Ngữ văn
Chia sẻ bởi Phạm Thái Hưng |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: ngữ văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Họ và tên:................................................ Thứ 7 ngày 06 tháng 12 năm 2008
Lớp:.........................................................
Ngữ văn 9 - Tiết 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của cô giáo
ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu 1 (0,5 điểm): Nghĩa của từ xuân trong câu thơ sau đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Nghĩa gốc; B. Nghĩa chuyển; C. Cả A và B đều sai
Câu 2 (0,5 điểm): “Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề”. Đó là đặc điểm của phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm quan hệ; B. Phương châm về lượng;
C. Phương châm cách thức; D. Phương châm lịch sự.
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được nhà thơ Huy Cận sử dụng trong câu thơ: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 4 (1 điểm): “Báo chí tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam”.
Câu văn trên mắc lỗi gì ?
A. Chính tả B. Dùng từ C. Diễn đạt D. Cả A, B, C đều sai.
b) Hãy sửa lại cho đúng.
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
Câu 5 (0,5 điểm): “Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý”. Câu trên nói đến hiện tượng gì trong từ vựng tiếng Việt ?
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Hiện tượng đồng âm của từ
C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 ( 2 điểm): Một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó ?
Câu 7 (5 điểm): Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và cách viết lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
III. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu số
Đáp án
Điểm
1
B. Nghĩa chuyển
0,5 điểm
2
A. Phương châm quan hệ
0,5 điểm
3
C. Nhân hoá
0,5 điểm
4.a
B. Dùng từ
0,5 điểm
4.b
- Thay từ “tấp nập” bằng từ “tới tấp” hoặc “liên tiếp”,…
0,5 điểm
5
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
0,5 điểm
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 (1 điểm):
- Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô (đáng lẽ phải dùng từ “chúng tôi” hoặc “chúng em” ?). 1 điểm
- Nhầm lẫn là do thói quen dùng tiếng mẹ đẻ của người châu Âu. 1 điểm
Câu 7 (3 điểm):
- Viết đoạn văn (5 - 7 câu) có lời dẫn gián tiếp: 3 điểm
+ Nội dung tự chọn nhưng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lí.
+ Hình thức: Đủ kết cấu đoạn văn, không dưới 5 câu, không quá 7 câu.
Có lời dẫn trực tiếp; diễn đạt, dùng từ chính xác,...
- Xác định được lời dẫn trực tiếp. 1 điểm
- Chỉ rõ cách viết lời dẫn trong đoạn văn (cách dùng dấu câu). 1 điểm
Lớp:.........................................................
Ngữ văn 9 - Tiết 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của cô giáo
ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu 1 (0,5 điểm): Nghĩa của từ xuân trong câu thơ sau đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Nghĩa gốc; B. Nghĩa chuyển; C. Cả A và B đều sai
Câu 2 (0,5 điểm): “Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề”. Đó là đặc điểm của phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm quan hệ; B. Phương châm về lượng;
C. Phương châm cách thức; D. Phương châm lịch sự.
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được nhà thơ Huy Cận sử dụng trong câu thơ: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 4 (1 điểm): “Báo chí tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam”.
Câu văn trên mắc lỗi gì ?
A. Chính tả B. Dùng từ C. Diễn đạt D. Cả A, B, C đều sai.
b) Hãy sửa lại cho đúng.
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
Câu 5 (0,5 điểm): “Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý”. Câu trên nói đến hiện tượng gì trong từ vựng tiếng Việt ?
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Hiện tượng đồng âm của từ
C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 ( 2 điểm): Một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó ?
Câu 7 (5 điểm): Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và cách viết lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
III. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu số
Đáp án
Điểm
1
B. Nghĩa chuyển
0,5 điểm
2
A. Phương châm quan hệ
0,5 điểm
3
C. Nhân hoá
0,5 điểm
4.a
B. Dùng từ
0,5 điểm
4.b
- Thay từ “tấp nập” bằng từ “tới tấp” hoặc “liên tiếp”,…
0,5 điểm
5
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
0,5 điểm
Phần II: Tự luận (6 điểm).
Câu 6 (1 điểm):
- Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô (đáng lẽ phải dùng từ “chúng tôi” hoặc “chúng em” ?). 1 điểm
- Nhầm lẫn là do thói quen dùng tiếng mẹ đẻ của người châu Âu. 1 điểm
Câu 7 (3 điểm):
- Viết đoạn văn (5 - 7 câu) có lời dẫn gián tiếp: 3 điểm
+ Nội dung tự chọn nhưng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lí.
+ Hình thức: Đủ kết cấu đoạn văn, không dưới 5 câu, không quá 7 câu.
Có lời dẫn trực tiếp; diễn đạt, dùng từ chính xác,...
- Xác định được lời dẫn trực tiếp. 1 điểm
- Chỉ rõ cách viết lời dẫn trong đoạn văn (cách dùng dấu câu). 1 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thái Hưng
Dung lượng: 132,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)