NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - BỒI DƯỠNG HSG văn 9
Chia sẻ bởi Phạm Thị Tuyết |
Ngày 11/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - BỒI DƯỠNG HSG văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1
Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên.
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm... Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.
Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua...vẫn...vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống:
Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời.
Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng...)
Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính mình.
Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất.
Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin...
3. Bài học:
Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con người.
Đề 2
Vị thiền sư và chú tiểu
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi
=> Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con người trong cuộc sống.
* Cách cư xử của vị thiền sư:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng.
=> Qua đó cho thấy
Đề 1
Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên.
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm... Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.
Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua...vẫn...vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống:
Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời.
Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng...)
Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính mình.
Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất.
Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin...
3. Bài học:
Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con người.
Đề 2
Vị thiền sư và chú tiểu
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi
=> Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con người trong cuộc sống.
* Cách cư xử của vị thiền sư:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng.
=> Qua đó cho thấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Tuyết
Dung lượng: 68,63KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)