Nghị luận về bài con cò hay
Chia sẻ bởi Nguyễn Quỳnh Như |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: nghị luận về bài con cò hay thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Từ hai bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, em hãy viết một bài văn với nhan đề Lời ru với cuộc sống con người ( Click vào quảng cáo mỗi ngày để ủng hộ diễn đàn phát triển==>CÁM ƠN TẤT CẢ )
BÀI LÀM
Mỗi con người sinh ra đều mang tâm hồn ươm ủ bởi hoa thơm trái ngọt của tình yêu trần thế. Tâm hồn trẻ thơ của chúng ta như tấm lụa bạch trinh trắng, đón nhận những giọt sương rơi, những trồi non lộc nõn, cây cỏ vườn nhà, cảm thấm nguyên lành nghĩa tình với gia đình, đồng bào, quê hương, đất nước ... Đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình luôn gắn bó thắm thiết với đời sống chung của cả dân tộc. Linh hồn giống nòi được nương giữ trong thơ ca dân gian của dân tộc như một di sản nhiệm màu. Trong kho tàng quí giá này, có một thứ làm nguồn sống cho tâm hồn, giúp di dưỡng tinh thần con người từ thủa ấu thơ, đó là những bài hát ru. Những lời ru đã nuôi nấng tình thương yêu nhân loại của mỗi người trong cõi trần ai mênh mông, có khả năng âu yếm đến từng kiếp phận nhỏ nhoi tội nghiệp. Có lẽ ai cũng gắn bó tuổi thơ mình với những lời hát ru nào đó của bà, của mẹ, của làng xóm quê hương hoặc âm vang từ văn hoá cội nguồn. Mỗi dân tộc mỗi vùng miền đều có một điệu hát ru mang sắc thái riêng, lắng sâu vào tâm thức duy cảm mỗi người con xứ sở. Từ những khúc hát ru con Lào : “Ngủ ngon nhé, ngủ trên tay má ru hời ...” đến những bài ru con Nam Dương âm vang sóng biển, dân ca ru con Nga thầm thì lời hát bạch dương ... những bài hát cứ lãng đãng bay qua miền trần gian nổi trôi vô định. Lời ru nồng ấm thiết tha, đằm thắm tình mẫu tử, gợi niền u uẩn của kiếp nhân sinh, những cảnh ngộ thương tâm ... Bài hát ru là những làn sương ấp ủ cho tâm hồn trẻ thơ xanh mướt như trái quả đầu mùa, và dệt gấm thêu hoa cho những giấc mơ giấc mộng thần tiên. Người Việt Nam được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương từ thủa còn thơ như vậy, nên biết trải hồn ra mà đón nhận những vang động của đời. Biết yêu từ “cái bống cái bang”, “con cò con vạc” nhỏ nhoi mà yêu sang những người quen thuộc gần gụi xung quanh. Biết nhớ từ “bậc cầu ao”, “bát canh rau muống” mà nhớ về những người khách tha hương. Hình ảnh “cái cò bay lả bay la” trong khúc hát ru đồng bằng Bắc bộ, “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vườn xanh mướt phương Nam, “Em ơi em ngủ cho ngoan - Để chị đi thăm cây lúa trên nương” của dân ca ru em miền núi ... mỗi vùng, miền mang một bản sắc khác nhau nhưng đều có chung một phong thái là giai điệu ngân nga, êm dịu. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lượng thẩm mĩ mà trước hết chú ý đến mục đích ru cho bé ngủ. Bé ngủ ngon nhé ... để bà, để mẹ, để chị còn lên nương làm rẫy, ra đồng cấy gặt, để làm trăm công nghìn việc trong nhà hay được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Trẻ em thích được ru ngủ vỗ về. Bởi trong vòng tay âu yếm, chở che của bà của mẹ, các em cảm nhận được tình yêu thương nhân hậu, hiền hoà. Miền không gian yên bình với chiếc võng đu đưa dưới luỹ tre xanh, chiếc nôi đặt bên khung cửa sổ, xa xa là cánh cò dập dìu trên biển lúa vàng ... tất cả như được bao bọc trong một nguồn sáng dịu dàng, mang lại chất tươi thắm nguyên khôi cho tâm hồn trẻ thơ. Bởi thế, nếu coi hát ru là một thể loại thơ thì đây là thứ thi ca thuần khiết và trinh bạch nhất. Khi lớn lên, nặng nợ với cuộc sống trần tục, phải gánh bao nỗi nhục lụy của kiếp sống, con người sẽ khao khát biết bao được trở về với cõi thanh tịnh của lòng. Đôi khi, trong nhịp đời chảy trôi miên viễn, những lời hát ru thủa xưa của bà của mẹ đưa hồn lịm đi vào cõi trong. Dường như ở đó, phần thiên tính của mỗi đời người bồi hồi thức đập và thiết tha gợi nhớ, nó chẳng thể nguôi ngoai, dẫu có khi chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua vô cùng bình dị. Từ nỗi luyến nhớ về cái ngày xửa ngày xưa của mình, con người được thanh lọc trong một nỗi buồn phảng phất mà trong sáng lạ lùng. Tinh hoa của những bài hát ru sẽ còn được đầu thai vào những thành quả nghệ thuật khác, trong đó đặc biệt là những thi phẩm của các nhà thơ hiện đại. Người đọc đã nhớ nằm lòng những bài thơ
BÀI LÀM
Mỗi con người sinh ra đều mang tâm hồn ươm ủ bởi hoa thơm trái ngọt của tình yêu trần thế. Tâm hồn trẻ thơ của chúng ta như tấm lụa bạch trinh trắng, đón nhận những giọt sương rơi, những trồi non lộc nõn, cây cỏ vườn nhà, cảm thấm nguyên lành nghĩa tình với gia đình, đồng bào, quê hương, đất nước ... Đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình luôn gắn bó thắm thiết với đời sống chung của cả dân tộc. Linh hồn giống nòi được nương giữ trong thơ ca dân gian của dân tộc như một di sản nhiệm màu. Trong kho tàng quí giá này, có một thứ làm nguồn sống cho tâm hồn, giúp di dưỡng tinh thần con người từ thủa ấu thơ, đó là những bài hát ru. Những lời ru đã nuôi nấng tình thương yêu nhân loại của mỗi người trong cõi trần ai mênh mông, có khả năng âu yếm đến từng kiếp phận nhỏ nhoi tội nghiệp. Có lẽ ai cũng gắn bó tuổi thơ mình với những lời hát ru nào đó của bà, của mẹ, của làng xóm quê hương hoặc âm vang từ văn hoá cội nguồn. Mỗi dân tộc mỗi vùng miền đều có một điệu hát ru mang sắc thái riêng, lắng sâu vào tâm thức duy cảm mỗi người con xứ sở. Từ những khúc hát ru con Lào : “Ngủ ngon nhé, ngủ trên tay má ru hời ...” đến những bài ru con Nam Dương âm vang sóng biển, dân ca ru con Nga thầm thì lời hát bạch dương ... những bài hát cứ lãng đãng bay qua miền trần gian nổi trôi vô định. Lời ru nồng ấm thiết tha, đằm thắm tình mẫu tử, gợi niền u uẩn của kiếp nhân sinh, những cảnh ngộ thương tâm ... Bài hát ru là những làn sương ấp ủ cho tâm hồn trẻ thơ xanh mướt như trái quả đầu mùa, và dệt gấm thêu hoa cho những giấc mơ giấc mộng thần tiên. Người Việt Nam được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương từ thủa còn thơ như vậy, nên biết trải hồn ra mà đón nhận những vang động của đời. Biết yêu từ “cái bống cái bang”, “con cò con vạc” nhỏ nhoi mà yêu sang những người quen thuộc gần gụi xung quanh. Biết nhớ từ “bậc cầu ao”, “bát canh rau muống” mà nhớ về những người khách tha hương. Hình ảnh “cái cò bay lả bay la” trong khúc hát ru đồng bằng Bắc bộ, “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vườn xanh mướt phương Nam, “Em ơi em ngủ cho ngoan - Để chị đi thăm cây lúa trên nương” của dân ca ru em miền núi ... mỗi vùng, miền mang một bản sắc khác nhau nhưng đều có chung một phong thái là giai điệu ngân nga, êm dịu. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lượng thẩm mĩ mà trước hết chú ý đến mục đích ru cho bé ngủ. Bé ngủ ngon nhé ... để bà, để mẹ, để chị còn lên nương làm rẫy, ra đồng cấy gặt, để làm trăm công nghìn việc trong nhà hay được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Trẻ em thích được ru ngủ vỗ về. Bởi trong vòng tay âu yếm, chở che của bà của mẹ, các em cảm nhận được tình yêu thương nhân hậu, hiền hoà. Miền không gian yên bình với chiếc võng đu đưa dưới luỹ tre xanh, chiếc nôi đặt bên khung cửa sổ, xa xa là cánh cò dập dìu trên biển lúa vàng ... tất cả như được bao bọc trong một nguồn sáng dịu dàng, mang lại chất tươi thắm nguyên khôi cho tâm hồn trẻ thơ. Bởi thế, nếu coi hát ru là một thể loại thơ thì đây là thứ thi ca thuần khiết và trinh bạch nhất. Khi lớn lên, nặng nợ với cuộc sống trần tục, phải gánh bao nỗi nhục lụy của kiếp sống, con người sẽ khao khát biết bao được trở về với cõi thanh tịnh của lòng. Đôi khi, trong nhịp đời chảy trôi miên viễn, những lời hát ru thủa xưa của bà của mẹ đưa hồn lịm đi vào cõi trong. Dường như ở đó, phần thiên tính của mỗi đời người bồi hồi thức đập và thiết tha gợi nhớ, nó chẳng thể nguôi ngoai, dẫu có khi chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua vô cùng bình dị. Từ nỗi luyến nhớ về cái ngày xửa ngày xưa của mình, con người được thanh lọc trong một nỗi buồn phảng phất mà trong sáng lạ lùng. Tinh hoa của những bài hát ru sẽ còn được đầu thai vào những thành quả nghệ thuật khác, trong đó đặc biệt là những thi phẩm của các nhà thơ hiện đại. Người đọc đã nhớ nằm lòng những bài thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quỳnh Như
Dung lượng: 54,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)