Ngoại khóa môn toán
Chia sẻ bởi Võ Thế Hùng |
Ngày 03/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Ngoại khóa môn toán thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
b) Chuẩn bị và tổ chức một trò chơi toán học
Căn cứ nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, cũng có thể giao cho học sinh chuẩn bị các thứ dễ kiếm.
- Công bố luật chơi: Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu những ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết phải là giáo viên), chơi như thế nào, đánh giá như thế nào, chơi bao nhiêu lâu, phần thưởng là gì.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chú ý chọn hình thức ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cách chơi. Không nên giải thích dài dòng khiến học sinh mất hứng thú ngay từ đầu.
- Tiến hành : Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả học sinh của lớp phải tham gia vào trò chơi; giáo viên theo dõi và giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc nếu cần.
- Nhận xét : Giáo viên nhận xét, động viên khuyến khích học sinh.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
c) Một số trò chơi :
TRÒ CHƠI 1: GIEO XÚC XẮC VÀ LÀM TÍNH
Mục đích: Luyện tập cộng, nhân theo bảng
Chuẩn bị :2 quân xúc xắc
Cách chơi :Hai đội chơi, hai đội có số người bằng nhau, số người của mỗi đội bằng bao nhiêu không quan trọng. Đội thứ nhất cử một đại diện vào gieo 2 quân xúc xắc
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
chẳng hạn được 3 và 5, người đó tính nhẩm và nói to: tổng là 8 và tích là 15. Đội thứ hai cử một đại diện và làm tương tự. Cứ như vậy đại diện 2 đội lần lượt gieo xúc xắc và cộng nhẩm, nhân nhẩm. Mỗi lần làm đúng cả 2 phép tính thì được 1 điểm, mỗi lần làm sai một phép tính thì bị trừ 1 điểm, nếu trong 2 kết quả (tổng hoặc tích) có kết quả bằng 10 thì được thưởng thêm 1 điểm.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Sau người cuối cùng, đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc.
Giáo viên có thể sửa đổi trò chơi cho phù hợp với vòng số và phép tính đang học.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 2 : PHÂN SỐ ĐI TÌM BẠN
Mục đích :Củng cố về phân số bằng nhau.
Chuẩn bị :+ 10 tấm bìa “gốc”, trên mỗi tấm bìa ghi một phân số “gốc”: 1/2, 1/3, 2/3, …
+ 50 tấm bìa, trên mỗi tấm bìa ghi một phân số, trong đó có 5 phân số bằng phân số 1/2, 5 phân số bằng phân số 1/3, 5 phân số bằng phân số 2/3, …
Cách chơi :Mỗi lần 10 người chơi, mỗi người nhận
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
một tấm bìa “gốc”. Để trên bàn 50 tấm bìa ghi các phân số bằng các phân số “gốc”, mỗi người chơi chọn lấy các tấm bìa ghi phân số bằng với các phân số “gốc” của mình. Sau 2 phút người nào tìm được nhiều hơn mà không sai là thắng cuộc.
TRÒ CHƠI 3 :
THI XẾP HÌNH CÓ DiỆN TÍCH BẰNG NHAU
Mục đích : Cũng cố khái niệm ban đầu về diện tích.
Chuẩn bị :50 bộ bìa, xanh, đỏ, vàng, mỗi bộ gồm 6 hình vuông cùng kích thước.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Cách chơi : 3 đội chơi. Mỗi đội được phát một bộ bìa. Các đội dùng 6 miếng bìa của mình ghép lại thành các hình khác nhau, ghép được hình nào thì vẽ lại hình đó. Sau 3 phút, đội nào ghép được nhiều hình hơn là thắng cuộc.
Ví dụ : Các đội có thể ghép thành các hình :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 4 : ĐUA NGỰA
Mục đích : Rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt
Chuẩn bị : Một băng giấy dài 25ô, 2 ngựa khác màu của bộ cá ngựa, hoặc hai vật tượng trưng cho ngựa:
Cách chơi : Mỗi lần 2 người chơi . Mỗi người chọn một
ngựa. Hai ngựa đứng ở 2 đầu cùng tiến vào giữa. Gắp
thăm để chọn người đi trước. Mỗi lần đi (chỉ được tiến
không được lùi ) ít nhất 1 ô, nhiều nhất 3 ô. Hai bên tính
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
sao cho đến lượt phải đi đối phương không còn ô để tiến thì mình thắng cuộc.
Chú ý : Trò chơi có thể phát triển thành các trò chơi tương tự ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo đối tượng.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 5 :
XẾP CÁC PHÉP TÍNH ĐÚNG TRONG
PHẠM VI 10
Mục đích : Học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Phương tiện : Hai bộ biển số, biển dấu phép tính và biển dấu so sánh làm bằng bìa có tay cầm.
0
1
10
x
:
=
<
>
+
-
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Luật chơi : Hai đội chơi, mỗi đội 18 học sinh, mỗi học sinh cầm một biển.
a) Điền kết quả : Giáo viên đọc một phép tính : 3 + 7. Ba học sinh có các biển tương ứng, lên bảng xếp xếp thành một hàng để cả lớp nhìn thấy:
3 + 7
Giáo viên đọc tiếp “bằng”. học sinh cầm biển có dấu = chạy lên xếp tiếp vào hàng trên.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Các em học sinh còn lại tính 3 + 7 = 10, người cầm biển số 10 chạy lên bảng xếp tiếp vào bảng để được phép tính đúng :
3 + 7 = 10
Đội nào xếp nhanh hơn là thắng cuộc.
b) Điền dấu so sánh
Giáo viên đọc : Số 3,số 7 và dấu cộng, ba học sinh có các biển tương ứng, lên bảng xếp thành hàng như ở trên.
Giáo viên đọc tiếp : “So sánh với 6”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Học sinh có biển số 6 chạy lên, xếp tiếp vào hàng trên. Số học sinh còn lại tính và so sánh kết quả với 6:
3 + 7 > 6
c) Điền dấu phép tính
Giáo viên đọc : Số 3 và số 7. Học sinh có các biển số 3 và số 7 lên bảng. Giáo viên đọc tiếp : “Làm gì” để “lớn hơn 6”?. Hai học sinh có biển dấu > và biển số 6 chạy tiếp lên bảng. Số học sinh còn lại tìm phép tính cần thực hiện với hai số 3 và 7 để
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
được kết quả lớn hơn 6. Đó là phép cộng. Học sinh có biển dấu + chạy lên, xếp xen giữa số 3 và số 7.
TRÒ CHƠI 6 : ĐỘI NÀO HiỂU NHAU HƠN
Mục đích : Luyện tập cách mô tả các hình và quan hệ vị trí bằng lời.
Phương tiện : Bảng và phấn viết. Một số hình vẽ trên giấy như :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Các hình vẽ này chỉ là sự ghép lại của các hình ở trong chương trình toán như : đường cong kín, đường cong hở, hình tròn, tam giác v.v…
Luật chơi: Hai đội chơi. Mỗi đội có ít nhất 2 người, một người cầm tờ giấy có hình vẽ mô tả bằng lời,
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
người kia căn cứ vào lời mô tả để vẽ hình lên bảng. Đội nào có hình vẽ giống hình vẽ trên tờ giấy là thắng cuộc.
Chú ý luyện cho học sinh sử dụng các câu có thuật ngữ về quan hệ vị trí, như :
- Vẽ hình tam giác ở góc dưới bên phải hình chữ nhật.
- Vẽ hình chữ nhật ở bên dưới hình tròn …
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 8 : ĐOÁN ĐÚNG SỐ MÀ NGƯỜI KHÁC NGHĨ THẦM
Mục đích : Luyện tập cộng nhẩm những số thích hợp trong các số 1, 2, 4, 8, 16 để đoán ra một số từ 1 đến 31 mà người khác nghĩ thầm trong óc.
Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn một bảng gồm 5 cột và 17 hàng trong đó có ghi các số như sau :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
(Học sinh không cần biết cách thành lập bảng này. Nhưng GV nên biết, dòng đầu của bảng là thứ tự các cột, dòng thứ hai ghi các số cơ bản 1, 2, 4, 8, 16. Vì 1 + 2 =3, nên ta ghi số 3 vào các cột Một và Hai. Tiếp theo 5 = 4+1 nên ta ghi số 5 vào các cột Một và Ba. Rồi 6 = 2+4, nên ta ghi số 6 vào các cột Hai và Ba, v.v.. Tiếp tục ghi như thế với các số khác; chẳng hạn , vì 23 = 1+2+4+16, nên ta ghi số 23 vào các cột Một, Hai, Ba và Năm… Cho đến số 31, ghi vào tất cả các cột, vì 31 = 1+2+4+8+16).
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Cách chơi : Cả lớp cùng chơi, dưới sự giám sát của giáo viên. Mỗi học sinh nghĩ trong óc một số nào đó từ 1 đến 31 và quan sát xem số mình đã nghĩ nằm ở trong các cột nào của bảng.
Để làm mẫu cho các em chơi trò “đoán số” với nhau, giáo viên chỉ định một em đứng lên nói các cột chứa số mà em đã nghĩ, chẳng hạn, đó là các cột Một, Hai, Ba và Năm. Thế thì chỉ việc cộng nhẩm các số cơ bản ở đầu các cột đó : 1 + 2 + 4 + 16 = 23 là đoán ra số học sinh đã nghĩ là 23.
Sau đó từng cặp học sinh lần lượt nghĩ và đoán số với nhau qua bảng.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 9 : ĐƯA CHÓ SÓI, DÊ VÀ BẮP CẢI QUA ĐƯỜNG SÔNG.
1. Mục đích : Rèn luyện trí nhớ và óc suy luận của các em qua cách giải quyết thông minh của người chở thuyền trong truyện kể.
2. Chuẩn bị : Làm 3 mũ có hình chó sói, dê, bắp cải.
3. Cách chơi : Từng nhóm 4 người, một người đóng vai người đưa qua sông, ba người còn lại đóng các vai chó sói, dê và bắp cải.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
4. Luật chơi : Mỗi lần chỉ đưa được một thứ qua sông, không được để chó sói và dê hoặc dê và bắp cải đứng cạnh nhau nếu không có người đưa qua sông ở đó.
Nhóm nào chuyển được đúng và nhanh nhất thì chiểm giải nhất.
Lời giải: (không nói trước cho học sinh biết)
Lần thứ nhất : Đưa dê qua đường, để chó sói và bắp cải ở lại vì chó sói không ăn bắp cải. Sang bờ bên kia, để dê ở lại, người chở thuyền đưa thuyền về bên này
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Lần thứ hai : Người chèo thuyền đưa chó sói qua sông, nhưng khi đưa chó sói tới nơi thì phải đưa dê về lại bên này, vì nếu để dê ở lại thì dê sẽ bị chó sói ăn thịt.
Lần thứ 3 : Người chèo thuyền phải đưa bắp cải qua sông, sau đó quay về bò bên kia bằng thuyền không.
Lần thứ tư : Chở nốt dê qua sông nữa là xong.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 10 :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề 3 : Truyện kể toán học
Quan niệm : Chúng ta tạm hiểu truyện kể toán học là câu chuyện mà nội dung có yếu tố nào đó liên quan đến toán học hoặc các nhà toán học. Cụ thể hơn, truyện kể có thể là :
- Những câu chuyện gắn với các bài toán hay, các phát minh gắn với toán học.
- Những câu chuyện về cách xử trí thông minh, ứng đối nhanh và độc đáo.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Những câu chuyện về các nhà toán học.
- Những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày, có chi tiết nào đó liên quan đến toán học, dù rất đơn giản.
Kể chuyện toán học cũng có thể xem là một hình thức hoạt động dạy học. Kể chuyện một mặt làm thay đổi không khí lớp học như một hình thức nghỉ ngơi tích tích cực, thư giãn đầu óc, chuẩn bị để tiếp tục học tập, mặt khác có tác dụng hổ trợ dạy học
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
toán thông qua việc đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần suy nghĩ để đề xuất cách giải quyết, ngoài ra còn góp phần giáo dục học sinh ý thức sáng tạo trong lao động, tinh thần yêu nước, tính nhân đạo …Một câu chuyện kể trong vài phút, nhưng có thể để lại ấn tượng sâu sắc, đậm nét suốt đời trong học sinh.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
b) Sưu tầm, sáng tạo và sử dụng truyện kể toán học.
Cũng giống như đối với trò chơi và câu đố toán học, giáo viên phải thường xuyên có thức sưu tập các các câu truyện hoặc cốt truyện từ nhiều nguồn khác nhau, đó là các sách, tạp chí về:
- Các nhà toán học, danh nhân thế giới và Việt Nam
- Truyện cổ tích thế giới và Việt Nam.
- Truyện về các thần đồng.
- Những câu truyện lý thú.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Những câu truyện dân gian…
Khi sưu tầm nên chú ý tới những câu truyện hoặc tình tiết ngắn và hấp dẫn, gây ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ.
Hình thức kể chuyện toán học có thể vận dụng vào nhiều dịp khác nhau: giáo viên kể cho học sinh nghe trong tiết học chính khóa, học sinh thi kể chuyện trong tiết ngoại khóa…Căn cứ vào nội dung kiến thức,
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
giáo viên lựa chọn câu truyện hoặc tình tiết phù hợp để đưa vào bài học, có thể cải biến cho phù hợp hơn với học sinh ở mỗi vùng, mỗi lớp. Sau câu truyện, giáo viên có thể nêu câu hỏi, nêu vấn đề cho học sinh suy nghĩ, trao đổi để các em có dịp bày tỏ tình cảm, thái độ và trước hết là cách suy nghĩ của mình. Tất nhiên không nên coi công việc này là bắt buộc, chỉ thực hiện khi nó thực sự cần thiết.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Kể chuyện là một nghệ thuật, để kể chuyện hay phải có truyện hay, phải chuẩn bị không khí phù hợp và phải biết kể một cách sinh động.
c) Ví dụ về truyện kể toán học:
Câu chuyện thứ nhất: Truyện kể về Gau xơ
Từ nhỏ Gau xơ đã thể hiện năng khiếu thiên tài về toán học.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Một lần thầy giáo ra đề toán: Tìm tổng của tất cả các số tự nhiên từ 1 đến 100
Thầy giáo nghĩ các cậu bé sẽ đánh vật với dãy phép tính cộng dài dằng dặc này. Chỉ sau một phút cậu bé Gau xơ đã tính xong và giơ tay xin trả lời.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Thầy giáo nhắc nhở cậu học trò nhỏ không được hấp tấp kẻo dể nhầm lẫn. Gau xơ cam đoan với thầy là đã làm đúng và khẳng định tổng cần tìm bằng 5050.
Thầy giáo đành cho Gau xơ trình bày ý kiến của mình. Gau xơ viết lên bảng:
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
1 + 2 + 3 + … + 98 + 99 + 100
và lập luận: Ta thấy số đầu tiên cộng số cuối cùng bằng 101, số thứ hai cộng với số sát số cuối cũng bằng101, số thứ ba cộng với số thứ ba kể từ cuối trở lại bằng 101, cứ như vậy cho đến số thứ 50.
Như vậy ta có thể ghép các số từ 1 đến 100 thành 50 cặp, mỗi cặp có tổng bằng 101. Vì thế ta tính được tổng bằng:
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
101 x 50 = 5050
Cả lớp thán phục Gau xơ, còn thầy giáo thì xúc động nói: Em giỏi lắm ! Cám ơn em.
Thầy giáo tin vào khả năng của học trò mình, ônghi vọng Gau xơ sẽ trở thành một nhà toán học. Thầy đã không lầm, sau này Gau xơ không những đã trở thành nhà toán học mà còn được mệnh danh là ông vua toán học.(Gau xơ là người Đức, sống ở thế kỉ V)
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 2: Truyện kể về Ơclít
Ơclít sinh ra và lớn lên ở A ten, thủ đô Hi Lạp, vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên. Ông là nhà toán học vĩ đại của Hi Lạp cổ đại.
Bộ sách “ Cơ sở ” của ông là một trong những bộ sách được tái bản nhiều lần nhất trên thế giới, qua rất nhiều thời đại khác nhau (cho đến tận ngày nay).
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Ơclít là nhà khoa học có sức lao động phi thường, có tinh thần làm việc thận trọng và tính độc lập cao trong nghiên cứu. Ông cũng nổi tiếng là người thẳng thắn, trung thực.
Một lần hoàng đế Plômêtê đệ nhất hỏi Ơclít xem có cách nào giúp nhà vua nắm được môn hình học một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn là đọc bộ sách “Cơ sở”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Ơclít đã nói với nhà vua: “ Thưa bệ hạ, toán học là khoa học chung cho tất cả mọi người, không có con đường nào dành riêng cho vua chúa cả.”
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 3 :Truyện kể về Talét
Talét nhà triết học, nhà toán học của nước Hi Lạp cổ đại. Thời niên thiếu, Talét rất yêu thiên nhiên, thích ngắm cảnh bầu trời đầy sao lung linh trong đêm tối, thích quan sát cảnh tấp nập mua bán trong những buổi chợ phiên.
Có một lần vì quá say mê quan sát bầu trời Talét trượt chân ngã. Người bảo mẫu đỡ Talét dậy và nhẹ nhàng khuyên : “Cậu muốn nhìn lên cao được thì trước tiên phải nhìn kỹ dưới đất đã”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Lời khuyên đó đã nhắc nhở Talét rất nhiều trong cuộc đời sáng tạo của mình. Ông đã sớm hiểu ra rằng muốn nhìn xa thấy rộng, muốn nghiên cứu những vấn đề lớn lao phải nắm chắc những kiến thức cơ sở trước đã. Cũng đơn giản như cuộc đời muốn có một lâu đài nguy nga trước tiên phải có nền móng tốt, cây cối muốn ra hoa kết quả thì trước hết phải có gốc rễ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ tư : Thửa ruộng rộng nhất
Ngày xưa có một người nông dân đi cày ruộng cho một nhà địa chủ. Anh cày ruộng cho địa chủ từ khi con trâu còn sung sức cho đến lúc nó già yếu và quỵ xuống chết. Địa chủ gọi người nông dân lại và bảo: “Con trâu chết rồi và ta sẽ không thuê anh nữa, anh hãy lấy miếng da con trâu kia mà khoanh lấy một thửa ruộng sao cho vuông vức, anh khoanh được bao nhiêu thì đó là ruộng của anh”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Mọi người ái ngại cho người nông dân, nhưng người nông dân thì vui vẻ chấp nhận. Người nông dân dùng dao cắt miếng da trâu thành một sợi dây thật dài, rồi dùng chiếc dây da trâu đó khoanh lấy một thửa ruộng hình vuông.
Địa chủ sửng sốt vì thửa ruộng mà người nông dân khoanh được quá rộng so với hắn nghĩ lúc đầu. Nhưng biết làm sao được.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 5 : Một người ưa chính xác
Một người khách đi bộ về thành phố. Gặp một thanh niên dáng thông minh ngồi uống nước trong quán nước bên đường, người khách hỏi : Từ đây về thành phố hết bao lâu, anh bạn trẻ?
Người thanh niên quay mặt về phía người khách, có ý dò xét nhưng không nói năng gì. Người khách thấy vậy bèn đi tiếp về phía thành phố. Khi người khách đi được 10
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
bước thì nghe tiếng người thanh niên nói với theo : Ông đi bộ từ đây về thành phố hết 1giờ30phút.
Thấy lạ bà cụ bán quán bèn hỏi chàng trai: Tại sao anh không trả lời người ta ngay mà để người ta đi rồi mới nói với theo?
Chàng trai nói : Cháu phải xem ông ta đi mười bước được bao nhiêu mét và mất bao nhiêu lâu thì mới có thể trả lời chính xác cho ông ấy được, cụ ạ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CÂU CHUYỆN THỨ 6 :
NHÀ THƠ VÀ NHÀ TOÁN HỌC
Một nhà thơ lớn của nước Anh viết bài thơ nổi tiếng “Trường ca về cuộc sống”.
Một hôm nhà thơ nhận được bức thư của một nhà toán học có uy tín của thành phố gửi đến phê bình bài thơ.
Thư viết : “Thưa ngài, thơ của ngài rất hay nhưng quá sai sự thật. Ngài viết : Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc đó lại một con người chết đi.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Vậy ngài lý giải thế nào về chuyện dân số nhân loại ngày càng tăng. Tôi tha thiết đề nghị ngài chữa lại : Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy 1/6 con người chết đi. Thực ra không phải chính xác 1/6 mà là một con số lẻ phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi tạm để như vậy cho ngài dễ gieo vần. Mong ngài hiểu cho”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CÂU CHUYỆN THỨ 7 :
VẼ 10 CON VẬT TRONG 3 TiẾNG TRỐNG
Ngày xưa có tục thử tài giữa những người giỏi của các nước với nhau. Lần ấy sứ giả nước ngoài là một người vẽ rất giỏi. Sứ giả muốn thử tài vẽ với người Việt Nam. Sứ giả nêu thể lệ cuộc thi là: Sau 3 hồi trống phải vẽ xong một con vật.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Trạng Quỳnh cười nói : Tôi không những có thể vẽ xong 1 con vật sau 3 hồi trống, mà tôi có thể vẽ xong 10 con vật sau 3 hồi trống.
Thế là cuộc thi được tổ chức. Sứ giả chuẩn bị đầy đủ: giá vẽ, giấy vẽ, bút vẽ, mực vẽ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Trước mặt Trạng Quỳnh chỉ có một đĩa mực và một tờ giấy to. Tiếng trống nổi lên, sứ giả ngay lập tức cắm cúi vẽ, còn Trạng Quỳnh thì ngồi ngắm sứ giả và những người đến chứng kiến cuộc thi. Hết hồi trống thứ nhất sứ giả vẽ xong đầu một con công tuyệt đẹp, Trạng Quỳnh vẫn chưa vẽ được gì. Hết hồi trống thứ hai sứ giả vẽ thêm được thân con công, Trạng Quỳnh vẫn tiếp tục ngồi ngắm cảnh, ngắm người.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Gần hết hồi trống thứ ba, sứ giả vẽ thêm được đuôi con công và vẽ gần xong hai chân của nó, tờ giấy của Trạng Quỳnh vẫn để trắng tinh. Khi tiếng trống đầu tiên trong 3 tiếng trống kết thúc vang lên. Trạng Quỳnh nhúng cả 10 đầu ngón tay vào dĩa mực. Tiếng trống thứ hai vang lên, Trạng Quỳnh dùng 10 đầu ngón tay vẽ ngoằn ngoèo vào tờ giấy. Tiếng trống cuối cùng vừa dứt, sứ giả dừng bút, cũng là lúc Trạng Quỳnh nhấc tay khỏi tờ giấy.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Kết quả là trong 3 hồi trống sứ giả vẽ được một con công tuyệt đẹp, trong 3 tiếng trống Trạng Quỳnh vẽ được 10 nét ngoằn ngoèo. Trạng xem bức vẽ của sứ giả và tỏ lòng thán phục: con công của ngài vẽ như đang múa. Rồi Trạng giải thích bức vẽ của mình : Đây là 10 con vật rất có ích cho nhà nông mà nhân dân nước tôi gọi là con giun.
Thế là cuộc thi kết thúc một cách vui vẻ, hai người dự thi phục tài nhau : Một người vẽ giỏi tuyệt vời và một người thông minh tuyệt vời.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CHƯƠNG TRÌNH GiỚI HẠN THI HẾT HỌC PHẦN
------------------------------------
1) Giải bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc dạng : Cấu tạo số hoặc hình học hoặc chuyển động.
2) Tìm câu trả lời cho một câu đố toán học.Hoặc giới thiệu một trò chơi ( không phải các trò chơi đã giới thiệu).
3) Suy luận và dạy học toán Tiểu học
4) Giải bài toán bằng 2 cách theo yêu cầu. (sơ đồ đoạn thẳng, giả thiết tạm, tính ngược từ cuối, yếu tố đại số)
********************
b) Chuẩn bị và tổ chức một trò chơi toán học
Căn cứ nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, cũng có thể giao cho học sinh chuẩn bị các thứ dễ kiếm.
- Công bố luật chơi: Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu những ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết phải là giáo viên), chơi như thế nào, đánh giá như thế nào, chơi bao nhiêu lâu, phần thưởng là gì.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chú ý chọn hình thức ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cách chơi. Không nên giải thích dài dòng khiến học sinh mất hứng thú ngay từ đầu.
- Tiến hành : Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả học sinh của lớp phải tham gia vào trò chơi; giáo viên theo dõi và giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc nếu cần.
- Nhận xét : Giáo viên nhận xét, động viên khuyến khích học sinh.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
c) Một số trò chơi :
TRÒ CHƠI 1: GIEO XÚC XẮC VÀ LÀM TÍNH
Mục đích: Luyện tập cộng, nhân theo bảng
Chuẩn bị :2 quân xúc xắc
Cách chơi :Hai đội chơi, hai đội có số người bằng nhau, số người của mỗi đội bằng bao nhiêu không quan trọng. Đội thứ nhất cử một đại diện vào gieo 2 quân xúc xắc
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
chẳng hạn được 3 và 5, người đó tính nhẩm và nói to: tổng là 8 và tích là 15. Đội thứ hai cử một đại diện và làm tương tự. Cứ như vậy đại diện 2 đội lần lượt gieo xúc xắc và cộng nhẩm, nhân nhẩm. Mỗi lần làm đúng cả 2 phép tính thì được 1 điểm, mỗi lần làm sai một phép tính thì bị trừ 1 điểm, nếu trong 2 kết quả (tổng hoặc tích) có kết quả bằng 10 thì được thưởng thêm 1 điểm.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Sau người cuối cùng, đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc.
Giáo viên có thể sửa đổi trò chơi cho phù hợp với vòng số và phép tính đang học.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 2 : PHÂN SỐ ĐI TÌM BẠN
Mục đích :Củng cố về phân số bằng nhau.
Chuẩn bị :+ 10 tấm bìa “gốc”, trên mỗi tấm bìa ghi một phân số “gốc”: 1/2, 1/3, 2/3, …
+ 50 tấm bìa, trên mỗi tấm bìa ghi một phân số, trong đó có 5 phân số bằng phân số 1/2, 5 phân số bằng phân số 1/3, 5 phân số bằng phân số 2/3, …
Cách chơi :Mỗi lần 10 người chơi, mỗi người nhận
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
một tấm bìa “gốc”. Để trên bàn 50 tấm bìa ghi các phân số bằng các phân số “gốc”, mỗi người chơi chọn lấy các tấm bìa ghi phân số bằng với các phân số “gốc” của mình. Sau 2 phút người nào tìm được nhiều hơn mà không sai là thắng cuộc.
TRÒ CHƠI 3 :
THI XẾP HÌNH CÓ DiỆN TÍCH BẰNG NHAU
Mục đích : Cũng cố khái niệm ban đầu về diện tích.
Chuẩn bị :50 bộ bìa, xanh, đỏ, vàng, mỗi bộ gồm 6 hình vuông cùng kích thước.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Cách chơi : 3 đội chơi. Mỗi đội được phát một bộ bìa. Các đội dùng 6 miếng bìa của mình ghép lại thành các hình khác nhau, ghép được hình nào thì vẽ lại hình đó. Sau 3 phút, đội nào ghép được nhiều hình hơn là thắng cuộc.
Ví dụ : Các đội có thể ghép thành các hình :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 4 : ĐUA NGỰA
Mục đích : Rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt
Chuẩn bị : Một băng giấy dài 25ô, 2 ngựa khác màu của bộ cá ngựa, hoặc hai vật tượng trưng cho ngựa:
Cách chơi : Mỗi lần 2 người chơi . Mỗi người chọn một
ngựa. Hai ngựa đứng ở 2 đầu cùng tiến vào giữa. Gắp
thăm để chọn người đi trước. Mỗi lần đi (chỉ được tiến
không được lùi ) ít nhất 1 ô, nhiều nhất 3 ô. Hai bên tính
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
sao cho đến lượt phải đi đối phương không còn ô để tiến thì mình thắng cuộc.
Chú ý : Trò chơi có thể phát triển thành các trò chơi tương tự ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo đối tượng.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 5 :
XẾP CÁC PHÉP TÍNH ĐÚNG TRONG
PHẠM VI 10
Mục đích : Học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Phương tiện : Hai bộ biển số, biển dấu phép tính và biển dấu so sánh làm bằng bìa có tay cầm.
0
1
10
x
:
=
<
>
+
-
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Luật chơi : Hai đội chơi, mỗi đội 18 học sinh, mỗi học sinh cầm một biển.
a) Điền kết quả : Giáo viên đọc một phép tính : 3 + 7. Ba học sinh có các biển tương ứng, lên bảng xếp xếp thành một hàng để cả lớp nhìn thấy:
3 + 7
Giáo viên đọc tiếp “bằng”. học sinh cầm biển có dấu = chạy lên xếp tiếp vào hàng trên.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Các em học sinh còn lại tính 3 + 7 = 10, người cầm biển số 10 chạy lên bảng xếp tiếp vào bảng để được phép tính đúng :
3 + 7 = 10
Đội nào xếp nhanh hơn là thắng cuộc.
b) Điền dấu so sánh
Giáo viên đọc : Số 3,số 7 và dấu cộng, ba học sinh có các biển tương ứng, lên bảng xếp thành hàng như ở trên.
Giáo viên đọc tiếp : “So sánh với 6”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Học sinh có biển số 6 chạy lên, xếp tiếp vào hàng trên. Số học sinh còn lại tính và so sánh kết quả với 6:
3 + 7 > 6
c) Điền dấu phép tính
Giáo viên đọc : Số 3 và số 7. Học sinh có các biển số 3 và số 7 lên bảng. Giáo viên đọc tiếp : “Làm gì” để “lớn hơn 6”?. Hai học sinh có biển dấu > và biển số 6 chạy tiếp lên bảng. Số học sinh còn lại tìm phép tính cần thực hiện với hai số 3 và 7 để
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
được kết quả lớn hơn 6. Đó là phép cộng. Học sinh có biển dấu + chạy lên, xếp xen giữa số 3 và số 7.
TRÒ CHƠI 6 : ĐỘI NÀO HiỂU NHAU HƠN
Mục đích : Luyện tập cách mô tả các hình và quan hệ vị trí bằng lời.
Phương tiện : Bảng và phấn viết. Một số hình vẽ trên giấy như :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Các hình vẽ này chỉ là sự ghép lại của các hình ở trong chương trình toán như : đường cong kín, đường cong hở, hình tròn, tam giác v.v…
Luật chơi: Hai đội chơi. Mỗi đội có ít nhất 2 người, một người cầm tờ giấy có hình vẽ mô tả bằng lời,
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
người kia căn cứ vào lời mô tả để vẽ hình lên bảng. Đội nào có hình vẽ giống hình vẽ trên tờ giấy là thắng cuộc.
Chú ý luyện cho học sinh sử dụng các câu có thuật ngữ về quan hệ vị trí, như :
- Vẽ hình tam giác ở góc dưới bên phải hình chữ nhật.
- Vẽ hình chữ nhật ở bên dưới hình tròn …
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 8 : ĐOÁN ĐÚNG SỐ MÀ NGƯỜI KHÁC NGHĨ THẦM
Mục đích : Luyện tập cộng nhẩm những số thích hợp trong các số 1, 2, 4, 8, 16 để đoán ra một số từ 1 đến 31 mà người khác nghĩ thầm trong óc.
Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn một bảng gồm 5 cột và 17 hàng trong đó có ghi các số như sau :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
(Học sinh không cần biết cách thành lập bảng này. Nhưng GV nên biết, dòng đầu của bảng là thứ tự các cột, dòng thứ hai ghi các số cơ bản 1, 2, 4, 8, 16. Vì 1 + 2 =3, nên ta ghi số 3 vào các cột Một và Hai. Tiếp theo 5 = 4+1 nên ta ghi số 5 vào các cột Một và Ba. Rồi 6 = 2+4, nên ta ghi số 6 vào các cột Hai và Ba, v.v.. Tiếp tục ghi như thế với các số khác; chẳng hạn , vì 23 = 1+2+4+16, nên ta ghi số 23 vào các cột Một, Hai, Ba và Năm… Cho đến số 31, ghi vào tất cả các cột, vì 31 = 1+2+4+8+16).
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Cách chơi : Cả lớp cùng chơi, dưới sự giám sát của giáo viên. Mỗi học sinh nghĩ trong óc một số nào đó từ 1 đến 31 và quan sát xem số mình đã nghĩ nằm ở trong các cột nào của bảng.
Để làm mẫu cho các em chơi trò “đoán số” với nhau, giáo viên chỉ định một em đứng lên nói các cột chứa số mà em đã nghĩ, chẳng hạn, đó là các cột Một, Hai, Ba và Năm. Thế thì chỉ việc cộng nhẩm các số cơ bản ở đầu các cột đó : 1 + 2 + 4 + 16 = 23 là đoán ra số học sinh đã nghĩ là 23.
Sau đó từng cặp học sinh lần lượt nghĩ và đoán số với nhau qua bảng.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 9 : ĐƯA CHÓ SÓI, DÊ VÀ BẮP CẢI QUA ĐƯỜNG SÔNG.
1. Mục đích : Rèn luyện trí nhớ và óc suy luận của các em qua cách giải quyết thông minh của người chở thuyền trong truyện kể.
2. Chuẩn bị : Làm 3 mũ có hình chó sói, dê, bắp cải.
3. Cách chơi : Từng nhóm 4 người, một người đóng vai người đưa qua sông, ba người còn lại đóng các vai chó sói, dê và bắp cải.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
4. Luật chơi : Mỗi lần chỉ đưa được một thứ qua sông, không được để chó sói và dê hoặc dê và bắp cải đứng cạnh nhau nếu không có người đưa qua sông ở đó.
Nhóm nào chuyển được đúng và nhanh nhất thì chiểm giải nhất.
Lời giải: (không nói trước cho học sinh biết)
Lần thứ nhất : Đưa dê qua đường, để chó sói và bắp cải ở lại vì chó sói không ăn bắp cải. Sang bờ bên kia, để dê ở lại, người chở thuyền đưa thuyền về bên này
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Lần thứ hai : Người chèo thuyền đưa chó sói qua sông, nhưng khi đưa chó sói tới nơi thì phải đưa dê về lại bên này, vì nếu để dê ở lại thì dê sẽ bị chó sói ăn thịt.
Lần thứ 3 : Người chèo thuyền phải đưa bắp cải qua sông, sau đó quay về bò bên kia bằng thuyền không.
Lần thứ tư : Chở nốt dê qua sông nữa là xong.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
TRÒ CHƠI 10 :
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Chuyên đề 3 : Truyện kể toán học
Quan niệm : Chúng ta tạm hiểu truyện kể toán học là câu chuyện mà nội dung có yếu tố nào đó liên quan đến toán học hoặc các nhà toán học. Cụ thể hơn, truyện kể có thể là :
- Những câu chuyện gắn với các bài toán hay, các phát minh gắn với toán học.
- Những câu chuyện về cách xử trí thông minh, ứng đối nhanh và độc đáo.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Những câu chuyện về các nhà toán học.
- Những câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày, có chi tiết nào đó liên quan đến toán học, dù rất đơn giản.
Kể chuyện toán học cũng có thể xem là một hình thức hoạt động dạy học. Kể chuyện một mặt làm thay đổi không khí lớp học như một hình thức nghỉ ngơi tích tích cực, thư giãn đầu óc, chuẩn bị để tiếp tục học tập, mặt khác có tác dụng hổ trợ dạy học
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
toán thông qua việc đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần suy nghĩ để đề xuất cách giải quyết, ngoài ra còn góp phần giáo dục học sinh ý thức sáng tạo trong lao động, tinh thần yêu nước, tính nhân đạo …Một câu chuyện kể trong vài phút, nhưng có thể để lại ấn tượng sâu sắc, đậm nét suốt đời trong học sinh.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
b) Sưu tầm, sáng tạo và sử dụng truyện kể toán học.
Cũng giống như đối với trò chơi và câu đố toán học, giáo viên phải thường xuyên có thức sưu tập các các câu truyện hoặc cốt truyện từ nhiều nguồn khác nhau, đó là các sách, tạp chí về:
- Các nhà toán học, danh nhân thế giới và Việt Nam
- Truyện cổ tích thế giới và Việt Nam.
- Truyện về các thần đồng.
- Những câu truyện lý thú.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
- Những câu truyện dân gian…
Khi sưu tầm nên chú ý tới những câu truyện hoặc tình tiết ngắn và hấp dẫn, gây ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ.
Hình thức kể chuyện toán học có thể vận dụng vào nhiều dịp khác nhau: giáo viên kể cho học sinh nghe trong tiết học chính khóa, học sinh thi kể chuyện trong tiết ngoại khóa…Căn cứ vào nội dung kiến thức,
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
giáo viên lựa chọn câu truyện hoặc tình tiết phù hợp để đưa vào bài học, có thể cải biến cho phù hợp hơn với học sinh ở mỗi vùng, mỗi lớp. Sau câu truyện, giáo viên có thể nêu câu hỏi, nêu vấn đề cho học sinh suy nghĩ, trao đổi để các em có dịp bày tỏ tình cảm, thái độ và trước hết là cách suy nghĩ của mình. Tất nhiên không nên coi công việc này là bắt buộc, chỉ thực hiện khi nó thực sự cần thiết.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Kể chuyện là một nghệ thuật, để kể chuyện hay phải có truyện hay, phải chuẩn bị không khí phù hợp và phải biết kể một cách sinh động.
c) Ví dụ về truyện kể toán học:
Câu chuyện thứ nhất: Truyện kể về Gau xơ
Từ nhỏ Gau xơ đã thể hiện năng khiếu thiên tài về toán học.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Một lần thầy giáo ra đề toán: Tìm tổng của tất cả các số tự nhiên từ 1 đến 100
Thầy giáo nghĩ các cậu bé sẽ đánh vật với dãy phép tính cộng dài dằng dặc này. Chỉ sau một phút cậu bé Gau xơ đã tính xong và giơ tay xin trả lời.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Thầy giáo nhắc nhở cậu học trò nhỏ không được hấp tấp kẻo dể nhầm lẫn. Gau xơ cam đoan với thầy là đã làm đúng và khẳng định tổng cần tìm bằng 5050.
Thầy giáo đành cho Gau xơ trình bày ý kiến của mình. Gau xơ viết lên bảng:
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
1 + 2 + 3 + … + 98 + 99 + 100
và lập luận: Ta thấy số đầu tiên cộng số cuối cùng bằng 101, số thứ hai cộng với số sát số cuối cũng bằng101, số thứ ba cộng với số thứ ba kể từ cuối trở lại bằng 101, cứ như vậy cho đến số thứ 50.
Như vậy ta có thể ghép các số từ 1 đến 100 thành 50 cặp, mỗi cặp có tổng bằng 101. Vì thế ta tính được tổng bằng:
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
101 x 50 = 5050
Cả lớp thán phục Gau xơ, còn thầy giáo thì xúc động nói: Em giỏi lắm ! Cám ơn em.
Thầy giáo tin vào khả năng của học trò mình, ônghi vọng Gau xơ sẽ trở thành một nhà toán học. Thầy đã không lầm, sau này Gau xơ không những đã trở thành nhà toán học mà còn được mệnh danh là ông vua toán học.(Gau xơ là người Đức, sống ở thế kỉ V)
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 2: Truyện kể về Ơclít
Ơclít sinh ra và lớn lên ở A ten, thủ đô Hi Lạp, vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên. Ông là nhà toán học vĩ đại của Hi Lạp cổ đại.
Bộ sách “ Cơ sở ” của ông là một trong những bộ sách được tái bản nhiều lần nhất trên thế giới, qua rất nhiều thời đại khác nhau (cho đến tận ngày nay).
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Ơclít là nhà khoa học có sức lao động phi thường, có tinh thần làm việc thận trọng và tính độc lập cao trong nghiên cứu. Ông cũng nổi tiếng là người thẳng thắn, trung thực.
Một lần hoàng đế Plômêtê đệ nhất hỏi Ơclít xem có cách nào giúp nhà vua nắm được môn hình học một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn là đọc bộ sách “Cơ sở”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Ơclít đã nói với nhà vua: “ Thưa bệ hạ, toán học là khoa học chung cho tất cả mọi người, không có con đường nào dành riêng cho vua chúa cả.”
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 3 :Truyện kể về Talét
Talét nhà triết học, nhà toán học của nước Hi Lạp cổ đại. Thời niên thiếu, Talét rất yêu thiên nhiên, thích ngắm cảnh bầu trời đầy sao lung linh trong đêm tối, thích quan sát cảnh tấp nập mua bán trong những buổi chợ phiên.
Có một lần vì quá say mê quan sát bầu trời Talét trượt chân ngã. Người bảo mẫu đỡ Talét dậy và nhẹ nhàng khuyên : “Cậu muốn nhìn lên cao được thì trước tiên phải nhìn kỹ dưới đất đã”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Lời khuyên đó đã nhắc nhở Talét rất nhiều trong cuộc đời sáng tạo của mình. Ông đã sớm hiểu ra rằng muốn nhìn xa thấy rộng, muốn nghiên cứu những vấn đề lớn lao phải nắm chắc những kiến thức cơ sở trước đã. Cũng đơn giản như cuộc đời muốn có một lâu đài nguy nga trước tiên phải có nền móng tốt, cây cối muốn ra hoa kết quả thì trước hết phải có gốc rễ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ tư : Thửa ruộng rộng nhất
Ngày xưa có một người nông dân đi cày ruộng cho một nhà địa chủ. Anh cày ruộng cho địa chủ từ khi con trâu còn sung sức cho đến lúc nó già yếu và quỵ xuống chết. Địa chủ gọi người nông dân lại và bảo: “Con trâu chết rồi và ta sẽ không thuê anh nữa, anh hãy lấy miếng da con trâu kia mà khoanh lấy một thửa ruộng sao cho vuông vức, anh khoanh được bao nhiêu thì đó là ruộng của anh”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Mọi người ái ngại cho người nông dân, nhưng người nông dân thì vui vẻ chấp nhận. Người nông dân dùng dao cắt miếng da trâu thành một sợi dây thật dài, rồi dùng chiếc dây da trâu đó khoanh lấy một thửa ruộng hình vuông.
Địa chủ sửng sốt vì thửa ruộng mà người nông dân khoanh được quá rộng so với hắn nghĩ lúc đầu. Nhưng biết làm sao được.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Câu chuyện thứ 5 : Một người ưa chính xác
Một người khách đi bộ về thành phố. Gặp một thanh niên dáng thông minh ngồi uống nước trong quán nước bên đường, người khách hỏi : Từ đây về thành phố hết bao lâu, anh bạn trẻ?
Người thanh niên quay mặt về phía người khách, có ý dò xét nhưng không nói năng gì. Người khách thấy vậy bèn đi tiếp về phía thành phố. Khi người khách đi được 10
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
bước thì nghe tiếng người thanh niên nói với theo : Ông đi bộ từ đây về thành phố hết 1giờ30phút.
Thấy lạ bà cụ bán quán bèn hỏi chàng trai: Tại sao anh không trả lời người ta ngay mà để người ta đi rồi mới nói với theo?
Chàng trai nói : Cháu phải xem ông ta đi mười bước được bao nhiêu mét và mất bao nhiêu lâu thì mới có thể trả lời chính xác cho ông ấy được, cụ ạ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CÂU CHUYỆN THỨ 6 :
NHÀ THƠ VÀ NHÀ TOÁN HỌC
Một nhà thơ lớn của nước Anh viết bài thơ nổi tiếng “Trường ca về cuộc sống”.
Một hôm nhà thơ nhận được bức thư của một nhà toán học có uy tín của thành phố gửi đến phê bình bài thơ.
Thư viết : “Thưa ngài, thơ của ngài rất hay nhưng quá sai sự thật. Ngài viết : Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc đó lại một con người chết đi.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Vậy ngài lý giải thế nào về chuyện dân số nhân loại ngày càng tăng. Tôi tha thiết đề nghị ngài chữa lại : Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy 1/6 con người chết đi. Thực ra không phải chính xác 1/6 mà là một con số lẻ phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi tạm để như vậy cho ngài dễ gieo vần. Mong ngài hiểu cho”.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CÂU CHUYỆN THỨ 7 :
VẼ 10 CON VẬT TRONG 3 TiẾNG TRỐNG
Ngày xưa có tục thử tài giữa những người giỏi của các nước với nhau. Lần ấy sứ giả nước ngoài là một người vẽ rất giỏi. Sứ giả muốn thử tài vẽ với người Việt Nam. Sứ giả nêu thể lệ cuộc thi là: Sau 3 hồi trống phải vẽ xong một con vật.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Trạng Quỳnh cười nói : Tôi không những có thể vẽ xong 1 con vật sau 3 hồi trống, mà tôi có thể vẽ xong 10 con vật sau 3 hồi trống.
Thế là cuộc thi được tổ chức. Sứ giả chuẩn bị đầy đủ: giá vẽ, giấy vẽ, bút vẽ, mực vẽ.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Trước mặt Trạng Quỳnh chỉ có một đĩa mực và một tờ giấy to. Tiếng trống nổi lên, sứ giả ngay lập tức cắm cúi vẽ, còn Trạng Quỳnh thì ngồi ngắm sứ giả và những người đến chứng kiến cuộc thi. Hết hồi trống thứ nhất sứ giả vẽ xong đầu một con công tuyệt đẹp, Trạng Quỳnh vẫn chưa vẽ được gì. Hết hồi trống thứ hai sứ giả vẽ thêm được thân con công, Trạng Quỳnh vẫn tiếp tục ngồi ngắm cảnh, ngắm người.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Gần hết hồi trống thứ ba, sứ giả vẽ thêm được đuôi con công và vẽ gần xong hai chân của nó, tờ giấy của Trạng Quỳnh vẫn để trắng tinh. Khi tiếng trống đầu tiên trong 3 tiếng trống kết thúc vang lên. Trạng Quỳnh nhúng cả 10 đầu ngón tay vào dĩa mực. Tiếng trống thứ hai vang lên, Trạng Quỳnh dùng 10 đầu ngón tay vẽ ngoằn ngoèo vào tờ giấy. Tiếng trống cuối cùng vừa dứt, sứ giả dừng bút, cũng là lúc Trạng Quỳnh nhấc tay khỏi tờ giấy.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
Kết quả là trong 3 hồi trống sứ giả vẽ được một con công tuyệt đẹp, trong 3 tiếng trống Trạng Quỳnh vẽ được 10 nét ngoằn ngoèo. Trạng xem bức vẽ của sứ giả và tỏ lòng thán phục: con công của ngài vẽ như đang múa. Rồi Trạng giải thích bức vẽ của mình : Đây là 10 con vật rất có ích cho nhà nông mà nhân dân nước tôi gọi là con giun.
Thế là cuộc thi kết thúc một cách vui vẻ, hai người dự thi phục tài nhau : Một người vẽ giỏi tuyệt vời và một người thông minh tuyệt vời.
Chuyên đề : NGOẠI KHÓA TOÁN
CHƯƠNG TRÌNH GiỚI HẠN THI HẾT HỌC PHẦN
------------------------------------
1) Giải bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc dạng : Cấu tạo số hoặc hình học hoặc chuyển động.
2) Tìm câu trả lời cho một câu đố toán học.Hoặc giới thiệu một trò chơi ( không phải các trò chơi đã giới thiệu).
3) Suy luận và dạy học toán Tiểu học
4) Giải bài toán bằng 2 cách theo yêu cầu. (sơ đồ đoạn thẳng, giả thiết tạm, tính ngược từ cuối, yếu tố đại số)
********************
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thế Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)