Nghị quyết 32/2007/NQ-CP
Chia sẻ bởi Nguyễn Long Khánh |
Ngày 14/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
CHÍNH PHỦ
________
Số : 32/2007/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2007
NGHỊ QUYẾT
Về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
______
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông lại có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước.
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa thật tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.
Để kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông.
a) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
b) Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; phải có chương trình thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới từ niên học 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự
________
Số : 32/2007/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2007
NGHỊ QUYẾT
Về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
______
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông lại có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước.
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa thật tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.
Để kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông.
a) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
b) Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; phải có chương trình thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới từ niên học 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Long Khánh
Dung lượng: 134,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)