Nguyễn Minh Châu
Chia sẻ bởi Đoàn Minh Thiện |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Minh Châu thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nguyễn Minh Châu
TUESDAY, 23. OCTOBER 2007, 03:49:14
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGữ VĂN.
Nguyễn Minh Châu,người viết văn và thời đại (bài của nhà phê bình Vương Trí Nhàn)
Năng khiếu và thói quen Vào những ngày thật rét, ở những khu tập thể chung quanh Hà Nội người ta thường vẫn bắt gặp những đám trẻ ngồi lẩn mẩn bẻ từng mẩu củi khô cho vào những cái ống bơ rồi gầy lửa và cầm sợi dây đã buộc hai đầu vào miệng ống bơ, quay lên nhiều vòng cho cháy thành ngọn lửa để sưởi. Ở nông thôn cảnh trẻ lúi húi bên đám lửa càng hay gặp hơn: bên bờ tre, ngoài cánh đồng, chỗ nào có trẻ là chỗ ấy thường thấy lửng lơ vài đám khói lên. Mỗi lần được chứng kiến những đám trẻ vừa sưởi vừa nghịch đó và hiểu rằng khói lửa mang lại nhiều niềm vui cho những cô bé cậu bé quây quần chung quanh, tôi lại nhớ cái đoạn hai nhân vật chính trong Dấu chân người lính là Lữ và Khuê lần đầu gặp nhau. - Cậu không thích khói à? - Lữ cười hồn nhiên và hai cánh mũi phập phồng thở hít một cách khoan khoái - Mình ấy à, mình lại rất thích khói, có thể nói mình từng mê nó nữa kia. Hồi còn bé mình ở nhà mẹ mình cũng thường mắng mình là thằng ngốc. Mình ra bờ tre, hễ nhà ai hun đống dấm, hun chuột đồng, hay là bất cứ người ta đốt cái gì, mình cũng liền sà ngay vào hít lấy hít để cái mùi cay cay nồng nồng của khói. Mình cứ đứng như thế cho đến lúc hai con mắt đỏ lên và nước mắt chảy giàn giụa chung quanh mi, không còn nhìn thấy gì nữa. Khuê hỏi một cách thích thú: - Khói có gì đáng mê vậy, cậu điên hả? - Cậu không để ý rằng khói lửa là một mặt rất quan trọng trong đời sống của xã hội loài người? Trong hoà bình hay là trong chiến tranh đều có những đám khói riêng của nó! Cậu từng đi học, cậu không nhớ có biết bao nhà văn nhà thơ đã tả nó, và chúng mình đã phải chong đèn, bò ra phản mà học những câu thuộc lòng như Nửa năm hương lửa đang nồng hoặc Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây. Đấy, những câu người ta viết hay nhất đều có khói... Một chi tiết vui vui, thể hiện rõ lối lý sự của một cậu học trò có tư chất nghệ sĩ, nghe ngộ nghĩnh lạ tai, thậm chí có một chút nguỵ biện, song rất gợi nhớ. Đọc xong người ta chỉ nghĩ: phải những nhà văn rất có năng khiếu nghề nghiệp mới đưa ra được một chi tiết như vậy. Một trường hợp khác: Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu kể một nhân vật phụ nữ trẻ, chị Quỳ bỗng dưng thấy chán người yêu, một người con trai “dũng cảm, đứng đắn, có tài năng, đẹp trai” chỉ bởi một lần nào đó phát hiện ra anh ấy có mồ hôi tay “mỗi lần tôi phải cầm lấy bàn tay anh ấy là lại thấy trên bàn tay mình một cảm giác dấp dính và lạnh”. Và thế rồi hai người bỏ nhau thật. Một lý do vớ vẩn - nhiều người chắc không hiểu nổi. Nhưng không ít bạn đọc phụ nữ đọc truyện này nói rằng những cảm giác thoáng qua như vậy, tưởng chỉ các bà các chị biết riêng với nhau, chứ đâu ngờ có lúc lại xuất hiện trên trang viết của một nhà văn đàn ông. Khi khen văn Hemingway, Garcia Marquez có lưu ý một vài chi tiết được sử dụng trong Hạnh phúc ngắn ngủi của Mark Comber rất hay và ông gọi đó là “những điều ngu ngơ thần tình mà chỉ những nhà văn sáng suốt mới viết lên được”. Tôi không dám nói rằng các chi tiết trong văn Nguyễn Minh Châu hôm nay đã đạt đến mức thần tình, nhưng đúng là trong Cửa sông và Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê có không biết bao nhiêu chi tiết lặt vặt như vâỵ. Ngu ngơ, vâng; không đâu vào đâu, đúng thế, nhưng nếu thiếu đi thì lại mất hết cả cái gọi là duyên riêng của văn chương. Ngược lại, khả năng cảm nhận và nhu cầu nói ra bằng được những điều ngu ngơ này chính là khả năng biết nắm bắt cuộc sống với tất cả vẻ xù xì của nó, sự đa dạng của nó, và nhất là cái lung linh kỳ ảo của nó, từ đó hình thành cái gọi là cảm quan văn học như người ta vẫn nói. Suy cho cùng, thì một lối cảm nhận đời sống như thế đã có ở mọi người bình thường, nhưng chỉ ở các nghệ sĩ nó mới được khai thác đầy đủ, để rồi kết hợp với năng khiếu vận dụng ngôn ngữ mà làm nên những tài năng viết văn, một loại tài năng hiếm hoi mà đôi
TUESDAY, 23. OCTOBER 2007, 03:49:14
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGữ VĂN.
Nguyễn Minh Châu,người viết văn và thời đại (bài của nhà phê bình Vương Trí Nhàn)
Năng khiếu và thói quen Vào những ngày thật rét, ở những khu tập thể chung quanh Hà Nội người ta thường vẫn bắt gặp những đám trẻ ngồi lẩn mẩn bẻ từng mẩu củi khô cho vào những cái ống bơ rồi gầy lửa và cầm sợi dây đã buộc hai đầu vào miệng ống bơ, quay lên nhiều vòng cho cháy thành ngọn lửa để sưởi. Ở nông thôn cảnh trẻ lúi húi bên đám lửa càng hay gặp hơn: bên bờ tre, ngoài cánh đồng, chỗ nào có trẻ là chỗ ấy thường thấy lửng lơ vài đám khói lên. Mỗi lần được chứng kiến những đám trẻ vừa sưởi vừa nghịch đó và hiểu rằng khói lửa mang lại nhiều niềm vui cho những cô bé cậu bé quây quần chung quanh, tôi lại nhớ cái đoạn hai nhân vật chính trong Dấu chân người lính là Lữ và Khuê lần đầu gặp nhau. - Cậu không thích khói à? - Lữ cười hồn nhiên và hai cánh mũi phập phồng thở hít một cách khoan khoái - Mình ấy à, mình lại rất thích khói, có thể nói mình từng mê nó nữa kia. Hồi còn bé mình ở nhà mẹ mình cũng thường mắng mình là thằng ngốc. Mình ra bờ tre, hễ nhà ai hun đống dấm, hun chuột đồng, hay là bất cứ người ta đốt cái gì, mình cũng liền sà ngay vào hít lấy hít để cái mùi cay cay nồng nồng của khói. Mình cứ đứng như thế cho đến lúc hai con mắt đỏ lên và nước mắt chảy giàn giụa chung quanh mi, không còn nhìn thấy gì nữa. Khuê hỏi một cách thích thú: - Khói có gì đáng mê vậy, cậu điên hả? - Cậu không để ý rằng khói lửa là một mặt rất quan trọng trong đời sống của xã hội loài người? Trong hoà bình hay là trong chiến tranh đều có những đám khói riêng của nó! Cậu từng đi học, cậu không nhớ có biết bao nhà văn nhà thơ đã tả nó, và chúng mình đã phải chong đèn, bò ra phản mà học những câu thuộc lòng như Nửa năm hương lửa đang nồng hoặc Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây. Đấy, những câu người ta viết hay nhất đều có khói... Một chi tiết vui vui, thể hiện rõ lối lý sự của một cậu học trò có tư chất nghệ sĩ, nghe ngộ nghĩnh lạ tai, thậm chí có một chút nguỵ biện, song rất gợi nhớ. Đọc xong người ta chỉ nghĩ: phải những nhà văn rất có năng khiếu nghề nghiệp mới đưa ra được một chi tiết như vậy. Một trường hợp khác: Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu kể một nhân vật phụ nữ trẻ, chị Quỳ bỗng dưng thấy chán người yêu, một người con trai “dũng cảm, đứng đắn, có tài năng, đẹp trai” chỉ bởi một lần nào đó phát hiện ra anh ấy có mồ hôi tay “mỗi lần tôi phải cầm lấy bàn tay anh ấy là lại thấy trên bàn tay mình một cảm giác dấp dính và lạnh”. Và thế rồi hai người bỏ nhau thật. Một lý do vớ vẩn - nhiều người chắc không hiểu nổi. Nhưng không ít bạn đọc phụ nữ đọc truyện này nói rằng những cảm giác thoáng qua như vậy, tưởng chỉ các bà các chị biết riêng với nhau, chứ đâu ngờ có lúc lại xuất hiện trên trang viết của một nhà văn đàn ông. Khi khen văn Hemingway, Garcia Marquez có lưu ý một vài chi tiết được sử dụng trong Hạnh phúc ngắn ngủi của Mark Comber rất hay và ông gọi đó là “những điều ngu ngơ thần tình mà chỉ những nhà văn sáng suốt mới viết lên được”. Tôi không dám nói rằng các chi tiết trong văn Nguyễn Minh Châu hôm nay đã đạt đến mức thần tình, nhưng đúng là trong Cửa sông và Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê có không biết bao nhiêu chi tiết lặt vặt như vâỵ. Ngu ngơ, vâng; không đâu vào đâu, đúng thế, nhưng nếu thiếu đi thì lại mất hết cả cái gọi là duyên riêng của văn chương. Ngược lại, khả năng cảm nhận và nhu cầu nói ra bằng được những điều ngu ngơ này chính là khả năng biết nắm bắt cuộc sống với tất cả vẻ xù xì của nó, sự đa dạng của nó, và nhất là cái lung linh kỳ ảo của nó, từ đó hình thành cái gọi là cảm quan văn học như người ta vẫn nói. Suy cho cùng, thì một lối cảm nhận đời sống như thế đã có ở mọi người bình thường, nhưng chỉ ở các nghệ sĩ nó mới được khai thác đầy đủ, để rồi kết hợp với năng khiếu vận dụng ngôn ngữ mà làm nên những tài năng viết văn, một loại tài năng hiếm hoi mà đôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Minh Thiện
Dung lượng: 122,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)