Ngữ văn

Chia sẻ bởi Lương Thị Hoài | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: ngữ văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II( 08- 09)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn, khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
“ Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đâ và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. [...]
Tôi là con gái Hà Nội nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mền, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm tôi trong gương. Nó dài dài, nâu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích:
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm C. Lập luận
2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ:
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba
3. Câu văn “Im ắng lạ” thuộc loại câu:
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn D. Câu ghép
4. Trong câu “ Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát” có mấy cụm động từ:
A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm
5. Phần trích “ Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nào đó rồi bịa ra lời mà hát” sử dụng phép liên kết:
A. Dùng từ đồng nghĩa B. Dùng từ cùng trường từ vựng
C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng phép lặp từ ngữ
6. Cụm từ “ nói một cách khiêm tốn” trong câu “ Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá” là thành phần:
A. Trạng ngữ B. Định ngữ
C. Chủ ngữ D. Biệt lập
7. Phần in đậm trong câu: “ Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” là:
A. Ý dẫn trực tiếp B. Ý dẫn gián tiếp
C. Lời dẫn trực tiếp D. Lời dẫn gián tiếp
8. Câu văn “ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” sử dụng biện pháp:
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Nói quá
9. Dòng nêu đúng nhất định nghĩa về biên bản:
A. Là loại văn bản tường thuật chính xác về một sự việc.
B. Là loại văn bản tái hiện chân thực một sự việc.
C. Là loại văn bản ghi chép trung thực , đầy đủ một sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra.
D. Là loại văn bản trình bày nguyện vọng của một cá nhân với tổ chức.
10. Phần nội dung biên bản ghi lại:
A. Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.
B. Chữ kí và cam đoan của người tham gia sự việc.
C. Thành phần và chức trách của những người tham gia sự việc.
D. Diễn biến và kết quả sự việc.
Câu 2: Điền vào chỗ ........... những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh hai câu thơ đầu trong bài thơ “ Mây và sóng” của nhà thơ R. Ta- go.
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm)
1. Ghi lại khổ thơ từ:
“ Dù ở gần con
..........................
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
trong bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên.
2. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. (Khoảng 5 đến 7 dòng)
Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong đoạn thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Hữu Thỉnh- Sang thu)
Yêu cầu tự luận:
Câu 1:
Ghi lại chính xác đoạn thơ (1 điểm).
Cảm nhận:
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Hoài
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)