng một tầng (khoảng cách trong vòng 180m).
Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks) : mạng này có phạm vi rộng hơn đúng như tên gọi của mạng dùng cho một vùng có bán kính không quá 100 km.
Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks) : có phạm vi trong một quốc gia thậm chí là một lục địa. Thực chất đó là sự kết nối của các mạng LAN.
Mạng toàn cầu GAN (Global Area Networks) : phạm vi của mạng là toàn thế giới.
Các loại cấu trúc mạng cơ bản:
Mạng tuyến tính (BUS)
Đây là loại cấu trúc mạng đơn giản nhất, bao gồm một dây dẫn gọi là đường trục và các máy tính đều được nối vào đường này. Nhược điểm của mạng này là khi bất kỳ một mối nối nào trên đường trục bị hỏng thì toàn bộ mạng không làm việc được. Hơn nữa, các thông tin được truyền lên mạng theo phương thức phát tán lên đường trục nên dễ gây ra tắc nghẽn đường truyền. Tốc độ truyền cao nhất của loại mạng này là 10Mbps.
Mạng hình sao (Star)
Trong mạng hình sao, các máy tính được liên kết với nhau qua thiết bị trung tâm được gọi là hub, tín hiệu được truyền đi từ máy tính qua hub đến toàn bộ các máy tính khác trên mạng. Với cấu trúc này, khi một máy tính hoặc đường truyền đến máy tính đó bị hỏng, chỉ duy nhất máy đó bị loại ra khỏi mạng. Mạng hình sao chỉ hỏng toàn bộ khi hub bị hỏng. Mạng này có thể đáp ứng tốc độ truyền 10Mbps hay 100Mbps tùy thuộc vào loại dây dẫn, card mạng và hub.
Mạng vòng xuyến (Ring)
Các máy tính trong mạng này được kết nối theo một vòng tròn, không có điểm đầu cũng như điểm cuối. Tín hiệu trong mạng được truyền theo một hướng nhất định từ máy này qua máy khác. Máy tính nhận tín hiệu, sau đó truyền cho máy tiếp theo cho đến khi tới máy được chỉ định nhận được thông tin. Trong cấu trúc này, khi một máy tính hỏng, toàn bộ mạng sẽ hỏng theo. Trong thực tế, việc đấu mạng thành vòng tròn được thông qua một thiết bị hub với tên riêng là: MAU (hoặc MSAU hay SMAU). Trong MAU, khi các cổng chưa sử dụng hoặc chưa có máy tính nối vói nó bị hỏng, chúng sẽ được tự động ngắn mạch để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mạng. Mạng vòng xuyến hoạt động tin cậy nhất trong số các loại cấu trúc kể trên.
Mạng kết hợp
Ngoài các cấu trúc đã kể trên, người ta còn kết hợp chúng lại với nhau thành các loại mạng kết hợp như mạng tuyến tính-hình sao (Star-Bus) hay vòng xuyến-hình sao (Star-Ring).
1.3. Các giao thức trên mạng
Giao thức mạng là cách giao tiếp trên mạng (như khi ta nói chuyện với nhau vậy). Có nhiều giao thức mạng khác nhau nhưng ta chủ yếu dùng giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol).
1.4. Địa chỉ lớp mạng
Mỗi máy tính trong mạng cần có một địa chỉ (phải là duy nhất). Có năm lớp địa chỉ mạng IP (có độ dài 32 bit) là: A, B, C, D và E. Ta chủ yếu nói về ba lớp đầu.
0 1 2 3 4 8 16 24
Class A 0 Netid Hostid
Class B 1 0 Netid Hostid
Class C 1 1 0 Netid Hostid
Class D 1 1 1 0 Multicast address
Class E 1 1 1 1 0 Reverved for future use
1.4.1. Địa chỉ lớp A
Lớp A sử dụng byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng. Như hình trên, nó được nhận ra bởi bit đầu tiên trong byte đầu tiên của địa chỉ có giá trị 0. Với 3 bytes còn lại được sử dụng để đánh địa chỉ các máy trong mạng.
Có 126 địa chỉ lớp A (được đánh địa chỉ trong byte thứ nhất) với số máy tính trong mạng là 2563 - 2 = 16.777.214 máy cho mỗi một địa chỉ lớp A (sử dụng 3 bytes để đánh địa chỉ máy).
Nguyên nhân chỉ có 126 networks trong khi dùng 8 bit vì bit đầu tiên mang giá trị 0 dùng để định nghĩa lớp A vậy còn lại 7 bit đánh số từ 0-127 tuy nhiên người ta không sử dụng một địa chỉ chứa toàn các con số 1 hoặc 0 do vậy, chỉ còn lại 126 mạng lớp A được sử dụng. Do vậy giá trị byte đầu tiên của địa chỉ lớp A sẽ luôn luôn nằm trong khoảng từ 1 tới 126, mỗi một byte trong 3 bytes còn lại sẽ có giá trị trong khoảng 1 đến 254.
Đối với việc chỉ có 16.777.214 máy trong khi sử dụng 24 bit đánh địa chỉ máy trong mạng cũng được giải thích tương tự.
Địa chỉ lớp A có dạng:
với con số thập phân đầu tiên chỉ tới 127.
Ví dụ: Địa chỉ IP là : 9. 6. 7. 8
Nút được gán Host ID là 6. 7. 8, nằm trong mạng lớp A có địa chỉ là 9. 0. 0. 0
1.4.2. Địa chỉ lớp B
Một địa chỉ lớp B được nhận ra bởi 2 bit đầu tiên của byte thứ nhất mang giá trị 10. Lớp B sử dụng 2 byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng và 2 byte cuối đánh địa chỉ các máy tính trong mạng.
Có 64*256 - 2 = 16.128 địa chỉ mạng lớp B với 65.534 máy cho mỗi một địa chỉ lớp B.
Địa chỉ lớp B có dạng:
Byte đầu tiên của một địa chỉ lớp B nằm trong khoảng 128 tới 191.
Ví dụ: Với địa chỉ IP là : 190. 2. 2. 1
Nút được gán Host ID là 2. 1, nằm trong mạng lớp B có địa chỉ là 190. 2. 0. 0
1.4.3. Địa chỉ lớp C
Một số tổ chức có quy mô nhỏ có thể xin cấp phát địa chỉ lớp C. Một địa chỉ lớp C được nhận ra với 3 bit đầu mang giá trị 110. Mạng lớp C sử dụng 3 byte đầu để đánh địa chỉ mạng và 1 byte cuối đánh địa chỉ máy trong mạng. Có 2.097.152 -2 địa chỉ lớp C, mỗi địa chỉ lớp C có 254 máy.
Địa chỉ lớp C có dạng:
Địa chỉ lớp C được nhận ra với byte đầu tiên trong khoảng 192 tới 223
Ví dụ: Máy tính có IP là : 200. 6. 5. 4
Nút được gán Host ID là 4, nằm trong mạng lớp C có địa chỉ là 200. 6. 5. 0
1.5. Các thiết bị trên mạng
Card mạng : được đặt ngay trên mainboard của máy tính (có thể rời hoặc on board).
Đường truyền : Thông thường ta sử dụng dây hoặc cáp dẫn chuyên dụng. Gần đây có thêm môi trường không dây.
Đầu nối Có nhiều loại đầu nối tương ứng với các thiết bị mạng khác nhau như đầu nối RJ45 dùng cho dây xoắn trong mạng hình sao, đầu nối BNC và BNC-T cho mạng tuyến tính, các tranceiver cho mạng tuyến tính sử dụng cáp béo v.v.
Bộ nhắc lại (Repeater). Khi tín hiệu được truyền trên dây, khoảng cách càng xa tín hiệu càng yếu. Để đảm bảo tín hiệu đủ mạnh, sau một đoạn nhất định, tùy theo loại dây ta phải bố trí bộ nhắc lại để khuếch đại tín hiệu trước khi truyền tiếp. Bộ nhắc lại chỉ làm việc trong trường hợp đoạn dây trước và sau nó thuộc cùng loại mạng (Ethernet hay Token Ring) và ta có thể nối nhiều nhất là 4 bộ nhắc lại trong một mạng cục bộ. Và cần nhớ rằng, hub chủ động cũng là một bộ nhắc lại.
Bộ tập trung Hub : dùng để liên lạc giữa các máy tính trong mạng. Có ba loại là Hub chủ động, Hub bị động và Hub kết hợp.
Thiết bị chuyển mạch Switch.
Bộ điều chế và giải chế Modem : để kết nối các máy tính qua đường điện thoại, cho phép chtyrao đổi thư điện tử, chuyển tệp,...Modem không thể kết nối các máy mạng ở xa nhau nhưng ta có thể dùng với Router để kết nối các mạng thông qua mạng điện thoại để tạo thành mạng công cộng.
Cầu nối Bridge : nối hai mạng có cùng địa chỉ Net.
Bộ dẫn đường Router : là một thiết bị thông minh có thể chọn đường đi tối ưu cho gói tin theo một tiêu chuẩn nào đó. Dùng Router để nối các mạng con có subnet khác nhau thành một liên mạng.
2. > Hệ điều hành Windows NT
2.1. Giới thiệu hệ điều hành
Năm 1993, phiên bản đầu tiên của Windows NT (phiên bản 3.5) ra đời và sau đó là các phiên bản 3.51, 4.0. Mỗi phiên bản là một bước tiến .Sự kết hợp cao của hiệu năng, hỗ trợ mạng, tính tiện dụng và độ tin cậy đã đưa Windows NT 4.0 trở thành phiên bản linh hoạt nhất. Những người quản trị hệ thống thông tin của các cơ quan hài lòng với độ tin cậy cũng như khả năng bảo mật cao của hệ thống trong khi NSD cuối (end-user) thì thích các giao diện đồ hoạ kiểu Windows 95 và không còn sự phiền toái phải khởi động lại hệ thống mỗi khi hỏng một phần mềm ứng dụng.
Windows NT Server kết hợp các khả năng về tệp và in ấn của Novell NetWare với những dịch vụ ứng dụng của UNIX trên một hệ điều hành mạng đa mục đích. Như một máy chủ tệp và in ấn cực kỳ nhanh, Windows NT Server cho phép bạn chia sẻ thông tin cũng như truy nhập máy in và các thiết bị khác trên mạng. Nó đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng ứng dụng cho phép bạn mua hoặc xây dựng các giải pháp nghiệp vụ. Windows NT Server hỗ trợ hàng loạt giải pháp nghiệp vụ then chốt của những hãng phần mềm nổi tiếng như Oracle, Sybase, SAP, v.v. Đồng thời nó là thành viên của họ các ứng dụng chủ tích hợp Microsoft BackOffice bao gồm hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán SQL Server, hệ thư tín điện tử và công cụ nhóm Exchange Server, hệ quản trị các hệ thống, phần cứng, phần mềm trong mạng System Management Server (SMS), hệ kết nối các máy tính lớn và máy mini của IBM là SNA Server, hệ quản lý các thông tin siêu văn bản Internet Information Server và đang được mở rộng với các ứng dụng chủ về bảo mâ
1.1. Mạng máy tính là gì
Là sự kết nối giữa các máy tính với nhau bởi một đường truyền vật lý theo một cấu trúc nào đó.
1.2. Phân loại mạng
Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): chỉ triển khai trên phạm vi hẹp.Ví dụ như trong một phòng hoặc trong cùng một tầng (khoảng cách trong vòng 180m).
Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks) : mạng này có phạm vi rộng hơn đúng như tên gọi của mạng dùng cho một vùng có bán kính không quá 100 km.
Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks) : có phạm vi trong một quốc gia thậm chí là một lục địa. Thực chất đó là sự kết nối của các mạng LAN.
Mạng toàn cầu GAN (Global Area Networks) : phạm vi của mạng là toàn thế giới.
Các loại cấu trúc mạng cơ bản:
Mạng tuyến tính (BUS)
Đây là loại cấu trúc mạng đơn giản nhất, bao gồm một dây dẫn gọi là đường trục và các máy tính đều được nối vào đường này. Nhược điểm của mạng này là khi bất kỳ một mối nối nào trên đường trục bị hỏng thì toàn bộ mạng không làm việc được. Hơn nữa, các thông tin được truyền lên mạng theo phương thức phát tán lên đường trục nên dễ gây ra tắc nghẽn đường truyền. Tốc độ truyền cao nhất của loại mạng này là 10Mbps.
Mạng hình sao (Star)
Trong mạng hình sao, các máy tính được liên kết với nhau qua thiết bị trung tâm được gọi là hub, tín hiệu được truyền đi từ máy tính qua hub đến toàn bộ các máy tính khác trên mạng. Với cấu trúc này, khi một máy tính hoặc đường truyền đến máy tính đó bị hỏng, chỉ duy nhất máy đó bị loại ra khỏi mạng. Mạng hình sao chỉ hỏng toàn bộ khi hub bị hỏng. Mạng này có thể đáp ứng tốc độ truyền 10Mbps hay 100Mbps tùy thuộc vào loại dây dẫn, card mạng và hub.
Mạng vòng xuyến (Ring)
Các máy tính trong mạng này được kết nối theo một vòng tròn, không có điểm đầu cũng như điểm cuối. Tín hiệu trong mạng được truyền theo một hướng nhất định từ máy này qua máy khác. Máy tính nhận tín hiệu, sau đó truyền cho máy tiếp theo cho đến khi tới máy được chỉ định nhận được thông tin. Trong cấu trúc này, khi một máy tính hỏng, toàn bộ mạng sẽ hỏng theo. Trong thực tế, việc đấu mạng thành vòng tròn được thông qua một thiết bị hub với tên riêng là: MAU (hoặc MSAU hay SMAU). Trong MAU, khi các cổng chưa sử dụng hoặc chưa có máy tính nối vói nó bị hỏng, chúng sẽ được tự động ngắn mạch để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mạng. Mạng vòng xuyến hoạt động tin cậy nhất trong số các loại cấu trúc kể trên.
Mạng kết hợp
Ngoài các cấu trúc đã kể trên, người ta còn kết hợp chúng lại với nhau thành các loại mạng kết hợp như mạng tuyến tính-hình sao (Star-Bus) hay vòng xuyến-hình sao (Star-Ring).
1.3. Các giao thức trên mạng
Giao thức mạng là cách giao tiếp trên mạng (như khi ta nói chuyện với nhau vậy). Có nhiều giao thức mạng khác nhau nhưng ta chủ yếu dùng giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol).
1.4. Địa chỉ lớp mạng
Mỗi máy tính trong mạng cần có một địa chỉ (phải là duy nhất). Có năm lớp địa chỉ mạng IP (có độ dài 32 bit) là: A, B, C, D và E. Ta chủ yếu nói về ba lớp đầu.
0 1 2 3 4 8 16 24
Class A 0 Netid Hostid
Class B 1 0 Netid Hostid
Class C 1 1 0 Netid Hostid
Class D 1 1 1 0 Multicast address
Class E 1 1 1 1 0 Reverved for future use
1.4.1. Địa chỉ lớp A
Lớp A sử dụng byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng. Như hình trên, nó được nhận ra bởi bit đầu tiên trong byte đầu tiên của địa chỉ có giá trị 0. Với 3 bytes còn lại được sử dụng để đánh địa chỉ các máy trong mạng.
Có 126 địa chỉ lớp A (được đánh địa chỉ trong byte thứ nhất) với số máy tính trong mạng là 2563 - 2 = 16.777.214 máy cho mỗi một địa chỉ lớp A (sử dụng 3 bytes để đánh địa chỉ máy).
Nguyên nhân chỉ có 126 networks trong khi dùng 8 bit vì bit đầu tiên mang giá trị 0 dùng để định nghĩa lớp A vậy còn lại 7 bit đánh số từ 0-127 tuy nhiên người ta không sử dụng một địa chỉ chứa toàn các con số 1 hoặc 0 do vậy, chỉ còn lại 126 mạng lớp A được sử dụng. Do vậy giá trị byte đầu tiên của địa chỉ lớp A sẽ luôn luôn nằm trong khoảng từ 1 tới 126, mỗi một byte trong 3 bytes còn lại sẽ có giá trị trong khoảng 1 đến 254.
Đối với việc chỉ có 16.777.214 máy trong khi sử dụng 24 bit đánh địa chỉ máy trong mạng cũng được giải thích tương tự.
Địa chỉ lớp A có dạng:
với con số thập phân đầu tiên chỉ tới 127.
Ví dụ: Địa chỉ IP là : 9. 6. 7. 8
Nút được gán Host ID là 6. 7. 8, nằm trong mạng lớp A có địa chỉ là 9. 0. 0. 0
1.4.2. Địa chỉ lớp B
Một địa chỉ lớp B được nhận ra bởi 2 bit đầu tiên của byte thứ nhất mang giá trị 10. Lớp B sử dụng 2 byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng và 2 byte cuối đánh địa chỉ các máy tính trong mạng.
Có 64*256 - 2 = 16.128 địa chỉ mạng lớp B với 65.534 máy cho mỗi một địa chỉ lớp B.
Địa chỉ lớp B có dạng:
Byte đầu tiên của một địa chỉ lớp B nằm trong khoảng 128 tới 191.
Ví dụ: Với địa chỉ IP là : 190. 2. 2. 1
Nút được gán Host ID là 2. 1, nằm trong mạng lớp B có địa chỉ là 190. 2. 0. 0
1.4.3. Địa chỉ lớp C
Một số tổ chức có quy mô nhỏ có thể xin cấp phát địa chỉ lớp C. Một địa chỉ lớp C được nhận ra với 3 bit đầu mang giá trị 110. Mạng lớp C sử dụng 3 byte đầu để đánh địa chỉ mạng và 1 byte cuối đánh địa chỉ máy trong mạng. Có 2.097.152 -2 địa chỉ lớp C, mỗi địa chỉ lớp C có 254 máy.
Địa chỉ lớp C có dạng:
Địa chỉ lớp C được nhận ra với byte đầu tiên trong khoảng 192 tới 223
Ví dụ: Máy tính có IP là : 200. 6. 5. 4
Nút được gán Host ID là 4, nằm trong mạng lớp C có địa chỉ là 200. 6. 5. 0
1.5. Các thiết bị trên mạng
Card mạng : được đặt ngay trên mainboard của máy tính (có thể rời hoặc on board).
Đường truyền : Thông thường ta sử dụng dây hoặc cáp dẫn chuyên dụng. Gần đây có thêm môi trường không dây.
Đầu nối Có nhiều loại đầu nối tương ứng với các thiết bị mạng khác nhau như đầu nối RJ45 dùng cho dây xoắn trong mạng hình sao, đầu nối BNC và BNC-T cho mạng tuyến tính, các tranceiver cho mạng tuyến tính sử dụng cáp béo v.v.
Bộ nhắc lại (Repeater). Khi tín hiệu được truyền trên dây, khoảng cách càng xa tín hiệu càng yếu. Để đảm bảo tín hiệu đủ mạnh, sau một đoạn nhất định, tùy theo loại dây ta phải bố trí bộ nhắc lại để khuếch đại tín hiệu trước khi truyền tiếp. Bộ nhắc lại chỉ làm việc trong trường hợp đoạn dây trước và sau nó thuộc cùng loại mạng (Ethernet hay Token Ring) và ta có thể nối nhiều nhất là 4 bộ nhắc lại trong một mạng cục bộ. Và cần nhớ rằng, hub chủ động cũng là một bộ nhắc lại.
Bộ tập trung Hub : dùng để liên lạc giữa các máy tính trong mạng. Có ba loại là Hub chủ động, Hub bị động và Hub kết hợp.
Thiết bị chuyển mạch Switch.
Bộ điều chế và giải chế Modem : để kết nối các máy tính qua đường điện thoại, cho phép chtyrao đổi thư điện tử, chuyển tệp,...Modem không thể kết nối các máy mạng ở xa nhau nhưng ta có thể dùng với Router để kết nối các mạng thông qua mạng điện thoại để tạo thành mạng công cộng.
Cầu nối Bridge : nối hai mạng có cùng địa chỉ Net.
Bộ dẫn đường Router : là một thiết bị thông minh có thể chọn đường đi tối ưu cho gói tin theo một tiêu chuẩn nào đó. Dùng Router để nối các mạng con có subnet khác nhau thành một liên mạng.
2. > Hệ điều hành Windows NT
2.1. Giới thiệu hệ điều hành
Năm 1993, phiên bản đầu tiên của Windows NT (phiên bản 3.5) ra đời và sau đó là các phiên bản 3.51, 4.0. Mỗi phiên bản là một bước tiến .Sự kết hợp cao của hiệu năng, hỗ trợ mạng, tính tiện dụng và độ tin cậy đã đưa Windows NT 4.0 trở thành phiên bản linh hoạt nhất. Những người quản trị hệ thống thông tin của các cơ quan hài lòng với độ tin cậy cũng như khả năng bảo mật cao của hệ thống trong khi NSD cuối (end-user) thì thích các giao diện đồ hoạ kiểu Windows 95 và không còn sự phiền toái phải khởi động lại hệ thống mỗi khi hỏng một phần mềm ứng dụng.
Windows NT Server kết hợp các khả năng về tệp và in ấn của Novell NetWare với những dịch vụ ứng dụng của UNIX trên một hệ điều hành mạng đa mục đích. Như một máy chủ tệp và in ấn cực kỳ nhanh, Windows NT Server cho phép bạn chia sẻ thông tin cũng như truy nhập máy in và các thiết bị khác trên mạng. Nó đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng ứng dụng cho phép bạn mua hoặc xây dựng các giải pháp nghiệp vụ. Windows NT Server hỗ trợ hàng loạt giải pháp nghiệp vụ then chốt của những hãng phần mềm nổi tiếng như Oracle, Sybase, SAP, v.v. Đồng thời nó là thành viên của họ các ứng dụng chủ tích hợp Microsoft BackOffice bao gồm hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán SQL Server, hệ thư tín điện tử và công cụ nhóm Exchange Server, hệ quản trị các hệ thống, phần cứng, phần mềm trong mạng System Management Server (SMS), hệ kết nối các máy tính lớn và máy mini của IBM là SNA Server, hệ quản lý các thông tin siêu văn bản Internet Information Server và đang được mở rộng với các ứng dụng chủ về bảo mâ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: 47,80KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)