Ngư văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 07/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: ngư văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Huyền
Trường THCS Phương Liệt - Thanh Xuân
nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô
về dự tập huấn chuyên đề:
Quản lí công tác đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
Giới thiệu khái quát về chuyên đề
Những vấn đề cần biết về đánh giá:
Một số khái niệm
Những nguyên tắc cơ bản trong chỉ đạo đánh giá
Sự phù hợp và công bằng trong đánh giá
Các kiểu đánh giá
II. Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá
Công tác lập kế hoạch đánh giá
Các bước lập kế hoạch đánh giá
III. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá
Chuẩn bị
Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá
IV. Giám sát, điều chỉnh kế hoạch đánh giá
Giám sát từng bước thực hiện kế hoạch đánh giá
Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đã lập
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
Một số khái niệm cơ bản:
I. Những vấn đề cần biết về đánh giá
Kiểm tra: Là phương tiện và hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Mỗi loại hình đánh giá đều có loại hình kiểm tra phù hợp.
Việc kiểm tra được xây dựng bằng các công cụ kiểm tra như: đề kiểm tra, phiếu học tập, phiếu hỏi, mẫu biểu quan sát.
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
b. Chuẩn đánh giá: Chuẩn là cái để làm căn cứ mà so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về chuẩn đánh giá:
- Chuẩn có thể hiểu là một đại lượng đặc trưng nào đó của nhóm đại diện và nó được dùng làm thước đo giá trị của đại lượng đó trong các nhóm khác.
VD: Muốn tìm hiểu kiến thức Tập làm văn của lớp 6 huyện A, ta lựa chọn một nhóm gồm 200 học sinh đảm bảo đại diện cho toàn bộ HS định đánh giá làm bài kiểm tra. Giá trị trung bình M của nhóm đại diện gọi là chuẩn. Nếu nhóm HS kiểm tra tiếp theo có giá trị trung bình nhỏ hơn M thì ta nói nhóm đó chưa đạt chuẩn M, ngược lại thì ta nói nhóm đó đạt chuẩn M.
- Chuẩn có thể hiểu là một mục tiêu cần đạt trong hệ thống các điều kiện cần phải có.
VD: Chuẩn đối với học sinh trúng tuyển vào trường THPT Kim Liên năm học 2011-2012 là 53.5 điểm, không có bài thi nào bị điểm liệt.
Chuẩn còn được hiểu là mức tối thiểu mà sản phẩm tạo ra cần đạt được.
Ví dụ: Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình là nói đến trình độ học tập mà mọi HS có trí tuệ phát triển bình thường đều cần và có thể đạt được.
Trong giáo dục thường áp dụng cả hai loại: chuẩn tối thiểu ( được quy định trong chương trình giáo dục) và chuẩn so sánh với nhóm đại diện.
Ví dụ: Khi đánh giá chất lượng học môn Toán 6, người ta tiến hành phân tích kết quả đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong chương trình môn Toán 6 của nhóm HS được chọn làm đại diện. Kết quả học tập của một HS bất kỳ sẽ được so sánh với thành tích ( kể cả thứ hạng) của nhóm đại diện này.
c. Phương pháp đánh giá:
Trong nhà trường phổ thông hiện nay thường sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp trắc nghiệm: Thực hiện đánh giá thông qua cách cho học sinh làm các đề kiểm tra, phiếu học tập.
Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát, đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc phân tích kết quả các sản phẩm học tập như tập hợp các bài vẽ, bài luận, bài giải toán tốt nhất.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin của đối tượng thông qua việc xin ý kiến của các chuyên gia giáo dục.
d. Khung đánh giá:
Là một quy trình khái quát, mô tả các bước tiến hành công đoạn đánh giá nào đó, cùng với mối quan hệ biện chứng giữa các bước đó.
Có nhiều cấp độ khung đánh giá khác nhau: cho cả năm học, từng học kì, từng tháng hoặc từng tiết học.
VD: Khi thực hiện phương pháp quan sát trong một tiết học, người ta thường tiến hành 3 bước cơ bản:
Chuẩn bị: Xác định mục đích, xác định cách thức thu thập thông tin từ phía học sinh (trọng điểm cần quan sát, thang đánh giá, phương tiện kĩ thuật)
Quan sát, ghi biên bản: Quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép những gì? ghi như thế nào?
Đánh giá: Cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong đánh giá:
Đánh giá là thành tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục nên Hiệu trưởng cần:
- Hiểu rõ mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Hướng dẫn và khuyến khích cách tiếp cận học tập hiệu quả.
+ Đo kết quả đánh giá một cách tin cậy và có giá trị.
+ Xếp hạng kết quả học tập dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình môn học.
- Phát biểu các kết quả mong đợi ở học sinh một cách rõ ràng.
- Thiết kế công việc hợp lí (không tạo cơ hội cho học sinh chỉ cần học thuộc lòng)
- Tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá, thực hành và tiếp nhận phản hồi.
b. Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá với chất lượng tổng thể của quá trình dạy và học.
Các yêu cầu đánh giá và sự rõ ràng của các tiêu chí, chuẩn đánh giá càng rõ ràng thì càng có tác động tích cực đến hiệu quả học tập của học sinh.
Quá trình đánh giá nếu được thiết lập cẩn thận thì góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến hướng tiếp cận học tập của học sinh và do đó ảnh hưởng gián tiếp nhưng rất đáng kể đến chất lượng học tập. Ngược lại, những đánh giá nếu không được chuẩn bị cẩn thận sẽ làm chậm tác động của quá trình dạy học, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các giải pháp giáo dục.
Một số chỉ dẫn nên sử dụng trong nhà trường
3. Sự phù hợp và công bằng trong đánh giá:
Hiệu trưởng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đánh giá ở nhà trường một cách phù hợp, công bằng theo:
Để đảm bảo sự phù hợp trong đánh giá, mỗi giáo viên cần:
+ Chia sẻ những kinh nghiệm bản thân
+ Có khả năng đo lường năng lực học tập của học sinh
+ Có khả năng xác định năng lực của học sinh so với mục tiêu giáo dục
+ Cung cấp cho học sinh kết quả phản hồi trong quá trình học tập
+ Tăng cường khả năng tiếp cận và phản ánh việc học tập của học sinh
+ Báo cáo về sự tiến bộ và thành tích của học sinh
Để đánh giá được công bằng, mỗi giáo viên cần:
+ Khuyến khích học sinh học tập
+ Cung cấp phản hồi
+ Cung cấp kết quả đánh giá tổng hợp
+ Đảm bảo các nhiệm vụ đánh giá được quản lí chặt chẽ
+ Đảm bảo độ tin cậy, hiệu lực của kết quả đánh giá
Với tư cách là nhà quản lí giáo dục, Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên:
+ Tuân theo các nguyên tắc đánh giá
+ Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và học
+ Chịu trách nhiệm về nguồn gốc và giá trị của đánh giá
Gợi ý:
4. Các kiểu đánh giá
Đánh giá theo chuẩn: Là so sánh thành tích của các đối tượng với nhau qua hai hình thức:
So sánh thành tích tương đối của cá nhân này với cá nhân khác trong một nhóm cụ thể.
So sánh thành tích của cá nhân hoặc nhóm trong tương quan với nhóm đã chọn làm đại diện.
b. Đánh giá theo tiêu chí:
Thành tích học tập của học sinh được so sánh với hệ thống mục tiêu đã quy định. Đánh giá này không so sánh mức độ thể hiện của HS này với HS khác mà các tiêu chí là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của HS.
VD: HS được công nhận tốt nghiệp cấp THCS là những HS đạt yêu cầu của hệ thống mục tiêu đã quy định trong chương trình giáo dục THCS.
c. Tự đánh giá: Đây là kiểu đánh giá mà HS tự so sánh với tình hình học tập trước đó của bản thân.
- Hiệu trưởng cần quán triệt cho mỗi GV và HS trường mình biết: tư tưởng, quan điểm, yêu cầu cụ thể về đánh giá kết quả học tập của HS.
Về nguyên tắc, phải có sự thống nhất tuyệt đối giữa các cấp kế hoạch: kế hoạch dạy và học chung của nhà trường, kế hoạch đánh giá của nhà trường, kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn và kế hoạch đánh giá của cá nhân GV. Kế hoạch đánh giá của nhà trường phải dựa trên và phù hợp về những mốc chủ yếu với kế hoạch đánh giá chất lượng giáo dục của Phòng giáo dục, Sở GDĐT và của Bộ.
- Hiệu trưởng cần nắm được các bước cơ bản để lập kế hoạch đánh giá, từ đó chỉ đạo từng bộ phận trong nhà trường lập kế hoạch đánh giá cho phù hợp theo nguyên tắc trên.
1. Công tác lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập:
II. Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá
Việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường có thể được tiến hành theo 6 bước sau:
Chuẩn bị:
- Nghiên cứu định hướng, yêu cầu đổi mới đánh giá, quy chế đánh giá, xếp loại mà Bộ GDĐT đề ra để thực hiện chương trình THCS mới.
- Đánh giá điều kiện tổ chức của nhà trường (cơ sở vật chất, trình độ GV, nguồn lực tài chính,.), cũng như khả năng quản lí quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập ở nhà trường của bản thân.
b. Lập khung đánh giá kết quả học tập của HS:
Khung đánh giá phải thể hiện các hoạt động, nội dung cơ bản trong công tác đánh giá cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
c. Xác định ưu tiên và hình thức các hoạt động:
Trong kế hoạch đánh giá kết quả học tập, tại mỗi giai đoạn giáo dục (một năm học, một học kì, một chương, một bài) cần xếp thứ tự ưu tiên đối với từng hoạt động cụ thể, cùng với việc xác định nguồn lực (tài chính, thời gian và con người) đảm bảo hiệu quả cho mỗi hoạt động đó.
2. Các bước lập kế hoạch đánh giá:
d. Xây dựng các chương trình hành động:
Các hoạt động cụ thể ở mỗi giai đoạn giáo dục sẽ được thực hiện trong các chương trình hành động khác nhau (các phương thức, cách tiếp cận, tiến độ công việc và cách thức triển khai, phân bố nguồn lực,.). Đây là bước lập kế hoạch của tổ chuyên môn. VD như: Tập huấn GV; sinh hoạt chuyên đề đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tổ chuyên môn; khảo sát chất lượng toàn trường;.
e. Hình thành kế hoạch đánh giá môn học:
Xác định loại hình đánh giá được sử dụng; thời điểm tiến hành; bộ công cụ đánh giá; cách thu thập và xử lí kết quả; cách sử dụng kết quả đánh giá;. đối với từng môn học cụ thể. Đây là bước lập kế hoạch của bản thân GV.
g. Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch:
Từng hoạt động, từng cấp kế hoạch được xem xét riêng rẽ, sau đó được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác với nhau để tìm ra những bất hợp lí cần điều chỉnh (về tiến độ, về nguồn lực, về cơ cấu).
III. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá:
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các cuộc hội thảo về các yêu cầu đổi mới trong đánh giá kết quả học tập. Trọng tâm là nghiên cứu bản yêu cầu, tiêu chí và các bước xây dựng đề kiểm tra học kì. Qua đó hướng dẫn GV cách thức áp dụng mở rộng đối với các hình thức đánh giá khác như: miệng, 15 phút, một tiết... dựa trên các cơ sở sau:
+ Nắm vững chương trình môn học, đọc được chuẩn chương trình và biết cách sử dụng chuẩn khi xác định các tiêu chí cần đo của đề kiểm tra.
+ Biết cách lập ma trận đề, biên soạn câu hỏi, xây dựng đáp án, biểu điểm và xử lí kết quả.
+ Biết cách sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả.
+ Biết ra các đề kiểm tra khuyến khích học sáng tạo của HS
Chu?n b?:
2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá.
- Hiệu trưởng cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đánh giá kết quả học tập trong từng tổ chuyên môn. Nội dung các buổi sinh hoạt cần tập trung vào một số vấn đề như sau:
+ Thảo luận về số lượng các chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá đối với hình thức đánh giá: miệng, 15 phút, 45 phút, học kì và cuối năm.
+ Thảo luận về hình thức câu hỏi sử dụng trong đề kiểm tra: trắc nghiệm, tự luận, trắc nghiệm khách quan hay kết hợp cả hai.
+ Trao đổi kĩ thuật biên soạn câu hỏi, kĩ thuật thiết kế ma trận đề kiểm tra.
+ Thảo luận cách biên soạn câu hỏi nhằm mục đích đo lượng việc đạt chuẩn đã quy định trong chương trình của HS.
+ Thảo luận về cách thức chấm điểm bài kiểm tra
+ Thảo luận về cách sử dụng kết quả đánh giá kết qủa học tập của HS...
- Hiệu trưởng cần tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, nhằm học hỏi kinh nghiệm và đúc rút những cách thức thực hiện mang lại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn nhất.
- Hiệu trưởng cần dõi theo tiến bộ của mỗi GV trong quá trình đổi mới đánh giá đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục; dõi theo sự tiến bộ về thành tích học tập của HS thông qua kết quả khảo sát chất lượng toàn trường.
- Hiệu trưởng cần thường xuyên đôn đốc và khuyến khích GV thực hiện đúng tiến độ, cách thức đánh giá đã dự kiến trong bản kế hoạch đánh giá cá nhân, cũng như bản kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn và của nhà trường.
IV. Chỉ đạo giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá:
Hiệu trưởng đưa ra những biện pháp giám sát tiến độ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch.
Gợi ý:
+ Thành lập một bộ phận chuyên giám sát các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Thành viên của bộ phận này cần được tập huấn những hiểu biết cơ bản, những kĩ năng cần thiết về giám sát và đổi mới đánh giá.
+ Xác định hoạt động đánh giá trọng tâm cần thực hiện theo đúng tiến độ
Bộ phận giám sát chỉ ra những vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch và đề xuất giải pháp khắc phục.
Khi theo dõi, bộ phận giám sát có trách nhiệm phát hiện những khiếm khuyết của kế hoạch để tư vấn với Hiệu trưởng có biện pháp giải quyết kịp thời.
Việc giám sát đánh giá được tiến hành ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình thực hiện kế hoạch, trên tất cả các lĩnh vực: tài chính, CSVC, nhân sự.
1. Giám sát từng bước thực hiện kế hoạch đánh giá:
Căn cứ vào thông tin của quá trình giám sát, Hiệu trưởng có thể:
+ Cần ra quyết định để thay đổi và điều chỉnh một phần kế hoạch, cải tiến phương pháp hoặc quy trình đánh giá.
+ Cần điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục
2. Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đã lập khi cần
Xin trân trọng cảm ơn!
Trường THCS Phương Liệt - Thanh Xuân
nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô
về dự tập huấn chuyên đề:
Quản lí công tác đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
Giới thiệu khái quát về chuyên đề
Những vấn đề cần biết về đánh giá:
Một số khái niệm
Những nguyên tắc cơ bản trong chỉ đạo đánh giá
Sự phù hợp và công bằng trong đánh giá
Các kiểu đánh giá
II. Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá
Công tác lập kế hoạch đánh giá
Các bước lập kế hoạch đánh giá
III. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá
Chuẩn bị
Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá
IV. Giám sát, điều chỉnh kế hoạch đánh giá
Giám sát từng bước thực hiện kế hoạch đánh giá
Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đã lập
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
Một số khái niệm cơ bản:
I. Những vấn đề cần biết về đánh giá
Kiểm tra: Là phương tiện và hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Mỗi loại hình đánh giá đều có loại hình kiểm tra phù hợp.
Việc kiểm tra được xây dựng bằng các công cụ kiểm tra như: đề kiểm tra, phiếu học tập, phiếu hỏi, mẫu biểu quan sát.
Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chuyên đề 4:
b. Chuẩn đánh giá: Chuẩn là cái để làm căn cứ mà so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về chuẩn đánh giá:
- Chuẩn có thể hiểu là một đại lượng đặc trưng nào đó của nhóm đại diện và nó được dùng làm thước đo giá trị của đại lượng đó trong các nhóm khác.
VD: Muốn tìm hiểu kiến thức Tập làm văn của lớp 6 huyện A, ta lựa chọn một nhóm gồm 200 học sinh đảm bảo đại diện cho toàn bộ HS định đánh giá làm bài kiểm tra. Giá trị trung bình M của nhóm đại diện gọi là chuẩn. Nếu nhóm HS kiểm tra tiếp theo có giá trị trung bình nhỏ hơn M thì ta nói nhóm đó chưa đạt chuẩn M, ngược lại thì ta nói nhóm đó đạt chuẩn M.
- Chuẩn có thể hiểu là một mục tiêu cần đạt trong hệ thống các điều kiện cần phải có.
VD: Chuẩn đối với học sinh trúng tuyển vào trường THPT Kim Liên năm học 2011-2012 là 53.5 điểm, không có bài thi nào bị điểm liệt.
Chuẩn còn được hiểu là mức tối thiểu mà sản phẩm tạo ra cần đạt được.
Ví dụ: Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình là nói đến trình độ học tập mà mọi HS có trí tuệ phát triển bình thường đều cần và có thể đạt được.
Trong giáo dục thường áp dụng cả hai loại: chuẩn tối thiểu ( được quy định trong chương trình giáo dục) và chuẩn so sánh với nhóm đại diện.
Ví dụ: Khi đánh giá chất lượng học môn Toán 6, người ta tiến hành phân tích kết quả đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong chương trình môn Toán 6 của nhóm HS được chọn làm đại diện. Kết quả học tập của một HS bất kỳ sẽ được so sánh với thành tích ( kể cả thứ hạng) của nhóm đại diện này.
c. Phương pháp đánh giá:
Trong nhà trường phổ thông hiện nay thường sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp trắc nghiệm: Thực hiện đánh giá thông qua cách cho học sinh làm các đề kiểm tra, phiếu học tập.
Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát, đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc phân tích kết quả các sản phẩm học tập như tập hợp các bài vẽ, bài luận, bài giải toán tốt nhất.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin của đối tượng thông qua việc xin ý kiến của các chuyên gia giáo dục.
d. Khung đánh giá:
Là một quy trình khái quát, mô tả các bước tiến hành công đoạn đánh giá nào đó, cùng với mối quan hệ biện chứng giữa các bước đó.
Có nhiều cấp độ khung đánh giá khác nhau: cho cả năm học, từng học kì, từng tháng hoặc từng tiết học.
VD: Khi thực hiện phương pháp quan sát trong một tiết học, người ta thường tiến hành 3 bước cơ bản:
Chuẩn bị: Xác định mục đích, xác định cách thức thu thập thông tin từ phía học sinh (trọng điểm cần quan sát, thang đánh giá, phương tiện kĩ thuật)
Quan sát, ghi biên bản: Quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép những gì? ghi như thế nào?
Đánh giá: Cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong đánh giá:
Đánh giá là thành tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục nên Hiệu trưởng cần:
- Hiểu rõ mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Hướng dẫn và khuyến khích cách tiếp cận học tập hiệu quả.
+ Đo kết quả đánh giá một cách tin cậy và có giá trị.
+ Xếp hạng kết quả học tập dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình môn học.
- Phát biểu các kết quả mong đợi ở học sinh một cách rõ ràng.
- Thiết kế công việc hợp lí (không tạo cơ hội cho học sinh chỉ cần học thuộc lòng)
- Tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá, thực hành và tiếp nhận phản hồi.
b. Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá với chất lượng tổng thể của quá trình dạy và học.
Các yêu cầu đánh giá và sự rõ ràng của các tiêu chí, chuẩn đánh giá càng rõ ràng thì càng có tác động tích cực đến hiệu quả học tập của học sinh.
Quá trình đánh giá nếu được thiết lập cẩn thận thì góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến hướng tiếp cận học tập của học sinh và do đó ảnh hưởng gián tiếp nhưng rất đáng kể đến chất lượng học tập. Ngược lại, những đánh giá nếu không được chuẩn bị cẩn thận sẽ làm chậm tác động của quá trình dạy học, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các giải pháp giáo dục.
Một số chỉ dẫn nên sử dụng trong nhà trường
3. Sự phù hợp và công bằng trong đánh giá:
Hiệu trưởng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đánh giá ở nhà trường một cách phù hợp, công bằng theo:
Để đảm bảo sự phù hợp trong đánh giá, mỗi giáo viên cần:
+ Chia sẻ những kinh nghiệm bản thân
+ Có khả năng đo lường năng lực học tập của học sinh
+ Có khả năng xác định năng lực của học sinh so với mục tiêu giáo dục
+ Cung cấp cho học sinh kết quả phản hồi trong quá trình học tập
+ Tăng cường khả năng tiếp cận và phản ánh việc học tập của học sinh
+ Báo cáo về sự tiến bộ và thành tích của học sinh
Để đánh giá được công bằng, mỗi giáo viên cần:
+ Khuyến khích học sinh học tập
+ Cung cấp phản hồi
+ Cung cấp kết quả đánh giá tổng hợp
+ Đảm bảo các nhiệm vụ đánh giá được quản lí chặt chẽ
+ Đảm bảo độ tin cậy, hiệu lực của kết quả đánh giá
Với tư cách là nhà quản lí giáo dục, Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên:
+ Tuân theo các nguyên tắc đánh giá
+ Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy và học
+ Chịu trách nhiệm về nguồn gốc và giá trị của đánh giá
Gợi ý:
4. Các kiểu đánh giá
Đánh giá theo chuẩn: Là so sánh thành tích của các đối tượng với nhau qua hai hình thức:
So sánh thành tích tương đối của cá nhân này với cá nhân khác trong một nhóm cụ thể.
So sánh thành tích của cá nhân hoặc nhóm trong tương quan với nhóm đã chọn làm đại diện.
b. Đánh giá theo tiêu chí:
Thành tích học tập của học sinh được so sánh với hệ thống mục tiêu đã quy định. Đánh giá này không so sánh mức độ thể hiện của HS này với HS khác mà các tiêu chí là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của HS.
VD: HS được công nhận tốt nghiệp cấp THCS là những HS đạt yêu cầu của hệ thống mục tiêu đã quy định trong chương trình giáo dục THCS.
c. Tự đánh giá: Đây là kiểu đánh giá mà HS tự so sánh với tình hình học tập trước đó của bản thân.
- Hiệu trưởng cần quán triệt cho mỗi GV và HS trường mình biết: tư tưởng, quan điểm, yêu cầu cụ thể về đánh giá kết quả học tập của HS.
Về nguyên tắc, phải có sự thống nhất tuyệt đối giữa các cấp kế hoạch: kế hoạch dạy và học chung của nhà trường, kế hoạch đánh giá của nhà trường, kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn và kế hoạch đánh giá của cá nhân GV. Kế hoạch đánh giá của nhà trường phải dựa trên và phù hợp về những mốc chủ yếu với kế hoạch đánh giá chất lượng giáo dục của Phòng giáo dục, Sở GDĐT và của Bộ.
- Hiệu trưởng cần nắm được các bước cơ bản để lập kế hoạch đánh giá, từ đó chỉ đạo từng bộ phận trong nhà trường lập kế hoạch đánh giá cho phù hợp theo nguyên tắc trên.
1. Công tác lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập:
II. Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá
Việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường có thể được tiến hành theo 6 bước sau:
Chuẩn bị:
- Nghiên cứu định hướng, yêu cầu đổi mới đánh giá, quy chế đánh giá, xếp loại mà Bộ GDĐT đề ra để thực hiện chương trình THCS mới.
- Đánh giá điều kiện tổ chức của nhà trường (cơ sở vật chất, trình độ GV, nguồn lực tài chính,.), cũng như khả năng quản lí quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập ở nhà trường của bản thân.
b. Lập khung đánh giá kết quả học tập của HS:
Khung đánh giá phải thể hiện các hoạt động, nội dung cơ bản trong công tác đánh giá cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
c. Xác định ưu tiên và hình thức các hoạt động:
Trong kế hoạch đánh giá kết quả học tập, tại mỗi giai đoạn giáo dục (một năm học, một học kì, một chương, một bài) cần xếp thứ tự ưu tiên đối với từng hoạt động cụ thể, cùng với việc xác định nguồn lực (tài chính, thời gian và con người) đảm bảo hiệu quả cho mỗi hoạt động đó.
2. Các bước lập kế hoạch đánh giá:
d. Xây dựng các chương trình hành động:
Các hoạt động cụ thể ở mỗi giai đoạn giáo dục sẽ được thực hiện trong các chương trình hành động khác nhau (các phương thức, cách tiếp cận, tiến độ công việc và cách thức triển khai, phân bố nguồn lực,.). Đây là bước lập kế hoạch của tổ chuyên môn. VD như: Tập huấn GV; sinh hoạt chuyên đề đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tổ chuyên môn; khảo sát chất lượng toàn trường;.
e. Hình thành kế hoạch đánh giá môn học:
Xác định loại hình đánh giá được sử dụng; thời điểm tiến hành; bộ công cụ đánh giá; cách thu thập và xử lí kết quả; cách sử dụng kết quả đánh giá;. đối với từng môn học cụ thể. Đây là bước lập kế hoạch của bản thân GV.
g. Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch:
Từng hoạt động, từng cấp kế hoạch được xem xét riêng rẽ, sau đó được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác với nhau để tìm ra những bất hợp lí cần điều chỉnh (về tiến độ, về nguồn lực, về cơ cấu).
III. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá:
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các cuộc hội thảo về các yêu cầu đổi mới trong đánh giá kết quả học tập. Trọng tâm là nghiên cứu bản yêu cầu, tiêu chí và các bước xây dựng đề kiểm tra học kì. Qua đó hướng dẫn GV cách thức áp dụng mở rộng đối với các hình thức đánh giá khác như: miệng, 15 phút, một tiết... dựa trên các cơ sở sau:
+ Nắm vững chương trình môn học, đọc được chuẩn chương trình và biết cách sử dụng chuẩn khi xác định các tiêu chí cần đo của đề kiểm tra.
+ Biết cách lập ma trận đề, biên soạn câu hỏi, xây dựng đáp án, biểu điểm và xử lí kết quả.
+ Biết cách sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả.
+ Biết ra các đề kiểm tra khuyến khích học sáng tạo của HS
Chu?n b?:
2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá.
- Hiệu trưởng cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đánh giá kết quả học tập trong từng tổ chuyên môn. Nội dung các buổi sinh hoạt cần tập trung vào một số vấn đề như sau:
+ Thảo luận về số lượng các chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá đối với hình thức đánh giá: miệng, 15 phút, 45 phút, học kì và cuối năm.
+ Thảo luận về hình thức câu hỏi sử dụng trong đề kiểm tra: trắc nghiệm, tự luận, trắc nghiệm khách quan hay kết hợp cả hai.
+ Trao đổi kĩ thuật biên soạn câu hỏi, kĩ thuật thiết kế ma trận đề kiểm tra.
+ Thảo luận cách biên soạn câu hỏi nhằm mục đích đo lượng việc đạt chuẩn đã quy định trong chương trình của HS.
+ Thảo luận về cách thức chấm điểm bài kiểm tra
+ Thảo luận về cách sử dụng kết quả đánh giá kết qủa học tập của HS...
- Hiệu trưởng cần tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, nhằm học hỏi kinh nghiệm và đúc rút những cách thức thực hiện mang lại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn nhất.
- Hiệu trưởng cần dõi theo tiến bộ của mỗi GV trong quá trình đổi mới đánh giá đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục; dõi theo sự tiến bộ về thành tích học tập của HS thông qua kết quả khảo sát chất lượng toàn trường.
- Hiệu trưởng cần thường xuyên đôn đốc và khuyến khích GV thực hiện đúng tiến độ, cách thức đánh giá đã dự kiến trong bản kế hoạch đánh giá cá nhân, cũng như bản kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn và của nhà trường.
IV. Chỉ đạo giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá:
Hiệu trưởng đưa ra những biện pháp giám sát tiến độ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch.
Gợi ý:
+ Thành lập một bộ phận chuyên giám sát các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Thành viên của bộ phận này cần được tập huấn những hiểu biết cơ bản, những kĩ năng cần thiết về giám sát và đổi mới đánh giá.
+ Xác định hoạt động đánh giá trọng tâm cần thực hiện theo đúng tiến độ
Bộ phận giám sát chỉ ra những vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch và đề xuất giải pháp khắc phục.
Khi theo dõi, bộ phận giám sát có trách nhiệm phát hiện những khiếm khuyết của kế hoạch để tư vấn với Hiệu trưởng có biện pháp giải quyết kịp thời.
Việc giám sát đánh giá được tiến hành ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình thực hiện kế hoạch, trên tất cả các lĩnh vực: tài chính, CSVC, nhân sự.
1. Giám sát từng bước thực hiện kế hoạch đánh giá:
Căn cứ vào thông tin của quá trình giám sát, Hiệu trưởng có thể:
+ Cần ra quyết định để thay đổi và điều chỉnh một phần kế hoạch, cải tiến phương pháp hoặc quy trình đánh giá.
+ Cần điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục
2. Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đã lập khi cần
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)