NGHỊ LUẬN VỀ VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG BẾN TRE

Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: NGHỊ LUẬN VỀ VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG BẾN TRE thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:










MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Ôn kiến thức cơ bản về VHĐP
Giải một số đề thi có liên quan đến tác phẩm.
Hiểu được cách làm bài.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Nghị luận về tác phẩm truyện: “Mùa mắm còng”:
1. Tóm tắt cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, diễn biến tình tiết nhiều bất ngờ
“Mùa mắm còng” ở Nam Bộ thường trùng với Tết Đoan Ngọ. Mọi năm “Tôi” đều nhận được món quà quê: keo chao nhỏ đựng mắm còng do cậu Năm gửi lên. Món quà gợi ký ức của một thời chiến tranh vệ quốc gian khổ của nhân dân Nam Bộ. Mắm còng trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm; là biết bao hoài niệm trong lòng nhân vật “Tôi”. Có một lần, cậu Năm lên chơi mang theo món quà quê “Mắm còng”, bé Dân – con trai của “Tôi” – phản đối quyết liệt, không ăn mắm. Cậu Năm cười mà buồn, từ đó không gửi mắm lên nữa. Mùa mắm còng năm nay tới, bất ngờ “Tôi” lại nhận được mắm còng của cậu Năm kèm theo bức thư. Sự vị tha, đôn hậu trong thư của cậu Năm làm rơi nước mắt người vợ của “Tôi” và “Tôi” xếp thư lại để tối về đọc một mình.
2. Một số đề bài:
Đề 1: Tính cách người dân Bến Tre nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung: Nghĩa tình, thủy chung, bộc trực, giàu lòng vị tha. Qua nhân vật ông Năm trong “Mùa mắm còng” em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Dàn bài chi tiết:
Mở bài:
Nguyễn Hồ là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Bến Tre, ông sáng tác nhiều tác phẩm nhưng một trong những tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng người đọc là bài “Mùa mắm còng” với nhân cậu Năm thể hiện rõ nét tính cách người dân Nam Bộ: Nghĩa tình, thủy chung, bộc trực, giàu lòng vị tha.
Thân bài:
Cậu Năm là người nghĩa tình, thủy chung:
+ Đến mùa mắm còng (mùng 5 tháng 5 âm lịch), sau vài tuần cậu gửi mắm còng gắn với kỉ niệm hai cậu cháu, gắn với sự hi sinh gian khổ của đồng đội trong những năm chiến tranh, đó là món ăn đặc sản của quê nghèo.
+ Gởi mắm còng là thể hiện tình cảm của đứa cháu và lúc nào cũng ăn món mắm còng là món ăn quen thuộc của quê hương, chứng tỏ cậu Năm là người nghĩa tình thủy chung.
Cậu Năm là người bộc trực, thẳng thắn:
Đứa cháu kêu bằng ông không ăn được mắm còng nên cậu Năm giận , buồn, không gởi mắm còng và cũng không lên chơi vì nghĩ đứa cháu chê quê nghèo và quên cội nguồn.
Cậu Năm là người giàu lòng vị tha:
+ Gởi mắm còng và chuối khô cho cháu nhỏ, kèm theo lá thư.
+ Cậu Năm tha thứ cho đứa cháu vì cháu biết đàn ca tài tử bài “Khổng Minh tọa lầu”,
đây là di sản văn hóa của người miền Tây ( Lòng vị tha của cậu Năm xuất phát từ lối sống nghĩa tình, thủy chung.
Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, có nhiều tình huống bất ngờ, ngôn ngữ dùng nhiều từ ngữ địa phương gần gũi với người dân Nam Bộ.
Truyện kể về một món quà quê hương đã thể hiện được tình cảm nhớ thương quê hương, người thân sâu đậm. Truyện còn là lời nhắc nhở thế hệ sau hãy biết ơn và trân trọng quá khứ.
Kết bài:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng lắng động trong lòng người đọc đó là bài học có trước có sau, không quên cội nguồn và qua đó còn khẳng định nét đẹp trong tâm hồn người dân Nam Bộ mộc mạc, chất phát, bộc trực, sống nghĩa tình.

Đề 2: Phân tích truyện ngắn “Mùa mắm còng” của Nguyễn Hồ
1. Đối với người dân quê, mắm là món ăn thông dụng, bình dân mà khoái khẩu. Còn rộng ra, trên bình diện “dân tộc tính”, thì mắm có thể nói  một cách không quá lời là quốc túy, quốc hồn của ngườiViệt Nam...! Những năm tháng chiến tranh, mắm còn là món ăn tự chế của các du kích miền sông nước. Năm tháng qua đi, chiến tranh giờ đã lùi xa … nhưng hương vị hồn quê qua món “mắm còng” lại đọng trong lòng người dân Nam Bộ một mùi hương dân dã, thân quen. Đến với “Mùa mắm còng” của Nguyễn Hồ, ta sẽ tìm được ký ức ngọt ngào về đất Bến Tre của một thời chiến đấu hào hùng, tìm được cái chân quê qua hình ảnh một người nông dân mặc áo lính và cả nghĩa tình sâu đậm, bền chặt của những người con Bến Tre với quê hương!
2. Phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: 400,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)