NGỮ VĂN 9 - TUYỂN SINH 10 - THPT
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Khâm |
Ngày 11/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: NGỮ VĂN 9 - TUYỂN SINH 10 - THPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KÌ II CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 05 câu trong 01 trang)
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm).
Dưới đây là một phần lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
…“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc, chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.”
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr 66)
Câu 1. (0,25 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2. (1,0 điểm) Nhân vật nói những lời trong đoạn văn là ai, nói với ai? Em hãy nêu nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích trên?
Câu 3. (0,75 điểm) Câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì? Em hiểu gì về ý nghĩa của câu văn này? Hãy ghi lại một số câu thơ, câu văn trong các văn bản mà em đã được học có nội dung tương đồng với câu nói của vua Quang Trung.
Câu 4. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KÌ II CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm).
Câu 1. (0,25 điểm)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự.
Câu 2. (1,0 điểm)
- Nhân vật nói những lời trong đoạn văn là vua Quang Trung. (0,25 điểm)
- Ông nói với quân lính tại tỉnh Nghệ An. (0,25 điểm)
- Nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích: (0,5 điểm)
+ Lòng yêu nước nồng nàn,
+ Niềm tự hào về cương vực lãnh thổ và chủ quyền đất nước.
+ Niềm tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông ta,
+ Bộc lộ lòng căm thù giặc.
Câu 3. (0,75 điểm)
- Câu văn gạch chân thuộc kiểu câu trần thuật. (0,25 điểm)
- Ý nghĩa của câu văn: Niềm tự hào về cương vực lãnh thổ riêng biệt và chủ quyền đất nước.
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải đúng ý.
- Hãy ghi lại một số câu thơ, câu văn trong các văn bản có nội dung tương đồng với câu nói của vua Quang Trung:
Học sinh có thể chỉ ra một số câu trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi nhưng phải chọn được những câu có nội dung tương tự như câu nói của vua Quang Trung. Học sinh tìm được các câu trong hai bài cho 0,5 điểm, nếu chỉ tìm được ở một bài giám khảo cho 0,25 điểm.
Câu 4. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em hãy trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
* Yêu cầu chung:
- Học sinh viết thành một đoạn văn hoặc văn bản.
- Hành văn trong sáng, có cảm xúc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay một cách mạch lạc, có sức thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể:
- (0,25 điểm) Khái niệm về lòng yêu nước: Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước - nơi mỗi người sinh ra và lớn lên; là hành động, việc làm để bảo vệ và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- (0,75 điểm) Khẳng định lòng yêu nước là tình cảm đúng đắn, cao đẹp, vì:
+ Đây là tình cảm nhân bản, mang tính cộng đồng, một biểu hiện đẹp của nhân cách con người.
+ Là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim mỗi người.
+ Tình cảm cao đẹp này là chỗ dựa tinh thần, là động lực để mỗi người học tập, làm việc và cống hiến cho quê hương đất nước.
Những biểu hiện về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay:
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp,
+ Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc giản dị của quê hương,
+ Yêu sự vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như: con đường, hàng cây, dòng sông, cánh đồng,…
+ Tự hào, trân trọng về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước,
+ Quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam,
+ Sẵn sàng xả thân để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc,...
- (0,5 điểm) Phê phán một số người không có lòng yêu nước:
+ Tuyên truyền sai lệch về chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Có lối sống ăn chơi, hưởng thụ, thậm chí sa ngã vi phạm pháp luật.
+ Một số bạn trẻ không có lý tưởng sống; sống ích kỷ, đua đòi, thiếu niềm tin, nghị lực và trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.
- (0,5 điểm) Trách nhiệm của thế hệ trẻ:
+ Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần làm giàu cho đất nước.
+ Vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đóng góp cho sự nghiệp chung.
+ Trong tình hình biển Đông hiện nay, tuổi trẻ học đường phải tuyên truyền về chủ quyền biển đảo và có việc làm thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo quê hương.
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
* Yêu cầu chung
- Về kiến thức:
+ Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương để làm sáng tỏ vấn đề: phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
+ Đánh giá nghệ thuật khắc họa nhân vật và thái độ, tấm lòng của Nguyễn Dữ.
- Về kĩ năng:
+ Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác, lập luận và kĩ năng làm bài nghị luận văn học làm sáng tỏ ý kiến.
+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 0,5 điểm.
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trích nguyên văn ý kiến.
2. Thân bài: 5,0 điểm.
Gồm 3 luận điểm:
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến. (0,5 điểm)
+ Số phận oan nghiệt là số phận khổ đau, oan trái.
+ Vẻ đẹp truyền thống đáng quý: Là những nét đẹp đáng quý, đáng trân trọng của người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa như tấm lòng hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng yêu thương,...
Ý kiến ở đề bài đã khẳng định giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính điều này đã tạo nên sức sống muôn đời của tác phẩm.
- Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ ý kiến. (4,0 điểm)
* Qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
+ Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến: Vì chiến tranh Vũ Nương phải sống trong cảnh cô phụ chờ chồng, một mình gánh vác việc gia đình. Sự xa cách vì chiến tranh đã tạo cơ hội cho tính đa nghi, cả ghen của Trương Sinh trỗi dậy. Chiến tranh gây chia lìa xa cách, chiến tranh là nguyên nhân gián tiếp gây ra bi kịch cho cuộc đời Vũ Nương. (0,5 điểm)
+ Là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền, của thói đa nghi, hồ đồ, vũ phu của người đàn ông. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, người đàn ông có quyền lực tối cao trong gia đình. Vậy nên Trương Sinh với bản tính đa nghi, lại là người thất học, chuyên quyền, vũ phu cùng với sự dung túng của chế độ PK đã tạo thế cho Trương Sinh ức hiếp vợ - nguyên nhân quan trọng, quyết định gây ra cái chết của Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương thực sự là một sự bức tử, người bức tử chính là Trương Sinh - hiện thân của chế độ phong kiến với tư tưởng nam quyền độc đoán. Cái chết của nàng là lời tố cáo thói ghen tuông, hồ đồ, vũ phu của người đàn ông; tố cáo những luật lệ hà khắc của XHPK đã trói buộc người phụ nữ và dung túng cho người đàn ông. (1,0 điểm)
Số phận của Vũ Nương cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn bị chà đạp, vùi dập. Trong xã hội bất công với tư tưởng định kiến hẹp hòi, người phụ nữ không thể tự đứng ra bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, họ chỉ biết tìm đến cái chết. Đây chính là bi kịch, là số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. (0,25 điểm)
* Qua nhân vật Vũ Nương tác phẩm còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
+ Vũ Nương là người vợ hiền thục, đảm đang, hết lòng yêu thương, chung thủy với chồng: Nàng luôn cư xử đúng phận làm vợ, giữ gìn khuôn phép, nhẫn nại, nhịn nhường để giữ hòa khí êm ấm cho gia đình. Khi chồng đi lính, nàng bày tỏ sự lo lắng với những gian nan, nguy hiểm mà chồng phải chịu, cầu mong chồng trở về với hai chữ bình yên. Suốt ba năm vắng chồng, nàng sống trong sự cô đơn, nhớ mong mòn mỏi; nàng hết sức giữ gìn tiết hạnh: cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa, chưa hề bén gót. Nàng một lòng một dạ chung thủy sắt son chờ chồng. Bị chồng nghi oan, nàng tìm mọi cách phân trần để chồng hiểu rõ về mình, tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trinh bạch. (1,0 điểm)
+ Vẻ đẹp của Vũ Nương còn tiếp tục tỏa rạng ngay khi nàng ở một thế giới khác: Vẫn thương nhớ chồng con, lo lắng cho phần mộ tổ tiên; khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã hiện về nói lời đa tạ tình chàng. Tuy chỉ là chi tiết kì ảo hoang đường nhưng nhờ đó mà tác giả đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu để ca ngợi Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhân từ, người vợ có tấm lòng chung tình tận nghĩa với chồng. (0,25 điểm)
+ Vũ Nương còn là một người mẹ hết lòng yêu thương con: dỗ dành, an ủi, trò chuyện cùng con để nuôi dưỡng tình cảm phụ tử trong lòng con, muốn khắc ghi vào lòng con hình bóng người cha thân yêu. (0,25 điểm)
+ Nàng là một người con dâu hiếu nghĩa: chăm sóc, động viên, an ủi khi mẹ chồng ốm đau; lo ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ qua đời. (0,5 điểm)
Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu, hiện thân của vẻ đ
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KÌ II CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 05 câu trong 01 trang)
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm).
Dưới đây là một phần lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
…“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc, chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.”
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr 66)
Câu 1. (0,25 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2. (1,0 điểm) Nhân vật nói những lời trong đoạn văn là ai, nói với ai? Em hãy nêu nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích trên?
Câu 3. (0,75 điểm) Câu văn gạch chân thuộc kiểu câu gì? Em hiểu gì về ý nghĩa của câu văn này? Hãy ghi lại một số câu thơ, câu văn trong các văn bản mà em đã được học có nội dung tương đồng với câu nói của vua Quang Trung.
Câu 4. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KÌ II CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm).
Câu 1. (0,25 điểm)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự.
Câu 2. (1,0 điểm)
- Nhân vật nói những lời trong đoạn văn là vua Quang Trung. (0,25 điểm)
- Ông nói với quân lính tại tỉnh Nghệ An. (0,25 điểm)
- Nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích: (0,5 điểm)
+ Lòng yêu nước nồng nàn,
+ Niềm tự hào về cương vực lãnh thổ và chủ quyền đất nước.
+ Niềm tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông ta,
+ Bộc lộ lòng căm thù giặc.
Câu 3. (0,75 điểm)
- Câu văn gạch chân thuộc kiểu câu trần thuật. (0,25 điểm)
- Ý nghĩa của câu văn: Niềm tự hào về cương vực lãnh thổ riêng biệt và chủ quyền đất nước.
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải đúng ý.
- Hãy ghi lại một số câu thơ, câu văn trong các văn bản có nội dung tương đồng với câu nói của vua Quang Trung:
Học sinh có thể chỉ ra một số câu trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi nhưng phải chọn được những câu có nội dung tương tự như câu nói của vua Quang Trung. Học sinh tìm được các câu trong hai bài cho 0,5 điểm, nếu chỉ tìm được ở một bài giám khảo cho 0,25 điểm.
Câu 4. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em hãy trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
* Yêu cầu chung:
- Học sinh viết thành một đoạn văn hoặc văn bản.
- Hành văn trong sáng, có cảm xúc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay một cách mạch lạc, có sức thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể:
- (0,25 điểm) Khái niệm về lòng yêu nước: Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước - nơi mỗi người sinh ra và lớn lên; là hành động, việc làm để bảo vệ và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- (0,75 điểm) Khẳng định lòng yêu nước là tình cảm đúng đắn, cao đẹp, vì:
+ Đây là tình cảm nhân bản, mang tính cộng đồng, một biểu hiện đẹp của nhân cách con người.
+ Là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim mỗi người.
+ Tình cảm cao đẹp này là chỗ dựa tinh thần, là động lực để mỗi người học tập, làm việc và cống hiến cho quê hương đất nước.
Những biểu hiện về lòng yêu nước của người Việt Nam trong thời đại ngày nay:
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp,
+ Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc giản dị của quê hương,
+ Yêu sự vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như: con đường, hàng cây, dòng sông, cánh đồng,…
+ Tự hào, trân trọng về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước,
+ Quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam,
+ Sẵn sàng xả thân để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc,...
- (0,5 điểm) Phê phán một số người không có lòng yêu nước:
+ Tuyên truyền sai lệch về chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Có lối sống ăn chơi, hưởng thụ, thậm chí sa ngã vi phạm pháp luật.
+ Một số bạn trẻ không có lý tưởng sống; sống ích kỷ, đua đòi, thiếu niềm tin, nghị lực và trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.
- (0,5 điểm) Trách nhiệm của thế hệ trẻ:
+ Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần làm giàu cho đất nước.
+ Vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đóng góp cho sự nghiệp chung.
+ Trong tình hình biển Đông hiện nay, tuổi trẻ học đường phải tuyên truyền về chủ quyền biển đảo và có việc làm thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo quê hương.
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
* Yêu cầu chung
- Về kiến thức:
+ Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương để làm sáng tỏ vấn đề: phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
+ Đánh giá nghệ thuật khắc họa nhân vật và thái độ, tấm lòng của Nguyễn Dữ.
- Về kĩ năng:
+ Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác, lập luận và kĩ năng làm bài nghị luận văn học làm sáng tỏ ý kiến.
+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 0,5 điểm.
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trích nguyên văn ý kiến.
2. Thân bài: 5,0 điểm.
Gồm 3 luận điểm:
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến. (0,5 điểm)
+ Số phận oan nghiệt là số phận khổ đau, oan trái.
+ Vẻ đẹp truyền thống đáng quý: Là những nét đẹp đáng quý, đáng trân trọng của người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa như tấm lòng hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng yêu thương,...
Ý kiến ở đề bài đã khẳng định giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính điều này đã tạo nên sức sống muôn đời của tác phẩm.
- Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ ý kiến. (4,0 điểm)
* Qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
+ Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến: Vì chiến tranh Vũ Nương phải sống trong cảnh cô phụ chờ chồng, một mình gánh vác việc gia đình. Sự xa cách vì chiến tranh đã tạo cơ hội cho tính đa nghi, cả ghen của Trương Sinh trỗi dậy. Chiến tranh gây chia lìa xa cách, chiến tranh là nguyên nhân gián tiếp gây ra bi kịch cho cuộc đời Vũ Nương. (0,5 điểm)
+ Là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền, của thói đa nghi, hồ đồ, vũ phu của người đàn ông. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, người đàn ông có quyền lực tối cao trong gia đình. Vậy nên Trương Sinh với bản tính đa nghi, lại là người thất học, chuyên quyền, vũ phu cùng với sự dung túng của chế độ PK đã tạo thế cho Trương Sinh ức hiếp vợ - nguyên nhân quan trọng, quyết định gây ra cái chết của Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương thực sự là một sự bức tử, người bức tử chính là Trương Sinh - hiện thân của chế độ phong kiến với tư tưởng nam quyền độc đoán. Cái chết của nàng là lời tố cáo thói ghen tuông, hồ đồ, vũ phu của người đàn ông; tố cáo những luật lệ hà khắc của XHPK đã trói buộc người phụ nữ và dung túng cho người đàn ông. (1,0 điểm)
Số phận của Vũ Nương cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn bị chà đạp, vùi dập. Trong xã hội bất công với tư tưởng định kiến hẹp hòi, người phụ nữ không thể tự đứng ra bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, họ chỉ biết tìm đến cái chết. Đây chính là bi kịch, là số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. (0,25 điểm)
* Qua nhân vật Vũ Nương tác phẩm còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
+ Vũ Nương là người vợ hiền thục, đảm đang, hết lòng yêu thương, chung thủy với chồng: Nàng luôn cư xử đúng phận làm vợ, giữ gìn khuôn phép, nhẫn nại, nhịn nhường để giữ hòa khí êm ấm cho gia đình. Khi chồng đi lính, nàng bày tỏ sự lo lắng với những gian nan, nguy hiểm mà chồng phải chịu, cầu mong chồng trở về với hai chữ bình yên. Suốt ba năm vắng chồng, nàng sống trong sự cô đơn, nhớ mong mòn mỏi; nàng hết sức giữ gìn tiết hạnh: cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa, chưa hề bén gót. Nàng một lòng một dạ chung thủy sắt son chờ chồng. Bị chồng nghi oan, nàng tìm mọi cách phân trần để chồng hiểu rõ về mình, tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trinh bạch. (1,0 điểm)
+ Vẻ đẹp của Vũ Nương còn tiếp tục tỏa rạng ngay khi nàng ở một thế giới khác: Vẫn thương nhớ chồng con, lo lắng cho phần mộ tổ tiên; khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã hiện về nói lời đa tạ tình chàng. Tuy chỉ là chi tiết kì ảo hoang đường nhưng nhờ đó mà tác giả đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu để ca ngợi Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhân từ, người vợ có tấm lòng chung tình tận nghĩa với chồng. (0,25 điểm)
+ Vũ Nương còn là một người mẹ hết lòng yêu thương con: dỗ dành, an ủi, trò chuyện cùng con để nuôi dưỡng tình cảm phụ tử trong lòng con, muốn khắc ghi vào lòng con hình bóng người cha thân yêu. (0,25 điểm)
+ Nàng là một người con dâu hiếu nghĩa: chăm sóc, động viên, an ủi khi mẹ chồng ốm đau; lo ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ qua đời. (0,5 điểm)
Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu, hiện thân của vẻ đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Khâm
Dung lượng: 19,15KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)