Nhung 6789
Chia sẻ bởi Phạm Thị Nhung |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: nhung 6789 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chuyển động cơ học:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động:
Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Chuyển động cơ học:
Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.
Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.
Bài 2: VẬN TỐC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc:
Trong đó S: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị của vận tốc:
Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =m/s.
Lưu ý:
Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s =nút.
- Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s.
Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km 1016m.
Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng gần bằng 43 triệu tỉ mét.
Phương pháp giải:
Công thức tính vận tốc:
Công thức tính vận tốc:
Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S= v.t.
Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t =
So sánh chuyển động nhanh hay chậm:
- Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động, Vật C làm mốc ( thường là mặt đường )
Căn cứ vào vận tốc các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.
Ví dụ : V1 = 3km/h và V2 = 5km/h thì V1 < V2
Nếu đề hỏi vận tốc lớn gấp mấy lần thì ta lập tỉ số giữa 2 vận tốc.
Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B ( vận tốc tương đối).
+ Khi 2 vật chuyển động cùng chiều :
v = va - vb (va > vb ) Vật A lại gần vật B
v = vb - va (va < vb ) Vật B đi xa hơn vật A
+ Khi hai vật ngược chiều : Nếu 2 vật đi ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau ( v = va + vb )
3. Bài toán hai vật chuyển động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Nhung
Dung lượng: 121,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)