NHỮNG ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẺ NỔI TIỂNG CỦA VIỆT NAM
Chia sẻ bởi Đoàn Hữu Động |
Ngày 16/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: NHỮNG ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẺ NỔI TIỂNG CỦA VIỆT NAM thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Hình ảnh lịch sử về những anh hùng liệt sĩ trẻ
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai... là những hình ảnh lịch sử về các anh hùng liệt sĩ trẻ được giới thiệu tại triển lãm.
Triển lãm ảnh "TP HCM thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa" diễn ra đến 10/8 tại 3 địa điểm Nhà văn hóa Thanh niên, Công viên Chi Lăng và đường Đồng Khởi (quận 1) nhằm giới thiệu những tấm gương tiêu biểu của các anh hùng, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong ảnh là anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn (1931 - 1954) xung phong lấy vai làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt quân thù trong chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót (1922 - 1954) lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên tiêu diệt hỏa lực địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh này mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng.
"Nhằm thẳng quân thù, bắn" - Hiệu lệnh của chiến sĩ Nguyễn Viết Xuân (1934 -1964) như tiếng kèn xung trận của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ còn vang mãi trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964), người đã thực hiện cuộc đánh bom nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara, song không thành công. Hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang bất khuất trước họng súng kẻ thù ngày 15/10/1964 mãi mãi là tấm gương sáng để thanh niên Việt Nam noi theo.
Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu (1933 - 1952), chiến sĩ công an xung phong quận Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Sự kiện ngày 9/1/1950 đã đi vào lịch sử là ngày truyền thống Sinh viên - học sinh toàn quốc gắn liền với hình ảnh liệt sĩ học sinh Trần Văn Ơn (1931 - 1950, trường Pétrus Ký) hy sinh anh dũng trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Người đoàn viên thanh niên Lý Tự Trọng (1914 - 1931) với câu nói đanh thép trước tòa án Pháp: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể là con đường nào khác", chính là biểu tượng sinh động của thanh niên Việt Nam trên con dường dấn thân cứu nước.
Hình ảnh liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970) xông pha trong gian khổ, không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho thương, bệnh binh và đồng bào vùng kháng chiến với một tâm hồn lạc quan, yêu đời đã trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo.
Trong chiến tranh chống Mỹ xâm lược, sự hy sinh anh dũng của 10 trong số 12 cô gái Tiểu đội 4 (Đại đội Thanh niên xung phong 552) đang san lấp hố bom khi làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tại ngã ba Đồng Lộc (một trong những điểm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ ở Hà Tĩnh) cuối năm 1968 đã tạo nên một "Bản hùng ca" bất tử.
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai... là những hình ảnh lịch sử về các anh hùng liệt sĩ trẻ được giới thiệu tại triển lãm.
Triển lãm ảnh "TP HCM thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa" diễn ra đến 10/8 tại 3 địa điểm Nhà văn hóa Thanh niên, Công viên Chi Lăng và đường Đồng Khởi (quận 1) nhằm giới thiệu những tấm gương tiêu biểu của các anh hùng, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong ảnh là anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn (1931 - 1954) xung phong lấy vai làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt quân thù trong chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót (1922 - 1954) lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên tiêu diệt hỏa lực địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh này mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng.
"Nhằm thẳng quân thù, bắn" - Hiệu lệnh của chiến sĩ Nguyễn Viết Xuân (1934 -1964) như tiếng kèn xung trận của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ còn vang mãi trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964), người đã thực hiện cuộc đánh bom nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara, song không thành công. Hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang bất khuất trước họng súng kẻ thù ngày 15/10/1964 mãi mãi là tấm gương sáng để thanh niên Việt Nam noi theo.
Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu (1933 - 1952), chiến sĩ công an xung phong quận Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Sự kiện ngày 9/1/1950 đã đi vào lịch sử là ngày truyền thống Sinh viên - học sinh toàn quốc gắn liền với hình ảnh liệt sĩ học sinh Trần Văn Ơn (1931 - 1950, trường Pétrus Ký) hy sinh anh dũng trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Người đoàn viên thanh niên Lý Tự Trọng (1914 - 1931) với câu nói đanh thép trước tòa án Pháp: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể là con đường nào khác", chính là biểu tượng sinh động của thanh niên Việt Nam trên con dường dấn thân cứu nước.
Hình ảnh liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970) xông pha trong gian khổ, không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho thương, bệnh binh và đồng bào vùng kháng chiến với một tâm hồn lạc quan, yêu đời đã trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo.
Trong chiến tranh chống Mỹ xâm lược, sự hy sinh anh dũng của 10 trong số 12 cô gái Tiểu đội 4 (Đại đội Thanh niên xung phong 552) đang san lấp hố bom khi làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tại ngã ba Đồng Lộc (một trong những điểm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ ở Hà Tĩnh) cuối năm 1968 đã tạo nên một "Bản hùng ca" bất tử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Hữu Động
Dung lượng: 490,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)