Ngữ văn 8 kì 2

Chia sẻ bởi Ban biên tập Web | Ngày 11/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 8 kì 2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

V. MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ

Tên
chủ đề
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Câu
Điểm




Vận dụng thấp
Vận dụng cao



 TL
 TL
TL
TL



Tục ngữ

Tìm các
câu tục ngữ tương tự

Hiểu biết về tục ngữ.








Số câu : 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ % : 20
Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ % : 10


 1
3
30

Tinh thần yêu nước trong văn học
Nhận biết thể loại


Viết đoạn văn triển khai luận điểm.




Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ % : 10



Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ % : 20

 1
3
30

Ý nghĩa văn
Chương
NHận biết thể loại
Viết đoạn văn

Viết đoạn văn triển khai luận điểm một cách lôgic



Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ % : 10
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ % : 20

Số câu : 1
Số điểm : 1
Tỉ lệ % : 10
1
4
40


TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
1
3
40
1
3
30
1
3
20
1
4
10

3
10
100













PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN (45’)
Họ và tên:………………………………….
Lớp:………………………………………..
ĐỀ
Câu 1:( 3 đ) Theo em những điều răn trong hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn” mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao? Hãy nêu vài cặp tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.
Câu 2: (3 đ) Viết đoạn văn triển khai luận điểm: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta biểu hiện rõ nét trong văn học”
Câu 3 ( 4 đ ) Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có viết một đoạn văn ngắn giải thích và tìm dẫn chứng để chưng minh câu nói đó.
VII. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: ( 3 điểm)
Những điều răn trong hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau. Vì: Nội dung của mỗi câu tục ngữ đều đề cao một đối tượng với những ưu điểm riêng mà chúng ta cần phải học tập. Mỗi người học sinh cần phải học thầy tuy nhiên học thầy chưa đủ mà cần phải học ở bạn nữa bởi bạn là người cùng lứa tuổi, gần gũi nên ta dễ dàng học tập.
Câu 2: ( 3 điểm)
- Viết câu chốt: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta biểu hiện rõ nét trong văn học.
- Có thể triển khai các ý như sau:
+ Tinh thần yêu nước được thể hiện ở tất cả các bộ phận văn học qua các thời kì như: trong văn học dân gian, trong văn học trung đại, hiện đại.
+ Ở mỗi bộ phận văn học lấy các dẫn chứng để chứng minh.
Câu 3: ( 4 điểm)
+ Viết câu chốt: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
+ Có thể triển khai theo các ý:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có: Trong cuộc sống đời thường, con người hay sống vì bản thân mình hơn là người khác, nhờ những tác phẩm văn chương mà tác động đến thế giới tình cảm của họ giúp cho con người có tình cảm vị tha, độ lượng. Lấy ví dụ bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Trong mỗi con người ai cũng có tình cảm đối với gia đình, quê hương, đất nước song những tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm sẵn có trong mỗi con người. Ví dụ bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ban biên tập Web
Dung lượng: 15,17KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)