NHUNG CAU CHUYEN KE VE BAC HO
Chia sẻ bởi Đinh Quốc Nguyễn |
Ngày 09/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: NHUNG CAU CHUYEN KE VE BAC HO thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
NHỮNG CÂU CHUYỆN NHỎ VỀ BÁC HỒ
Mắt lòa, tâm sáng
...Anh em thương binh không còn nhìn thấy được Bác, Bác gọi tất cả quây quần bên mình. Anh em cận vệ, cán bộ trung tâm thấy Bác khóc, những giọt nước mắt chan chứa hai khóe mắt, chảy tràn xuống gò má và làm lấp lánh chòm râu bạc.
Bất chợt, có tiếng một anh thương binh vang lên tưởng như vỡ òa cả không gian trầm lắng khi đó. "Ối, Bác... Bác khóc...". Ngay lập tức, tiếng khóc của người thương binh trở nên có một sức mạnh kì diệu, những anh em thương binh khác ở xung quanh sờ, đón những giọt lệ của Bác với bao tiếng thốt lên: “Bác... Bác thương chúng cháu. Bác khóc. Có những kẻ lại khinh chúng cháu là "đồ mù"”.
Trên đường về, Bác ghé tai bác sĩ Trần Duy Hưng, khi đó là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đang ngồi cạnh Người. "Mắt sáng mà tim mù mới là kẻ đáng sợ nhất". Bác sĩ Trần Duy Hưng vui vẻ nói với Bác: "Mắt sáng nhìn thấy cả thiên hạ về mình". Bác nhẹ nhàng nói: "Cái đạo làm người "tri túc" tu khó thành lắm".
Câu chuyện "gần dân"
Sinh thời, tất cả tiền lương, tiền viết sách, viết báo Bác giao hết cho cần vụ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng trên đường Quán Thánh. Năm 1965, Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, tình hình căng ghê gớm.
Một buổi trưa, Bác nằm dưới tán cây to ở Phủ Chủ tịch, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ lại hỏi: "Trời nắng thế này, mình nằm dưới tán cây mà còn thấy hầm hập, không biết anh em trực chiến trên nóc nhà Quốc hội có đủ nước dùng không? Bác dạo này yếu quá, sợ lên không nổi".
Đồng chí Vũ Kỳ chạy đi một lúc, quay trở về. Bác nói ngay: "Chú phải nói đúng những điều chú thấy, chú nghe. Bác bị tuyên truyền không ít...". Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại anh em chiến sĩ có nước chín để dùng nhưng phải dè sẻn... Sau một hồi suy nghĩ, Bác nói lại: "Chú cho rút tất cả tiền tiết kiệm của Bác, gửi ngay sang Bộ Quốc Phòng. Chú nói tiền này Bác tặng cho bộ đội phòng không để có thêm nước uống". Trưa hôm sau, đồng chí Lê Hữu Lập, cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của Bác và trao cho Bộ Quốc phòng.
Một lần khác, trong chuyến đi công tác tại tỉnh Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước. Bác Hồ không nói gì. Chỉ riêng một chi tiết này thôi cũng khiến chúng ta phải ngỡ ngàng và đặt câu hỏi: "Tại sao Bác xa đất nước hơn 30 năm, từ ngày còn là anh thanh niên Nguyễn Tất Thành 20 tuổi, lại sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, nhưng công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ. Đó lẽ nào không phải là trọng cái gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân".
Tiết kiệm là không hoang phí
Sống bên Bác một thời gian, biết tính Bác nên mỗi lần đi công tác xa là anh em cần vụ lại chuẩn bị... cơm nắm. Tôi nhớ khi đó là vào năm 1962, ngày rét đậm, Bác có chuyến công tác xa Hà Nội. Tôi ngồi cạnh đồng chí Vũ Kỳ, thấy bất ngờ khi dưới sàn xe là 3 phích nước cỡ lớn.
Tôi hỏi "Sao hôm nay lại mang đi nhiều phích thế này?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Bác dặn rồi, hôm nay công tác, anh em ở tỉnh, ở huyện chắc sẽ lại mổ bò mổ trâu, chuẩn bị mâm cỗ. Vì đang là mùa rét, Bác bảo đem canh đi". Tôi lại hỏi: "Vậy ăn thế nào?". “Nước cho vào phích, cái thì cho vào cặp lồng, đậy chặt lại. Khi dừng chân dọc đường, đổ nước sôi vào là có ngay bát canh ngon rồi...”.
Một câu chuyện khác. Sinh thời, Bác luôn căn dặn cán bộ đừng tự cho mình quyền sống sung sướng trên sự khổ sở của nhân dân. Năm 1964, cả miền Bắc phát động phong trào tiết kiệm. Tết năm đó, đồng chí Vũ Kỳ báo cáo với Bác việc chuẩn bị ăn Tết của anh em trong Phủ Chủ tịch.
Đồng chí Vũ Kỳ nói đại ý năm nay toàn miền Bắc phát động tiết kiệm nên chỉ tổ chức tiệc trà cho anh em "phá cỗ" đơn giản... Bác không đồng ý. Bác nói, truyền thống dân tộc, cả năm chỉ có 3 ngày Tết, phải cho anh em được vui không khí ngày Tết. Tiết kiệm không có nghĩa là ép mình, ép mọi người phải sống khổ hạnh. Tiết kiệm
Mắt lòa, tâm sáng
...Anh em thương binh không còn nhìn thấy được Bác, Bác gọi tất cả quây quần bên mình. Anh em cận vệ, cán bộ trung tâm thấy Bác khóc, những giọt nước mắt chan chứa hai khóe mắt, chảy tràn xuống gò má và làm lấp lánh chòm râu bạc.
Bất chợt, có tiếng một anh thương binh vang lên tưởng như vỡ òa cả không gian trầm lắng khi đó. "Ối, Bác... Bác khóc...". Ngay lập tức, tiếng khóc của người thương binh trở nên có một sức mạnh kì diệu, những anh em thương binh khác ở xung quanh sờ, đón những giọt lệ của Bác với bao tiếng thốt lên: “Bác... Bác thương chúng cháu. Bác khóc. Có những kẻ lại khinh chúng cháu là "đồ mù"”.
Trên đường về, Bác ghé tai bác sĩ Trần Duy Hưng, khi đó là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đang ngồi cạnh Người. "Mắt sáng mà tim mù mới là kẻ đáng sợ nhất". Bác sĩ Trần Duy Hưng vui vẻ nói với Bác: "Mắt sáng nhìn thấy cả thiên hạ về mình". Bác nhẹ nhàng nói: "Cái đạo làm người "tri túc" tu khó thành lắm".
Câu chuyện "gần dân"
Sinh thời, tất cả tiền lương, tiền viết sách, viết báo Bác giao hết cho cần vụ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng trên đường Quán Thánh. Năm 1965, Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, tình hình căng ghê gớm.
Một buổi trưa, Bác nằm dưới tán cây to ở Phủ Chủ tịch, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ lại hỏi: "Trời nắng thế này, mình nằm dưới tán cây mà còn thấy hầm hập, không biết anh em trực chiến trên nóc nhà Quốc hội có đủ nước dùng không? Bác dạo này yếu quá, sợ lên không nổi".
Đồng chí Vũ Kỳ chạy đi một lúc, quay trở về. Bác nói ngay: "Chú phải nói đúng những điều chú thấy, chú nghe. Bác bị tuyên truyền không ít...". Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại anh em chiến sĩ có nước chín để dùng nhưng phải dè sẻn... Sau một hồi suy nghĩ, Bác nói lại: "Chú cho rút tất cả tiền tiết kiệm của Bác, gửi ngay sang Bộ Quốc Phòng. Chú nói tiền này Bác tặng cho bộ đội phòng không để có thêm nước uống". Trưa hôm sau, đồng chí Lê Hữu Lập, cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của Bác và trao cho Bộ Quốc phòng.
Một lần khác, trong chuyến đi công tác tại tỉnh Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước. Bác Hồ không nói gì. Chỉ riêng một chi tiết này thôi cũng khiến chúng ta phải ngỡ ngàng và đặt câu hỏi: "Tại sao Bác xa đất nước hơn 30 năm, từ ngày còn là anh thanh niên Nguyễn Tất Thành 20 tuổi, lại sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, nhưng công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ. Đó lẽ nào không phải là trọng cái gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân".
Tiết kiệm là không hoang phí
Sống bên Bác một thời gian, biết tính Bác nên mỗi lần đi công tác xa là anh em cần vụ lại chuẩn bị... cơm nắm. Tôi nhớ khi đó là vào năm 1962, ngày rét đậm, Bác có chuyến công tác xa Hà Nội. Tôi ngồi cạnh đồng chí Vũ Kỳ, thấy bất ngờ khi dưới sàn xe là 3 phích nước cỡ lớn.
Tôi hỏi "Sao hôm nay lại mang đi nhiều phích thế này?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Bác dặn rồi, hôm nay công tác, anh em ở tỉnh, ở huyện chắc sẽ lại mổ bò mổ trâu, chuẩn bị mâm cỗ. Vì đang là mùa rét, Bác bảo đem canh đi". Tôi lại hỏi: "Vậy ăn thế nào?". “Nước cho vào phích, cái thì cho vào cặp lồng, đậy chặt lại. Khi dừng chân dọc đường, đổ nước sôi vào là có ngay bát canh ngon rồi...”.
Một câu chuyện khác. Sinh thời, Bác luôn căn dặn cán bộ đừng tự cho mình quyền sống sung sướng trên sự khổ sở của nhân dân. Năm 1964, cả miền Bắc phát động phong trào tiết kiệm. Tết năm đó, đồng chí Vũ Kỳ báo cáo với Bác việc chuẩn bị ăn Tết của anh em trong Phủ Chủ tịch.
Đồng chí Vũ Kỳ nói đại ý năm nay toàn miền Bắc phát động tiết kiệm nên chỉ tổ chức tiệc trà cho anh em "phá cỗ" đơn giản... Bác không đồng ý. Bác nói, truyền thống dân tộc, cả năm chỉ có 3 ngày Tết, phải cho anh em được vui không khí ngày Tết. Tiết kiệm không có nghĩa là ép mình, ép mọi người phải sống khổ hạnh. Tiết kiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Quốc Nguyễn
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)