Nguoi phu nu trong VHTD

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Hoàng Vũ | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Nguoi phu nu trong VHTD thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN









Tên chuyên đề:

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA
MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS








Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9










CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 :
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn chuyên đề
Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ luôn được phản ánh sâu đậm và cao đẹp, đặc biệt là trong văn học trung đại. Tuy nhiên trong thực tế, văn học trung đại vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm vững hình tượng người phụ nữ trong văn học giai đoạn trung đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn văn học đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
Thế nhưng trong chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo đổi mới phương pháp dạy học thì các tác phẩm văn học không học theo tiến trình lịch sử, ít nội dung khái quát về văn học từng thời kì dẫn đến học sinh khó khăn trong trong việc xâu chuỗi các vấn đề qua nhiều tác phẩm. Mặt khác, chương trình lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các vấn đề về người phụ nữ có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh xã hội, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy cô có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học quan trọng này.
2/ Phạm vi kiến thức
Các sáng tác văn học Việt Nam giai đoạn từ TK X đến hết TK XIX. Tập trung chủ yếu vào các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 9 như: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu và một số tác giả, tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 7: Thơ Hồ Xuân Hương, " Chinh Phụ Ngâm" của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm. Ngoài ra có mở rộng đến một số tác phẩm ngoài chương trình như " Cung oán ngâm khúc " của Nguyễn Gia Thiều thuộc chương trình ngữ văn THPT ...Trong mỗi văn bản, chỉ tập trung làm rõ vẻ đẹp và bi kịch của nhân vật người phụ nữ và nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật ấy và một số vấn đề tham khảo.
3/ Đối tượng thực hiện
Học sinh lớp 9. Dùng cho đội tuyển bồi dưỡng HSG Ngữ văn cấp Huyện, cấp Tỉnh.
4/ Thời lượng sử dụng
Dạy trong 8 tiết.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
A/ KHÁI QUÁT
 1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học     
          Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Hình tượng văn học trong các tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc. Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình. Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Hoàng Vũ
Dung lượng: 237,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)