Ngữ văn 9.Tiết 45. Kiểm tra truyện Trung đại
Chia sẻ bởi Cao Minh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 9.Tiết 45. Kiểm tra truyện Trung đại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Năm học: 2010-2011
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 45phút
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I, Phần Văn
-1/Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều
HS chép được 4 câu theo yêu cầu
Nêu được vẻ đẹp của Thúy Vân
Số câu : 1
Số điểm: 2
Số câu : 0,5
Số điểm: 1
Số câu : 0,5
Số điểm: 1
Số câu : 1
Số điểm: 2
- 2/ Chuyện người con gái Nam Xương
Nêu và nhận định được ý nghĩa của chi tiết cái bóng.
Số câu : 1
Số điểm: 2
Số câu : 1
Số điểm: 2
- 3/Truyện Kiều: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích được tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích rong tám câu thơ cuối.
Số câu: 1
Số điểm: 6
Số câu : 1
Số điểm: 6
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 3
Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
MÃ ĐỀ 2
Câu1 (2 điểm).
Chép lại theo trí nhớ của em những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du? Qua những câu thơ đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Thuý Vân?
Câu2( 2 điểm): Trong “Chuyện con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể truyện?
Câu 3 (6 điểm).
Viết một đoạn văn phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Từ câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm” đến câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”)
---------------------------Hết---------------------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRUYỆN
TRUNG ĐẠI (TIẾT 48 THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 45phút
Câu 1 (2 điểm)
Chép đúng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân được (1 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Nhận xét về vẻ đẹp của Thuý Vân: Là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang – 1 điểm
Câu1(2 điểm): Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên các thắt, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:
* Đối với Vũ Nương: không muốn con nhỏ thiếu bóng ngời cha nên nàng đã nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối đó với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.(0,5đ)
* Đối với Trương Sinh: Cái bóng làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ..(0,5đ)
+ Cái bóng có ý nghĩa mở nút câu chuyện
* Vì chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng trên tường được bé Đản gọi là cha..(0,5đ)
* Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương đều đợc hoá giải nhờ cái bóng..(0,5đ)
Câu 3 ( 6điểm):
1 - Mở bài (1 điểm):
- Cảnh vật trong “Truyện Kiều” vừa là bức tranh thiên nhiên, vừa là bức tranh tâm trạng.
- Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
2 - Thân bài (4 điểm):
- Bao trùm tâm trang Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình (1 điểm).
- Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh” để diễn tả một tâm trạng ôm chọn 3 nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau (0,5 điểm).
+ Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì (0,5 điểm):
“Buồn trông cửa bể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Minh Anh
Dung lượng: 16,74KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)