Ngữ văn 8 (HK2_2010-2011)
Chia sẻ bởi Ngô Thanh Tuấn |
Ngày 11/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 8 (HK2_2010-2011) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
UBNDHUYỆN CAI LẬY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010–2011
Môn: NGỮ VĂN – Khối 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang gồm 05 câu
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Câu 1: (1,0 điểm).
Hành động nói là gì? Em hãy chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị ở thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.
(Ngô Tất Tố – Tắt Đèn)
Câu 2: (1,0 điểm).
Các câu sau đây có phải là câu phủ định hay không? Vì sao? Những câu này dùng để làm gì?
Đẹp gì mà đẹp!
Bài thơ này mà hay à?
Câu 3: (1,5 điểm).
Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được tác giả viết thành năm khổ, em hãy chép lại khổ thơ thứ ba trong bài.
Câu 4: (1,5 điểm).
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Đoạn văn trên được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn 8 tập hai . Em hãy cho biết nhan đề và tác giả của văn bản này. Đoạn văn trên tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Câu 5: (5,0 điểm).
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy đó như thế nào?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––– HẾT ––––––––––––––––––––––––––––––––––––
UBNDHUYỆN CAI LẬY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010–2011 – Môn: NGỮ VĂN – Khối 8
–––––––––––––––––––––
Câu 1:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. (0,5 điểm).
Hành động nói trong đoạn trích:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Mục đích hỏi (0,25 điểm).
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị ở thôn Đoài. Mục đích báo tin (0,25 điểm).
Câu 2:
Các câu đã cho không phải là câu phủ định. Vì không có từ ngữ phủ định (0,5 điểm).
Nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định ( phủ định bác bỏ) (0,5 điểm)
Câu 3: Chép lại chính xác đoạn thơ thứ ba trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (1,5 điểm).
Chép sai 01 từ trừ 0,25 điểm, viết sai 02 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
Câu 4: Bài Bàn luận về phép học (Luận pháp học) của Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) (0,5 điểm).
Mục đích chân chính của việc học là để làm người có đạo đức, có trí thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. (1,0 điêm).
Câu 5: Giải thích câu nói của Bác Hồ.
I. YÊU CẦU CHUNG:
Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích; biết vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm; biết kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn nghị luận.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần dưới đây:
Mở bài: Giới thiệu câu nói.
Thân bài: Giải thích câu nói để thấy được mối quan hệ và tác dụng to lớn của việc học tập đối với tiền đồ đất nước. Thế nào là “đất nước vẻ vang”? “Dân tộc Việt nam sánh vai các cường quốc năm châu” nghĩa là như thế nào? Vì sao tất cả những điều đó lại “chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”?
Kết bài: Khẳng định
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010–2011
Môn: NGỮ VĂN – Khối 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang gồm 05 câu
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Câu 1: (1,0 điểm).
Hành động nói là gì? Em hãy chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị ở thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.
(Ngô Tất Tố – Tắt Đèn)
Câu 2: (1,0 điểm).
Các câu sau đây có phải là câu phủ định hay không? Vì sao? Những câu này dùng để làm gì?
Đẹp gì mà đẹp!
Bài thơ này mà hay à?
Câu 3: (1,5 điểm).
Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được tác giả viết thành năm khổ, em hãy chép lại khổ thơ thứ ba trong bài.
Câu 4: (1,5 điểm).
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Đoạn văn trên được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn 8 tập hai . Em hãy cho biết nhan đề và tác giả của văn bản này. Đoạn văn trên tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Câu 5: (5,0 điểm).
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy đó như thế nào?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––– HẾT ––––––––––––––––––––––––––––––––––––
UBNDHUYỆN CAI LẬY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010–2011 – Môn: NGỮ VĂN – Khối 8
–––––––––––––––––––––
Câu 1:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. (0,5 điểm).
Hành động nói trong đoạn trích:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Mục đích hỏi (0,25 điểm).
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị ở thôn Đoài. Mục đích báo tin (0,25 điểm).
Câu 2:
Các câu đã cho không phải là câu phủ định. Vì không có từ ngữ phủ định (0,5 điểm).
Nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định ( phủ định bác bỏ) (0,5 điểm)
Câu 3: Chép lại chính xác đoạn thơ thứ ba trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (1,5 điểm).
Chép sai 01 từ trừ 0,25 điểm, viết sai 02 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
Câu 4: Bài Bàn luận về phép học (Luận pháp học) của Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) (0,5 điểm).
Mục đích chân chính của việc học là để làm người có đạo đức, có trí thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. (1,0 điêm).
Câu 5: Giải thích câu nói của Bác Hồ.
I. YÊU CẦU CHUNG:
Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích; biết vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm; biết kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn nghị luận.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần dưới đây:
Mở bài: Giới thiệu câu nói.
Thân bài: Giải thích câu nói để thấy được mối quan hệ và tác dụng to lớn của việc học tập đối với tiền đồ đất nước. Thế nào là “đất nước vẻ vang”? “Dân tộc Việt nam sánh vai các cường quốc năm châu” nghĩa là như thế nào? Vì sao tất cả những điều đó lại “chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”?
Kết bài: Khẳng định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thanh Tuấn
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)