Ngôn ngữ trong Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Ngôn ngữ trong Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU
Ra đời vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, Truyện Kiều đã cố gắng vươn lên rất nhiều trên truyền thống chung của truyện thơ lúc bấy giờ. Nhưng sự vươn lên ấy không cắt đứt vời truyền thống; Truyện Kiều vẫn có nhiều liên hệ khăng khít với văn học đương thời nói chung và truyện thơ nôm nói riêng.Chỉ riêng về phương diện ngôn ngữ nhân vật, yếu tố truyền thống và những sáng tạo riêng của nhà thơ vẫn biểu hiện rõ rệt. Trong ngôn ngữ các nhân vật Truyện Kiều có yếu tố hiện thực chủ nghĩa, nhưng có khả nhiều yếu tố có tính chất ước lệ mà chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ văn học của thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Có một điều phải tính đến, là ngôn ngữ trong thơ ca, cả xưa lẫn nay bao giờ cũng có tính chất cách điệu hóa. Đây là một đặc điểm thuộc loại hình. Nó phụ thuộc vào vần luật, tiết tấu, nhịp điệu và cả số chữ (trong những thể thơ cố định) của câu thơ; khác vời tản văn và nhất là kịch là những loại hình văn học mà ngôn ngữ gần với tự nhiên hơn. Nghệ thuật so với đời sống đã có tính chất cách điệu, nhưng thơ ca lại còn cao hơn một bậc. Tính chất ước lệ trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều có phần là do cách điệu hóa của loại hình thơ lục bát, với số chữ và vần điệu chặt chẽ. Nhưng chủ yếu nó là một đặc điểm có tính chất loại biệt trong nghệ thuật biểu hiện của văn học phong kiến. Khá nhiều trường hợp trong Truyện Kiều, tính chất cách điệu hóa của ngôn ngữ nhân vật được đẩy lên rất xa, mà chúng ta không thể nào tìm thấy trong ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, Kim Trọng tỏ tình vời Thúy Kiều đã dùng một loạt những từ ngữ đầy điển cố và ẩn dụ:
Xương mai tinh đã rủ mòn Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay Tháng tròn như gửi cung mây, Trần trần một phận ấp cây đã liều. Tiện đây xin một hai điều , Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng ?
Thúy Kiều đang đêm một mình đến nhà Kim Trọng tự tình cũng đã nói:
Nàng rằng : quãng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Và Vương bà khi nghe Kiều khóc, thức dậy ân cần hỏi con :
"Cớ sao trằn trọc canh khuya. Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa...
Những người quen đọc tác phầm cũ đều hiều những điều, các nhân vật nói. Nhưng rõ ràng ngôn ngữ ấy không phải là sự diễn tả trực tiếp những điều mà nhân vật quan sát hoặc, suy nghĩ. Tính chất ước lệ trong ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ việc diễn đạt thường thông qua những điển cố, những ẩn dụ, hoán dụ, hoặc những công thức biểu hiện, những từ ngữ có tính chất quy phạm.
Ngôn ngữ nhân vật có tính chất ước lệ trong Truyện Kiều. cũng biểu hiện bằng một số phương thức nhất định có tinh chất chung của ngôn ngữ văn học đương thời. Chủng ta găp khá nhiều điển cố trong lời nói nhân vật: Thúy Kiều nói với Kim Trọng việc nhân duyên của nàng là do cha mẹ định đoạt, đã dùng điển «lá thắm chỉ hồng», khi nàng khuyên cha đề nàng bán mình, Kiều lại nhắc điển tích « nàng Oanh ả Lý». Kim Trọng khen Thúy Kiều hay thơ, đã so sánh, nàng với Ban Chiêu, Tạ Đạo Uẩn, và viên quan xử kiện khi dẹp cơn thịnh nộ lôi đình, toan đứng ra xe duyên cho Thúc sinh — Thúy Kiều, đã lấy tích Châu Trần để khen ngợi tình yêu của họ... Có nhiều điển cố khác nữa trong ngôn ngữ nhân vật. Dùng điển cố có tác dụng làm cho ngôn ngữ súc tích, bác học hơn. Nó mở ra những cuộc đời nhiều khi phong phú đằng sau vài ba chữ, nhưng mặt khác nó khó hiểu và có thể làm giảm sức rung cảm ở người đọc. Ngòi bút tài năng và sáng tạo của Nguyễn Du thường đã vượt qua được những trở ngại ấy, và chúng ta vẫn có nguyên vẹn những cảm giác và xúc động khi lắng nghe tiếng nói của nhân vật. Bởi vì những điển cố Nguyễn Du dùng được chọn lọc rất chu đáo. Có khi nó trở thành phổ biển trong đời sống văn học Việt-nam, có khi do tương quan về văn cảnh nên chúng ta vẫn có ý niệm đầy đủ về nó, mặc dù chưa thật hiểu hết nó. Bên những điển tích, các nhân vật Truyện Kiều còn nói nhiều câu lấy ý trong các bài thơ cũ. Thúy Vân khuyên chị nối lại tình xưa với chàng Kim đã nói :
Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời.
chính là những lời lấy trong bài Phiếu hữu mai của Kinh Thi. Hay khi Kiều khuyên
Ra đời vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, Truyện Kiều đã cố gắng vươn lên rất nhiều trên truyền thống chung của truyện thơ lúc bấy giờ. Nhưng sự vươn lên ấy không cắt đứt vời truyền thống; Truyện Kiều vẫn có nhiều liên hệ khăng khít với văn học đương thời nói chung và truyện thơ nôm nói riêng.Chỉ riêng về phương diện ngôn ngữ nhân vật, yếu tố truyền thống và những sáng tạo riêng của nhà thơ vẫn biểu hiện rõ rệt. Trong ngôn ngữ các nhân vật Truyện Kiều có yếu tố hiện thực chủ nghĩa, nhưng có khả nhiều yếu tố có tính chất ước lệ mà chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ văn học của thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Có một điều phải tính đến, là ngôn ngữ trong thơ ca, cả xưa lẫn nay bao giờ cũng có tính chất cách điệu hóa. Đây là một đặc điểm thuộc loại hình. Nó phụ thuộc vào vần luật, tiết tấu, nhịp điệu và cả số chữ (trong những thể thơ cố định) của câu thơ; khác vời tản văn và nhất là kịch là những loại hình văn học mà ngôn ngữ gần với tự nhiên hơn. Nghệ thuật so với đời sống đã có tính chất cách điệu, nhưng thơ ca lại còn cao hơn một bậc. Tính chất ước lệ trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều có phần là do cách điệu hóa của loại hình thơ lục bát, với số chữ và vần điệu chặt chẽ. Nhưng chủ yếu nó là một đặc điểm có tính chất loại biệt trong nghệ thuật biểu hiện của văn học phong kiến. Khá nhiều trường hợp trong Truyện Kiều, tính chất cách điệu hóa của ngôn ngữ nhân vật được đẩy lên rất xa, mà chúng ta không thể nào tìm thấy trong ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, Kim Trọng tỏ tình vời Thúy Kiều đã dùng một loạt những từ ngữ đầy điển cố và ẩn dụ:
Xương mai tinh đã rủ mòn Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay Tháng tròn như gửi cung mây, Trần trần một phận ấp cây đã liều. Tiện đây xin một hai điều , Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng ?
Thúy Kiều đang đêm một mình đến nhà Kim Trọng tự tình cũng đã nói:
Nàng rằng : quãng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Và Vương bà khi nghe Kiều khóc, thức dậy ân cần hỏi con :
"Cớ sao trằn trọc canh khuya. Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa...
Những người quen đọc tác phầm cũ đều hiều những điều, các nhân vật nói. Nhưng rõ ràng ngôn ngữ ấy không phải là sự diễn tả trực tiếp những điều mà nhân vật quan sát hoặc, suy nghĩ. Tính chất ước lệ trong ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ việc diễn đạt thường thông qua những điển cố, những ẩn dụ, hoán dụ, hoặc những công thức biểu hiện, những từ ngữ có tính chất quy phạm.
Ngôn ngữ nhân vật có tính chất ước lệ trong Truyện Kiều. cũng biểu hiện bằng một số phương thức nhất định có tinh chất chung của ngôn ngữ văn học đương thời. Chủng ta găp khá nhiều điển cố trong lời nói nhân vật: Thúy Kiều nói với Kim Trọng việc nhân duyên của nàng là do cha mẹ định đoạt, đã dùng điển «lá thắm chỉ hồng», khi nàng khuyên cha đề nàng bán mình, Kiều lại nhắc điển tích « nàng Oanh ả Lý». Kim Trọng khen Thúy Kiều hay thơ, đã so sánh, nàng với Ban Chiêu, Tạ Đạo Uẩn, và viên quan xử kiện khi dẹp cơn thịnh nộ lôi đình, toan đứng ra xe duyên cho Thúc sinh — Thúy Kiều, đã lấy tích Châu Trần để khen ngợi tình yêu của họ... Có nhiều điển cố khác nữa trong ngôn ngữ nhân vật. Dùng điển cố có tác dụng làm cho ngôn ngữ súc tích, bác học hơn. Nó mở ra những cuộc đời nhiều khi phong phú đằng sau vài ba chữ, nhưng mặt khác nó khó hiểu và có thể làm giảm sức rung cảm ở người đọc. Ngòi bút tài năng và sáng tạo của Nguyễn Du thường đã vượt qua được những trở ngại ấy, và chúng ta vẫn có nguyên vẹn những cảm giác và xúc động khi lắng nghe tiếng nói của nhân vật. Bởi vì những điển cố Nguyễn Du dùng được chọn lọc rất chu đáo. Có khi nó trở thành phổ biển trong đời sống văn học Việt-nam, có khi do tương quan về văn cảnh nên chúng ta vẫn có ý niệm đầy đủ về nó, mặc dù chưa thật hiểu hết nó. Bên những điển tích, các nhân vật Truyện Kiều còn nói nhiều câu lấy ý trong các bài thơ cũ. Thúy Vân khuyên chị nối lại tình xưa với chàng Kim đã nói :
Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời.
chính là những lời lấy trong bài Phiếu hữu mai của Kinh Thi. Hay khi Kiều khuyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 38,10KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)