Ngu van

Chia sẻ bởi nguyên van hoàng | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: ngu van thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TUẦN 21
Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2007


HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO GIÚP BẠN KHÓ KHĂN
--------------0o0--------------

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, triều đình, nặn, nhàn rỗi, mỉm cười.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa truyện trong sgk.
- Một sản phẩm thêu đẹp, một bức ảnh chụp cái lọng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
TẬP ĐỌC
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh

A- HOẠT ĐỘNG 1.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, đánh giá.
B- HOẠT ĐỘNG 2.
1- Giới thiệu bài:

- Cho HS xem 1 sản phẩm thêu, giúp các em thấy đây là 1 nghề rất tinh xảo, đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ.
2- Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Theo dõi, sửa lỗi phát âm sai..
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Giải nghĩa từ: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam…
- Yêu cầu HS đặt câu với từ: nhập tâm, bình an vô sự.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đoạn 1:
+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học hỏi như thế nào?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã đạt thành tích như thế nào?
- Đoạn 2:
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Đoạn 3-4:
+ Ở trên lầu cao ông đã làm gì:
- Để sống?

- Để không bỏ phí thời gian?

+ Để xuống đất bình an vô sự?

- Đoạn 5:
+ Vì sao ông Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?

4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc đúng.
- Yêu cầu HS thi đọc đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.

- 3 HS thực hiện – lớp theo dõi, nhận xét.



- Lắng nghe.
- HS quan sát.



- Theo dõi SGK.

- HS nối tiếp đọc từng câu.

- HS nối tiếp đọc 5 đoạn trong bài.
- HS đọc chú giải SGK.

- HS đặt câu.

- HS đọc nhóm bàn.
- Lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Trần Quốc Khải học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm…
+ Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- HS đọc thầm.

- Đọc bức trướng, hiểu ý người viết, bẻ dầm tượng để ăn.
+ Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm...
+ Ông nhìn những con dơi…, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- HS đọc thầm 5.
+ Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, …
+ Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo…

- HS theo dõi.
- 4 HS thi đọc.
- 1 HS đọc.


KỂ CHUYỆN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyên van hoàng
Dung lượng: 201,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)