Ngữ văn 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thái Hòa | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Phân tích cái hay về cách dùng từ, diễn đạt của đoạn trích sau đây:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng...”
( Trích Tôi đi học- Thanh Tịnh, Sách Ngữ văn 8, tập I, trang 5)
Câu 2:
Phân biệt sự khác nhau giữa cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và nghĩa từ vựng.
Câu 3: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm các nhóm từ sau:
a. Lúa, ngô, khoai, sắn
b. Su hào, bắp cải, xà lách, diếp cá, cải bẹ
c. Củi, gaz, dầu hỏa
Câu 4: Những từ: trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
Câu 5: Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ( Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) đã miêu tả một cách sinh động: “ Những rung cảm mãnh liệt của tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, một tình cảm yêu thương mẹ thật là thắm thiết”.
Dựa vào đoạn trích đã học, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10- 15 dòng) làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 6: Hãy tìm từ toàn dân tương ứng với từ địa phương Nam Bộ: trái thơm, khoai mì, ghe, xui, rầy, đánh lộn.
Câu 7: Xác định những biệt ngữ xã hội sử dụng trong những ví dụ sau:
a. Bài kiểm tra toán, Hòa bị trứng còn Nam bị gậy.
b. Trong trận đấu bóng đá giữa đội X và đội Y, cầu thủ chiến đã đốn ngã cầu thủ Thắng.
c. Thủ môn đội Y phải vào lưới nhặt bóng hai lần.
d. Cũng trong trận này, đội Y đã bị thủng lưới hai bàn.
Câu 8: Tìm ba ví dụ về ca dao hoặc thơ có sử dụng từ địa phương ( gạch chân dưới những từ đó)
Câu 9: Phân biệt sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ
Câu 10: Tìm những trợ từ và thán từ có trong những ví dụ sau:
a. “ Chao ôi! Lạ hương cốm
Rối lòng ta thế ư
Thương bạn khi nằm xuống
Sao trời chưa sang thu”.
( Khi chưa có mùa thu- Trần Mạnh Hảo)
b. “Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn những việc cỏn con mà làm”.
( Ca dao)
c. “ Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”.
( Tì bà- Bích Khuê)
d. “ Đã dậy rồi hả trầu
Ta hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!”
(Đánh thức trầu- Trần Đăng Khoa)
Câu 11: “ Mẹ là quê hương, quê hương là mẹ! Tình yêu quê hương luôn luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta yêu quý”.
Hãy viết một đoạn văn diễn dịch ( khoảng 8 đến 10 dòng) với nội dung nêu trên. Trong đoạn văn có sử dụng 2 trợ từ và 2 thán từ. ( gạch chân và nêu rõ ý nghĩa)
Câu 12: Hãy nêu đủ tên các nhân vật trong bốn văn bản văn học nước ngoài đã học. Chọn và nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong những nhân vật ấy.
Câu 13: Con chó vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với lão Hạc?
Câu 14: Đọc truyện lão Hạc, ta hiểu gì về nhân vật ông Giáo trong tác phẩm?
Câu 15: Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
a. “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.
( Tôi đi học- Thanh Tịnh)
b. “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thưở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng cây phong trên đồi này?...”
( Hai cây phong- Ai-ma-tốp)
Câu 16: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về
Câu 17: Người ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thái Hòa
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)