NGHỊ LUẬN XÃ HỘI+MOT SO DE+ND ON THPT HAY 2011-2012
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI+MOT SO DE+ND ON THPT HAY 2011-2012 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 21 : Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dâc tộc, vị lãnh tụ vĩ đạo của đất nước và là vị cha già hiền từ của mọi người dân Việt Nam. Với cái tên gọi “Bác” thân thương và gần gũi, Bác của chúng ta luôn là hiện thân của những điều cao đẹp nhất và mạnh mẽ nhất. Giờ đây tuy Bác đã đi xa chỉ còn lăng Bác là nơi thiêng liêng nhất lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, là nơi chiêm ngưỡng và bày tỏ lòng thành kính của nhân dân cả nước. Nhà thơ Viễn Phương, một người con của miền đất Nam bộ khi được vinh dự ra thăm lăng Bác đã sáng tác bài “Viếng Lăng Bác”. Một bài thơ đã thể hiện niềm cảm xúc dạt dào được dồn nén kết tinh không chỉ từ lòng thương nhớ Bác của riêng tác giả mà còn là cả sự tôn kính của những đồng bào miền Nam.
Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn viết về Bác một cách rất đỗi nồng nàn và sâu lắng như Tố Hữu, Xuân Diệu… nhưng “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại gợi cho chúng ta niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Ngay từ khi mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ niềm xúc động dạt dào:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Tuy lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng nó lại chứa đựng, lời tâm tình ngọt ngào, tha thiết bao trùm lên cảm xúc của nhà thơ. Từ xưng hô “Con….Bác” là cách gọi thân thương của đồng bào miền Nam đối với Bác, nó thể hiện sự ngậm ngùi và lòng thành kính của tác giả. Đặc biệt, nó đã thể hiện tình cảm của người con ở xa với nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu nay đang bắt đầu trào dâng, thổn thức khi ra thăm lăng Bác. Từ cảm xúc chủ đạo của câu thơ đầu, ta lại nhận thấy yếu tố thực và ảo trong những câu sau:
Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Tác giả đã khéo léo chọn hình ảnh cây tre làm cái nhìn đầu tiên khi thăm lăng Bác. Hình ảnh này đã quá thân thuộc và gần gũi với quê hương, đất nước, đã in sâu vào tiềm thức của tác giả. Đây là hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng mạnh, nó còn là biểu tượng của những đức tính cao quý hiện diện trong một dân tộc kiên cường bất khuất. Giống như những câu thơ của Nguyễn Duy:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!
Thêm vào đó, hình ảnh cây tre đã làm cho tác giả cảm thấy thương xót lẫn tự hào. Thương xót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa; tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không nghiêng ngả. Đây là một sự liên tưởng độc đáo: từ sương sa liên tưởng đến bão táp , mưa gió và tác giả đã chấp nối hình ảnh cây tre, Việt Nam và Hồ Chí Minh lại thành một. Ta thấy đặc sắc của khổ thơ này là mạch cảm xúc cứ trào dâng mãnh liệt theo từng cung bậc, sắc thái khác nhau. Khi kể lể, lúc xao xuyến, trầm tư gợi nên một cảm xúc sâu lắng. Ở đây, tác giả đã sử dụng nhịp hai hoặc bốn với giọng điệu tha thiết khiến người đọc bị lôi cuốn mãnh liệt hơn. Khổ thơ hai bao trùm lên là không khí thực và ảo, với nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng , liên tưởng sâu sắc, rộng rãi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực – là mặt trời của trái đất , là nguồn sáng rực rỡ và vĩnh hằng nhất thế gian. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, yêu nước thương dân của Bác. Tác giả đã so sánh cái trường tồn, vĩnh hằng của mặt trời với cái vĩ đại , sự bất diệt của Bác, đó quả là một sự so sánh độc đáo, giàu sáng tạo, xuất thần, thoát sáo chưa hề có. Cùng với hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của “tràng hoa” khiến người đọc phải hình dung là chính mình đang hòa vào dòng người thương nhớ Bác để tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời Bác đã trọn hiến dâng cho đất nước:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Dường như không phải mọi người đến viếng một người đã đi xa mà là đến thăm một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hoàn toàn hy sinh cho nước cho dân. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự so sánh dòng người xếp hàng vào thăm lăng Bác, nhưng tràng hoa dài bất tận. Đây thật sự
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dâc tộc, vị lãnh tụ vĩ đạo của đất nước và là vị cha già hiền từ của mọi người dân Việt Nam. Với cái tên gọi “Bác” thân thương và gần gũi, Bác của chúng ta luôn là hiện thân của những điều cao đẹp nhất và mạnh mẽ nhất. Giờ đây tuy Bác đã đi xa chỉ còn lăng Bác là nơi thiêng liêng nhất lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, là nơi chiêm ngưỡng và bày tỏ lòng thành kính của nhân dân cả nước. Nhà thơ Viễn Phương, một người con của miền đất Nam bộ khi được vinh dự ra thăm lăng Bác đã sáng tác bài “Viếng Lăng Bác”. Một bài thơ đã thể hiện niềm cảm xúc dạt dào được dồn nén kết tinh không chỉ từ lòng thương nhớ Bác của riêng tác giả mà còn là cả sự tôn kính của những đồng bào miền Nam.
Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn viết về Bác một cách rất đỗi nồng nàn và sâu lắng như Tố Hữu, Xuân Diệu… nhưng “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại gợi cho chúng ta niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Ngay từ khi mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ niềm xúc động dạt dào:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Tuy lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng nó lại chứa đựng, lời tâm tình ngọt ngào, tha thiết bao trùm lên cảm xúc của nhà thơ. Từ xưng hô “Con….Bác” là cách gọi thân thương của đồng bào miền Nam đối với Bác, nó thể hiện sự ngậm ngùi và lòng thành kính của tác giả. Đặc biệt, nó đã thể hiện tình cảm của người con ở xa với nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu nay đang bắt đầu trào dâng, thổn thức khi ra thăm lăng Bác. Từ cảm xúc chủ đạo của câu thơ đầu, ta lại nhận thấy yếu tố thực và ảo trong những câu sau:
Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Tác giả đã khéo léo chọn hình ảnh cây tre làm cái nhìn đầu tiên khi thăm lăng Bác. Hình ảnh này đã quá thân thuộc và gần gũi với quê hương, đất nước, đã in sâu vào tiềm thức của tác giả. Đây là hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng mạnh, nó còn là biểu tượng của những đức tính cao quý hiện diện trong một dân tộc kiên cường bất khuất. Giống như những câu thơ của Nguyễn Duy:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!
Thêm vào đó, hình ảnh cây tre đã làm cho tác giả cảm thấy thương xót lẫn tự hào. Thương xót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa; tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không nghiêng ngả. Đây là một sự liên tưởng độc đáo: từ sương sa liên tưởng đến bão táp , mưa gió và tác giả đã chấp nối hình ảnh cây tre, Việt Nam và Hồ Chí Minh lại thành một. Ta thấy đặc sắc của khổ thơ này là mạch cảm xúc cứ trào dâng mãnh liệt theo từng cung bậc, sắc thái khác nhau. Khi kể lể, lúc xao xuyến, trầm tư gợi nên một cảm xúc sâu lắng. Ở đây, tác giả đã sử dụng nhịp hai hoặc bốn với giọng điệu tha thiết khiến người đọc bị lôi cuốn mãnh liệt hơn. Khổ thơ hai bao trùm lên là không khí thực và ảo, với nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng , liên tưởng sâu sắc, rộng rãi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực – là mặt trời của trái đất , là nguồn sáng rực rỡ và vĩnh hằng nhất thế gian. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, yêu nước thương dân của Bác. Tác giả đã so sánh cái trường tồn, vĩnh hằng của mặt trời với cái vĩ đại , sự bất diệt của Bác, đó quả là một sự so sánh độc đáo, giàu sáng tạo, xuất thần, thoát sáo chưa hề có. Cùng với hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của “tràng hoa” khiến người đọc phải hình dung là chính mình đang hòa vào dòng người thương nhớ Bác để tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời Bác đã trọn hiến dâng cho đất nước:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Dường như không phải mọi người đến viếng một người đã đi xa mà là đến thăm một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hoàn toàn hy sinh cho nước cho dân. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự so sánh dòng người xếp hàng vào thăm lăng Bác, nhưng tràng hoa dài bất tận. Đây thật sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 597,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)