Ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nghĩ thêm về vấn đề ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nghiên cứu Truyện Kiều, các nhà khoa học luôn ý thức đó là một tác phẩm kể chuyện bằng thơ. Là một truyện kể, những yếu tố như tình tiết, cốt truyện, nhân vật... dĩ nhiên đóng vai trò quyết định sự thành công của tác phẩm. Thoát thai từ một cốt truyện tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, nhưng Nguyễn Du đã có những đột phá ở phương thức tự sự và nghệ thuật xây dựng nhân vật, khiến Truyện Kiều vượt xa tầm vóc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân như nhiều ý kiến đã khẳng định.
Về bút pháp xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều, bên cạnh những đặc sắc của việc kết hợp giữa ước lệ và tả thực trong miêu tả ngoại hình, nghệ thuật phân tích tâm trạng, tả cảnh ngụ tình,... một số nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý vấn đề lời nói nhân vật. Người ta khẳng định, qua lời nói, các nhân vật trongTruyện Kiều bộc lộ tâm lý, tính cách rõ nét. Có nghĩa, thao tác cá biệt hóa đã được Nguyễn Du thực hiện rất thành công, và đó là dấu hiệu vượt thời đại của một thiên tài văn học.
Khảo sát lời nhân vật trong Truyện Kiều một cách kỹ lưỡng, có hệ thống, phải kể đến Phan Ngọc trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985). Tác giả dành hẳn mục Ngôn ngữ nhân vật trong chương IV của chuyên luận để bàn về vấn đề này. Ông đã nêu một số luận điểm rất mới, có giá trị kích thích sự suy nghĩ và đối thoại của người đọc.
Trước hết, Phan Ngọc cho rằng, “ngôn ngữ nhân vật với tư cách là một phạm trù mỹ học, là một chuyện khác hẳn cái ta vẫn gọi là ngôn ngữ nhân vật: nó là một phạm trù mới hẳn, chỉ ra đời ở châu Âu khi có chủ nghĩa hiện thực, và chỉ ra đời ở Việt Nam khi có Nguyễn Du. Nếu ta chấp nhận cách phân biệt giữa lời nói với ngôn ngữ trong ngôn ngữ học, ta có thể nói rằng, trước Nguyễn Du chỉ có lời nói (parole) của các nhân vật, mà chưa có ngôn ngữ (langue) của các nhân vật” ([1]). Đây là một khái quát rất táo bạo, thậm chí đến mức cực đoan – điều ta quen gặp trong một số công trình và bài viết của Phan Ngọc – nhằm đề cao Nguyễn Du ở một khía cạnh cụ thể. Nhưng điều khó thuyết phục có lẽ là ở việc sử dụng khái niệm ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole) trong hệ thống các thuật ngữ mà F. de Saussure đề xuất([2]). Kể từ khi có mặt trong công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure đến nay,  hai thuật ngữ này được dùng phổ biến và đã có nội hàm xác định. Cấp cho ngôn ngữ (langue) một nội hàm mới như cách làm của Phan Ngọc là hơi lạ, nếu không nói là tùy tiện. Đóng góp của nhà văn tài năng trong địa hạt miêu tả ngôn ngữ nhân vật trước hết phải thể hiện ở nghệ thuật cá biệt hóa, tức là phải xây dựng được lời nói của con người cụ thể, là “con người này” như cách nói của Hê-ghen, chứ không phải là thứ ngôn ngữ chung chung. Ở đây, hình như nhà nghiên cứu rơi vào mâu thuẫn: một mặt, ông dùng khái niệm ngôn ngữ (langue) - vốn để chỉ những quy luật chung, mang tính xã hội của ngôn ngữ - để đánh giá sự biến đổi về chất trong lời nhân vật của Nguyễn Du; mặt khác, ông cho rằng, qua lời nói nhân vật trong Truyện Kiều, ta biết được tâm lý, giáo dục, thân phận, giai cấp, nghề nghiệp, động cơ, những khuyết điểm và những ưu điểm của anh ta([3])– tức là những gì đối lập với khái niệm ngôn ngữ mà ông vừa dùng. Phan Ngọc rất có lý trong việc khám phá những mới mẻ ở lời nhân vật trongTruyện Kiều, nhưng lại bất cập ở việc sử dụng khái niệm để định danh những nội dung mới mẻ đó.
Để chứng minh cho luận điểm nêu trên, Phan Ngọc đã phân tích một trường hợp tiêu biểu: lời nhân vật Sở Khanh nói với Thúy Kiều. Ông cho rằng, Nguyễn Du đã vận dụng từ chương học rất nhuần nhuyễn. Sở Khanh như nhại lại lời của Kim Trọng cho ra vẻ một văn sĩ nho nhã, nhại lời Từ Hải để ra vẻ một người tri kỷ với Kiều và vẻ một anh hùng sẵn sàng cứu mỹ nhân. Nhưng thực chất hắn chỉ là một tên lưu manh “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh”, cho nên khi cần, hắn bỏ hết mặt nạ để hiện nguyên hình: “Nọ nghe rằng có con nào ở đây”, và còn hung hăng giở thói côn đồ với người đẹp([4]). Từ những phân tích cụ thể đó, Phan Ngọc cho rằng, lời Sở Khanh thực sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 25,67KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)