Ngoại khóa nhật ký trong tù

Chia sẻ bởi Trường Thcs Thụy Văn | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Ngoại khóa nhật ký trong tù thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bài ngoại khóa:

“NHẬT KÍ TRONG TÙ” (NGỤC TRUNG NHẬT K Í)
(HỒ CHÍ MINH)
I. TÁC GIẢ:
1.TIỂU SỬ- CUỘC ĐỜI:
- Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung trong một gia đình nhà Nho tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1911 với tên Nguyễn Ái Quốc Người ra đi tìm đường cứu nước.
- 3/2/1930 Người sáng lập ra tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.
- 2/ 1941 Người trở về nước, hoạt động bí mật tại hang Pác Bó (Cao Bằng) và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Ng­êi ®· mang l¹i ®éc lËp tù do cho ®Êt n­íc, mang ®Õn cho mçi ng­êi d©n VN mét cuéc sèng tù do,Êm no,h¹nh phóc.
- 2/9/1969 Người qua đời.
2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC.
Gồm nhiều thể loại: Truyện kí, thơ ca, văn chính luận
Các tác phẩm chính:
+ Truyện kí: “Pa-ri” , “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”
+ Thơ ca: “Nhật kí trong tù”, “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”, “Thơ Hồ Chí Minh”.
+ Văn chính luận: “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”…

Là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới , vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
I. TÁC GIẢ:
1.TIỂU SỬ- CUỘC ĐỜI:
2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC.
II. TÁC PHẨM “NHẬT KÍ TRONG TÙ”
1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC.
- Ngµy 29/8/1942 đến ngµy10/9/1943 tại nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc).
- Gồm 135 bài thơ bằng chữ Hán
2.NỘI DUNG
A. TIẾNG NÓI LÊN ÁN CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TƯỞNG GIỚI THẠCH
- Nhà tù đã bắt bớ, giam cầm tù nhân một cách vô lí:
Oa! Oa! Oa…
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
(Cháu bé ở nhà lao Tân Dương)
Biền biệt người đi không trở lại
Buồng the trơ trọi thiếp ôm sầu
Quan trên xót nỗi em cô quạnh
Nên lại mời em…tạm ở tù
(Gia quyến người bị bắt lính)
Ta là đại biểu dân An Nam
Tìm đến Trung Hoa để luận đàm
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường bằng gặp người bị tống giam
(Đường đời khó khăn)
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân.
(Bốn tháng rồi)
Mỗi người nửa chậu nước nhà pha
Rửa mặt, pha trà tự ý ta
Muốn để pha trà đừng rửa mặt
Muốn đem rửa mặt chớ pha trà.
(Chia nước)
- Nhà tù bóc lột, ức hiếp, đày đọa tù nhân tần nhẫn.
B. BỨC CHÂN DUNG TINH THẦN TỰ HỌA CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1.Hồ Chí Minh- một tâm hồn lớn.
a. Tấm lòng yêu nước, thương dân.
- Hình ảnh đất nước luôn thường trực trong lòng
Một canh…hai canh…lại ba canh.
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh, mộng hồn quanh.
(Không ngủ được)
- Thương người dân đất Việt phải chịu cảnh lầm than
Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh
Nội thương đất Việt cảnh lầm than
- Nhớ da diết bạn bè, đồng chí.
Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng
Nay gặt đã xong cày đã khắp
Quê người tôi vẫn chốn lao lung .
(Nhớ bạn)
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng
Tin tức bên nhà bữa bữa trông
(Tức cảnh)
- Vì yêu nước người khao khát được trở về hoạt động cách mạng đưa đất nước thoát khỏi lầm than.
b. Tấm lòng nhân đạo
- Thương những cảnh đời éo le, bất hạnh.
Thân anh da bọc lấy xương
Khổ đau đói rét hết phương sống rồi
Hôm qua còn ở bên tôi
Mà nay anh đã về nơi suối vàng.
(Một người tù cờ bạc vừa chết)
Anh đứng trong song sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt.
Muốn nói chẳng nên lời
Nói lên bằng khóe mắt
Chưa nói lệ tuôn trào
Tình cảnh đáng thương thật !
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau ?
(Người bạn tù thổi sáo)
- Vui buồn cùng người lao động Trung Quốc.
Khắp chốn nông dân cười hớn hở
Đồng quê vang dậy tiếng ca vui
Vùng đây tuy rộng đất khô cằn
Vì thế nhân dân kiệm lại cần
Nghe nói năm nay trời đại hạn
Mười phân thu hoạch chỉ vài phân.
(Từ Long An đến Đồng Chính)
Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông ra giữa trận tiền.
(Ở Việt Nam có biến động)
Dãi nắng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe, hành khách, thường qua lại.
Biết cảm ơn anh được mấy người?
(Phu làm đường)
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết hiến mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
c. Lòng yêu thiên nhiên.
2.NỘI DUNG
A. TIẾNG NÓI LÊN ÁN CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TƯỞNG GIỚI THẠCH
B. BỨC CHÂN DUNG TINH THẦN TỰ HỌA CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
a. Tấm lòng yêu nước, thương dân.
b. Tấm lòng nhân đạo.
1.Hồ Chí Minh- một tâm hồn lớn.
- Hình ảnh thiên nhiên vừa gần gũi, thân thiết mà đầy thơ mộng:
+ Bông hoa nở trong ngục tối.
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình.
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
(Cảnh chiều hôm)
+ Tiếng chim kêu lúc chiều tà.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
(Chiều tối)
- Người dành tình cảm đặc biệt cho thiên nhiên
+ Mặt trời
+ Dãy núi.
+Chòm mây….
+ Vầng trăng
- Người thả hồn mình giao hòa cung thiên nhiên mặc cho hoàn cảnh giam hãm của nhà tù
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu
(Trung thu)
2.NỘI DUNG
A. TIẾNG NÓI LÊN ÁN CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TƯỞNG GIỚI THẠCH
B. BỨC CHÂN DUNG TINH THẦN TỰ HỌA CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1. Hồ Chí Minh - một tâm hồn lớn.
2. Hồ Chí Minh - một trí tuệ lớn.
- Đường lối chiến thuật, chiến lược cách mạng.
Phải nhìn cho rộng suy cho kĩ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công
Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công.
(Học đánh cờ)
- Những bài học kinh nghiệm quý giá về đường đời, đạo đức cách mạng
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy mới phân kẻ dữ hiền.
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(Nửa đêm)
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Đi đường)
2.NỘI DUNG
A. TIẾNG NÓI LÊN ÁN CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TƯỞNG GIỚI THẠCH
B. BỨC CHÂN DUNG TINH THẦN TỰ HỌA CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1. Hồ Chí Minh - một tâm hồn lớn.
2. Hồ Chí Minh - một trí tuệ lớn.
3. Hồ Chí Minh - một dũng khí lớn.
- Phong thái ung dung, lạc quan tin tưởng:
Tự do tiên khách trên trời
Biết chăng trong ngục có người khách tiên ?
(Quá trưa)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh)
Ăn cơm nhà nước ở nhà công
Binh lính thay nhau để hộ tùng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế thật hào hùng.
(Nói cho vui)
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình.
Làng nước bên sông đông đúc thế,
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
(Đi thuyền xuống Ung Ninh)
- Bản lĩnh kiên cường, tinh thần chiến đấu:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
(Đề từ)
Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông ra giữa trận tiền
(Ở Việt Nam có biến động)
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
(Bốn tháng rồi)
Tấn công, thoái thủ không sơ hở
Đại tướng, anh hùng mới xứng danh.
(Học đánh cờ)
CHẤT THÉP
* TÓM LẠI:
Viên Ưng (TQ): “Đọc NKTT ta bắt gặp một tâm hồn vĩ đại của một bậc: ĐẠI TRÍ- ĐẠI NHÂN- ĐẠI DŨNG ”.
HOÀNG TRUNG THÔNG:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
I. TÁC GIẢ:
1.TIỂU SỬ- CUỘC ĐỜI:
2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC.
II. TÁC PHẨM “NHẬT KÍ TRONG TÙ”
1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC.
2.NỘI DUNG
A. TIẾNG NÓI LÊN ÁN CHẾ ĐỘ NHÀ TÙ TƯỞNG GIỚI THẠCH
B. BỨC CHÂN DUNG TINH THẦN TỰ HỌA CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
3. NGHỆ THUẬT
- Vẻ đẹp cổ điển - hiện đại.
Ngôn ngữ hàm súc.
Kết hợp trào phúng- trữ tình.
Kết hợp ý nghĩa tả thực- tượng trưng.
Tính nhạc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Thụy Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)