Ngữ văn 8 kỳ II

Chia sẻ bởi Triệu Thị Giang | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ngữ văn 8 kỳ II thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: ........................:
Ngày dạy: .........................: 8A :............................8B:

Tiết 73,74: Văn bản: H NHỚ RỪNG
(Thế Lữ) Hdụng.trị củaloại cây ấy
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích đựơc những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
1.3: Thái độ:
- Biết chán ghét thực tại tù túng, khao khát sống tự do
*Tích hợp:
a. Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng; trân trọng khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Môi trường: Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm.
2: Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng
- Soạn giáo án...
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.
- Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp: Sĩ số: 8A ................: 8B .................:
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở của HS.
3.3. Tiến trình bài học:





Hoạt động của GV - HS
Nội dung

*Hoạt động 1:

? Cho biết đôi nét về nhà thơ Thế Lữ.



? Em biết gì về bài thơ Nhớ rừng?

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Hãy cho biết đôi nét về Thơ mới?
- Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ 1932-1945.
+ Thơ tự do, số chữ, số câu trong bài không hạn định.
+ Nội dung, tư tưởng thể hiện sự tự do, phóng khoáng, linh họat
+ Không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm, luật của thể thơ cổ điển.


? Xác định bố cục của bài thơ?







I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thế Lữ nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Ông là một trong những nhà thơ có công đem lại chiến thắng cho Thơ mới
2. Tác phẩm:
- Bài thơ là lời con hổ trong vườn bách thú = lời tác giả = lời nhân dân nô lệ.
- Thể thơ tám chữ - Thơ mới.









3.Đọc,tìm hiểu chú thích:
4. Bố cục: 5 phần
+ P1: Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú.
+ P2 & 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm.
+P4: Trỏ về thực tại càng chán chường, u uất.
+ P5: Lời nhắn gửỉ thống thiết tới cảnh nước non hùng vĩ.

*Hoạt động 2:


? Tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán của con hổ trong vườn bách thú được miêu tả ntn?




? Em nghĩ gì khi hổ xưng Ta?
( Cách tự xưng đầy kiêu hãnh của vị chúa tể sơn lâm. Nó nhìn mọi vật xung quanh với tư thế của kẻ bề trên)




? Tâm trạng của hổ có gì gần gũi với tâm trạng của ngưòi dân mất nước lúc bấy giờ?
II. Phân tích văn bản:
1. Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú:
- Tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán của con hổ trong vườn bách thú được miêu tả trong hình thức đối lập vẻ bề ngoài với thế giới nội tâm của mãnh thú.
-> Cảm giác con hổ cam chịu cảnh nhục nhằn tù hãm, chịu ngang bầy với bọn gấu, báo, làm trò lạ mắt thứ đồ chơi. Nhưng thực ra bên trong vẫn ngùn ngụt lửa căm hờn, uất hận


- Với người: lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ ( khinh.
- Với báo, gấu: loài dở hơi ( thương hại vì sự cam phận của chúng.
- Nỗi đau, sự ngao ngán của hổ cũng chính là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Thị Giang
Dung lượng: 1,25MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)