NGU VAN V1 KS-NB
Chia sẻ bởi Thái Chí Phương |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: NGU VAN V1 KS-NB thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO HUYỆN KIM SƠN
ĐỀ THI THỬ VÒNG 1 TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2014- 2015
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề gồm 3 câu, trình bày trên 01 trang)
Câu 1: (2 điểm).
Đọc 2 câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm).
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Câu 3: (6 điểm).
Dù cuộc sống chiến đấu đầy gian , nguy hiểm nhưng các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và sự lạc quan dũng cảm.
Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO THPT VÒNG 1.
Câu 1: (2 điểm ) ẩnTừ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. (0.5đ).
Đây không phải là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa (0.5đ).
Giải thích: Từ mặt trời đó dùng để gọi Bác Hồ, nó chỉ có ý nghĩa như thế khi ở trong câu thơ, ra khỏi câu thơ nó không còn mang ý nghĩa đó nữa.(0.5đ) Đó chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới. Không có trong hệ thống từ điển Tiếng Việt.(0.5đ).
Câu 2: Học sinh trình bày bằng một đoạn văn, có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
Khổ thơ là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về không gian làng quê lúc sang thu.(0.25đ)
Dấu hiệu mùa thu đầu tiên của Hữu Thỉnh được bắt đầu từ một mùi hương chín trong vườn nhà. Từ “Bỗng ” diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi phát hiện ra mùi hương đặc trưng của làng quê.(0.5đ)
Mùi hương đó nhẹ nhàng hòa quyện, trộn lẫn trong làn gió mang chút hơi heo may se lạnh của mùa đông. .(0.25đ)
Dấu hiệu mùa thu thứ hai đó là làn sương: nghệ thuật nhân hóa diễn tả làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp ngõ xóm làng quê, từ “chùng chình” diễn tả sự quyến luyến chưa muốn rời đi: Hạ chưa đi hết, thu chưa sang hẳn.(0.75đ)
Một chút thú vị, bâng khuâng như tự hỏi lòng mình: thu đã về thật rồi ư? (0.25đ)
Lưu ý: Nếu học sinh trình bày thành hai đoạn văn trở lên thì điểm tối đa là 0.75đ.
Câu 3: Học sinh trình bày theo bố cục bài văn nghị luận truyện, đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, lời nhận xét.
* Thân bài: Đảm bảo các luận điểm lớn sau:
- Những nét chung của ba nhân vật.
+ Giới thiệu về công việc, hoàn cảnh sống của họ…
+ Họ đều là các cô gái trẻ, dễ xúc động nhiều mơ ước, hồn nhiên mơ mộng, yêu đời thích làm duyên làm đẹp cho cuộc sống của mình.(dẫn chứng- phân tích).
+ Họ rất dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Những nét cá tính riêng của mỗi nhân vật:
+ Chị Thao: dũng cảm, bình tình trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.
+ Nho: em út, trẻ trung dễ thương nhưng cũng rất dũng cảm.
+ Phương Định:
Là cô gái Hà Nội vừa rời ghế nhà trường là vào chiến trường, tự ý thức được về ngoại hình của mình, tự nhận mình có ngoại hình khá, thích quan tâm đến hình thức.
Luôn nhớ những kỉ niệm về Hà Nội: nhớ về mẹ, về những hình ảnh, âm thanh quen thuộc của phố phường.
Hồn nhiên, mơ mộng và yêu đời…
Trong chiến đấu cô lại rất dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Cô dành nhiều tình cảm cho đồng đội và cũng rất cần những tình cảm của đồng đội dành cho mình…
ĐỀ THI THỬ VÒNG 1 TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2014- 2015
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề gồm 3 câu, trình bày trên 01 trang)
Câu 1: (2 điểm).
Đọc 2 câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm).
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Câu 3: (6 điểm).
Dù cuộc sống chiến đấu đầy gian , nguy hiểm nhưng các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và sự lạc quan dũng cảm.
Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO THPT VÒNG 1.
Câu 1: (2 điểm ) ẩnTừ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. (0.5đ).
Đây không phải là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa (0.5đ).
Giải thích: Từ mặt trời đó dùng để gọi Bác Hồ, nó chỉ có ý nghĩa như thế khi ở trong câu thơ, ra khỏi câu thơ nó không còn mang ý nghĩa đó nữa.(0.5đ) Đó chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới. Không có trong hệ thống từ điển Tiếng Việt.(0.5đ).
Câu 2: Học sinh trình bày bằng một đoạn văn, có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
Khổ thơ là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về không gian làng quê lúc sang thu.(0.25đ)
Dấu hiệu mùa thu đầu tiên của Hữu Thỉnh được bắt đầu từ một mùi hương chín trong vườn nhà. Từ “Bỗng ” diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi phát hiện ra mùi hương đặc trưng của làng quê.(0.5đ)
Mùi hương đó nhẹ nhàng hòa quyện, trộn lẫn trong làn gió mang chút hơi heo may se lạnh của mùa đông. .(0.25đ)
Dấu hiệu mùa thu thứ hai đó là làn sương: nghệ thuật nhân hóa diễn tả làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp ngõ xóm làng quê, từ “chùng chình” diễn tả sự quyến luyến chưa muốn rời đi: Hạ chưa đi hết, thu chưa sang hẳn.(0.75đ)
Một chút thú vị, bâng khuâng như tự hỏi lòng mình: thu đã về thật rồi ư? (0.25đ)
Lưu ý: Nếu học sinh trình bày thành hai đoạn văn trở lên thì điểm tối đa là 0.75đ.
Câu 3: Học sinh trình bày theo bố cục bài văn nghị luận truyện, đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, lời nhận xét.
* Thân bài: Đảm bảo các luận điểm lớn sau:
- Những nét chung của ba nhân vật.
+ Giới thiệu về công việc, hoàn cảnh sống của họ…
+ Họ đều là các cô gái trẻ, dễ xúc động nhiều mơ ước, hồn nhiên mơ mộng, yêu đời thích làm duyên làm đẹp cho cuộc sống của mình.(dẫn chứng- phân tích).
+ Họ rất dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Những nét cá tính riêng của mỗi nhân vật:
+ Chị Thao: dũng cảm, bình tình trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.
+ Nho: em út, trẻ trung dễ thương nhưng cũng rất dũng cảm.
+ Phương Định:
Là cô gái Hà Nội vừa rời ghế nhà trường là vào chiến trường, tự ý thức được về ngoại hình của mình, tự nhận mình có ngoại hình khá, thích quan tâm đến hình thức.
Luôn nhớ những kỉ niệm về Hà Nội: nhớ về mẹ, về những hình ảnh, âm thanh quen thuộc của phố phường.
Hồn nhiên, mơ mộng và yêu đời…
Trong chiến đấu cô lại rất dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Cô dành nhiều tình cảm cho đồng đội và cũng rất cần những tình cảm của đồng đội dành cho mình…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Chí Phương
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)