Nhà hóa học Mendeleef
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cảnh |
Ngày 29/04/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Nhà hóa học Mendeleef thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Nhà hóa học Dmitri Ivanovich Mendeleev
(1834- 1907)
Tiểu sử
Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907) – cha đẻ của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sinh tại thành phố Tobolsk (Siberia), là người con thứ 16 trong một gia đình có 17 người con. Cha ông là hiệu trưởng một trường trung học phổ thông trong thành phố. Từ thủa nhỏ, ông đã bộc lộ khí chất thông minh, bản lĩnh cương nghị, bộc trực. Sống trong tình yêu thương và sự dạy dỗ của mẹ và các anh chị (cha ông qua đời sớm) – những người thầy đầu tiên của ông, Mendeleev luôn tâm niệm: “Mọi thứ trên đời đều là khoa học. Mọi thứ trên đời đều là nghệ thuật. Mọi thứ trên đời đều là sự yêu thương”.
Năm 1856, ông quay trở lại Đại học Tổng hợp St. Petersburg tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình. 3 năm sau, ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ với đề tài “Thể tích riêng”. ông đã sang Đức làm việc 2 năm. Sau khi trở về Nga, ông được phong giáo sư chính thức của Đại học Tổng hợp St. Petersburg. ở đây, ông tiến hành công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong vòng 35 năm. Năm 1892, ông được Nga hoàng bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của Trạm cân đo mẫu.
Theo sáng kiến của ông, vào năm 1893, Trạm này được cải tiến thành Viện đo lường.
Thành tựu
Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn “Cơ sở hóa học”, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Nó có giá trị trang bị cho các nhà khoa học những kiến thức đúng đắn và chính xác khi bước vào nghề. Một số công trình nổi tiếng khác của ông là: “Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước”, luận án tiến sĩ “về hợp chất của rượu với nước”… Tất cả được tập hợp thành 25 tập sách dày – một bộ “Bách khoa toàn thư” thực sự.
Không chỉ là một nhà khoa học lỗi lạc với những công trình về hóa học, Mendeleev còn rất xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác. ông đã hệ thống hóa các tri thức tản mạn về hiện tượng đồng hình, nhờ đó đã phát triển môn địa hóa học.
Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản xuất vodka . Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn
Mendeleev cũng nghiên cứu thành phần của các giếng dầu, và giúp thành lập nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Nga.
.
Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển
Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng ông lại bị chế độ Sa hoàng bài xích. Là một nhà khoa học chân chính, không chịu khuất phục trước bất cứ âm mưu nào, Mendeleev đã tham gia biểu tình phản đối Sa hoàng. Bọn tay chân của Sa hoàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để thao túng không cho ông được vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Các nhà khoa học chân chính trên khắp thế giới hết sức phẫn nộ
Một nhà khoa học người Đức đã viết thư gửi Mendeleev, trong thư nói rằng: “Tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới ông. Thế nhưng, ông hãy tin rằng, thế lực phản động đen tối không thể bưng bít được tiếng nói của các nhà khoa học”.
Gần như tất cả các trường đại học ở Nga đều chọn ông làm giáo sư danh dự, các viện hàn lâm khoa học nổi tiếng như: Viện Hàn lâm Khoa học Luân Đôn, Pari… đã mời ông làm viện sĩ danh dự.
Năm 1907, Mendeleev mất ở tuổi 72 tại Saint Petrsbourg vì bệnh cúm. Miệng núi lửa Mendeleev trên Mặt Trăng, cũng như nguyên tố số 101, chất phóng xạ Mendelevium, được đặt theo tên ông.
Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.
(1834- 1907)
Tiểu sử
Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907) – cha đẻ của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sinh tại thành phố Tobolsk (Siberia), là người con thứ 16 trong một gia đình có 17 người con. Cha ông là hiệu trưởng một trường trung học phổ thông trong thành phố. Từ thủa nhỏ, ông đã bộc lộ khí chất thông minh, bản lĩnh cương nghị, bộc trực. Sống trong tình yêu thương và sự dạy dỗ của mẹ và các anh chị (cha ông qua đời sớm) – những người thầy đầu tiên của ông, Mendeleev luôn tâm niệm: “Mọi thứ trên đời đều là khoa học. Mọi thứ trên đời đều là nghệ thuật. Mọi thứ trên đời đều là sự yêu thương”.
Năm 1856, ông quay trở lại Đại học Tổng hợp St. Petersburg tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình. 3 năm sau, ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ với đề tài “Thể tích riêng”. ông đã sang Đức làm việc 2 năm. Sau khi trở về Nga, ông được phong giáo sư chính thức của Đại học Tổng hợp St. Petersburg. ở đây, ông tiến hành công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong vòng 35 năm. Năm 1892, ông được Nga hoàng bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của Trạm cân đo mẫu.
Theo sáng kiến của ông, vào năm 1893, Trạm này được cải tiến thành Viện đo lường.
Thành tựu
Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn “Cơ sở hóa học”, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Nó có giá trị trang bị cho các nhà khoa học những kiến thức đúng đắn và chính xác khi bước vào nghề. Một số công trình nổi tiếng khác của ông là: “Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước”, luận án tiến sĩ “về hợp chất của rượu với nước”… Tất cả được tập hợp thành 25 tập sách dày – một bộ “Bách khoa toàn thư” thực sự.
Không chỉ là một nhà khoa học lỗi lạc với những công trình về hóa học, Mendeleev còn rất xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác. ông đã hệ thống hóa các tri thức tản mạn về hiện tượng đồng hình, nhờ đó đã phát triển môn địa hóa học.
Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản xuất vodka . Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn
Mendeleev cũng nghiên cứu thành phần của các giếng dầu, và giúp thành lập nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Nga.
.
Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển
Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng ông lại bị chế độ Sa hoàng bài xích. Là một nhà khoa học chân chính, không chịu khuất phục trước bất cứ âm mưu nào, Mendeleev đã tham gia biểu tình phản đối Sa hoàng. Bọn tay chân của Sa hoàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để thao túng không cho ông được vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Các nhà khoa học chân chính trên khắp thế giới hết sức phẫn nộ
Một nhà khoa học người Đức đã viết thư gửi Mendeleev, trong thư nói rằng: “Tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới ông. Thế nhưng, ông hãy tin rằng, thế lực phản động đen tối không thể bưng bít được tiếng nói của các nhà khoa học”.
Gần như tất cả các trường đại học ở Nga đều chọn ông làm giáo sư danh dự, các viện hàn lâm khoa học nổi tiếng như: Viện Hàn lâm Khoa học Luân Đôn, Pari… đã mời ông làm viện sĩ danh dự.
Năm 1907, Mendeleev mất ở tuổi 72 tại Saint Petrsbourg vì bệnh cúm. Miệng núi lửa Mendeleev trên Mặt Trăng, cũng như nguyên tố số 101, chất phóng xạ Mendelevium, được đặt theo tên ông.
Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cảnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)