Nghành tảo lamnhóm tiền phân

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Điệp | Ngày 01/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: nghành tảo lamnhóm tiền phân thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chương II
Nhóm Tiền nhân (Prokaryota)
Nhóm này gồm 2 ngành gần gũi nhau Vi khuẩn (Bacteriophyta) và Tảo lam (Cyanophyta)
Đặc điểm chung: tế bào không có cấu tạo nhân điển hình, các ADN nằm tự do trong chất nhân và không có màng nhân ngăn cách với tế bào chất, không có ty thể (mitochondria), màng tế bào được cấu tạo từ murein.
Tổ chức cơ thể
- Một số Tảo lam có dạng đơn bào, đa số có dạng tập đoàn hay dạng đa bào hình sợi.
Cấu tạo tế bào
- Vách tế bào Tảo lam khá dày, bên ngoài thường hóa nhày làm thành bao chuyên hóa, bao xung quanh tế bào hoặc nhóm tế bào (tập đoàn) hay toàn bộ sợi (đa bào hình sợi).
- Chất nguyên sinh gồm 2 miền:
+ miền ngoài tập trung các phiến mỏng quang hợp (hay các lamen, có màu xanh đen hoặc xanh lục, các chất màu phân bố trên các lamen gồm có: diệp lục a, phycocyanin màu lam, phycoerytrin màu hồng, các dẫn xuất khác)
+ miền trong chứa chất nhân (nucleoprotein)
- Chất dự trữ của tế bào là glycogen, volutin, không có tinh bột
Sinh sản
- Tảo đơn bào sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào
- Tảo đa bào dạng sợi tách thành các đoạn sợi (tảo đoạn), các đoạn này phát triển thành sợi tảo mới.
- Tảo đa bào dạng sợi có bao nhày thì các tảo đoạn chuyển động theo hướng chiều dài của bao nhày ra ngoài, nảy mần thành sợi tảo mới.
- Một số tảo lam sinh sản bằng bào tử không roi
Phân bố, sinh thái
- Phần lớn tảo lam sống trong nước ngọt, góp phần hình thành hệ sinh vật nổi của các thủy vực. Một số tảo lam phân bố trong nước mặn hoặc lợ, nơi bùn lầy hay đất ẩm ướt, trên vỏ cây, trong băng tuyết và cả trong những suối nước nóng.
- Tảo phát triển ở nhiệt độ cao, tức là vào các tháng nóng trong năm. Khi sinh trưởng mạnh, tảo gây ra hiện tượng "nu?c n? hoa"
ý nghĩa thực tiễn
- Tảo lam giúp tăng dộ phì cho đất nhờ khả năng cố định đạm.
- Bổ sung nguồn protein cần thiết cho con người và cho chăn nuôi.
- Tham gia hình thành bùn sapropen (dùng làm phân bón, thức ăn gia súc, chế biến than cốc, chữa bệnh)
- Tảo lam cũng có những tác dụng tiêu cực: khi phát triển mạnh chúng gây hiện tượng "nước nở hoa" làm giảm chất lượng nước, và làm biến đổi hệ sinh thái thủy vực
Chương III
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm nhày (Myxophyta = Myxomycota)
Đặc điểm cấu tạo
Nấm nhày là những cơ thể đơn bào dạng amip hoặc là những khối chất nguyên sinh lớn (kích thước vài chục cm)
Có nhiều nhân, không có màng bao bọc gọi là thể nguyên hình. Thể nguyên hình có khả năng vận động trên các giá thể rắn theo dạng chuyển động amip, dinh dưỡng theo kiểu động vật
Sinh sản
Nấm nhày sinh sản vô tính bằng bào tử nằm trong túi bào tử.
Bình thường thể nguyên hình sống trong các nơi tối tăm, ẩm ướt
Đến thời kỳ sinh sản, chúng di chuyển ra chỗ có ánh sáng, tạo bào tử túi trên giá thể đó. Toàn bộ nội chất tạo nên một túi bào tử khổng lồ, chứa đầy bào tử đơn bội.
Bào tử phát tán ra ngoài, vách vỡ ra, nội chất phát triển thành 2 động bào tử có 2 roi không đều nhau.
Sau một thời gian chuyển động, động bào tử mất roi và biến thành dạng amip nhày. Những amip này kết hợp với nhau từng đôi một tạo thành nhiều nhân lưỡng bội riêng biệt, kết quả tạo nên một thể nguyên hình mới với nhiều nhân lưỡng bội
Ngành Nấm nhày (Myxophyta = Myxomycota)
Đại diện
- Fuligo septica L.: thể nguyên hình là một khối dính màu cam nhạt, túi bào tử có cuống, bào tử có màu tím, ở trong một mạng lưới gân phân nhánh. Loài này thường gặp ở những nơi có nhà máy thuộc da, hoặc sống hoại sinh trên gỗ mục, đất ẩm nơi có nhiều xác thực vật.
- Plasmodiophora brassicae Wor.: ký sinh trên rễ cây họ Cải (Brassicaceae) tạo thành những bướu lồi màu vàng hay xám và gây bệnh sưng rễ. Các động bào tử xâm nhập vào vùng lông hút của rễ, những tế bào bị nấm nhày xâm nhập sẽ mất dần chất hữu cơ, dẫn đến bị thối rễ
Ngành Nấm nhày (Myxophyta = Myxomycota)
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
Đặc điểm cấu tạo
- Một số ít là đơn bào (nấm men), đa số là sợi ? hệ sợi nấm (mycelium). Hầu hết các hệ sợi đều nằm trong cơ chất (đất, gỗ mục, xác thực vật...), chỉ có cơ quan sinh sản mang bào tử mới ở trên mặt cơ chất.
- Các sợi nấm có thể không có vách ngăn ngang (như mốc trắng) hoặc có vách ngăn ngang thành sợi đa bào (như mốc xanh). Các nấm bậc cao có sợi nấm kết bện chặt chẽ tạo thành mô giả, có hình dạng, kích thước, chức năng khác nhau (như thể dạng rễ, bó sợi, thể đệm, hạch nấm, ống mút)
- Tế bào nấm bao gồm vách, màng sinh chất, tế bào chất, ribôxôm, nhân, không bào và các hạt dự trữ. Một số ít nấm có vách bằng xenlulôzơ, đa số có vách bằng hợp chất chứa kitin, chất nguyên sinh chứa nhiều thể nhỏ, nhân nhỏ, số lượng từ 1 - 2 hoặc nhiều, chất dự trữ là glycogen, volutin và lipit
Sinh sản
a) Sinh sản sinh dưỡng: có nhiều cách
- Bằng khúc sợi:
- Bằng nảy chồi:
- Bằng bào tử áo:
- Bằng bào tử phấn:
- Bằng hạch nấm:
b) Sinh sản vô tính: nấm sinh sản vô tính bằng các bào tử, có 2 loại bào tử.
- Bào tử nội sinh:
- Bào tử ngoại sinh (đính bào tử):
c) Sinh sản hữu tính: rất đa dạng và phức tạp.
- Nấm bậc thấp sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao hay tiếp hợp.
- Nấm bậc cao sinh sản phức tạp hơn nhiều:
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
Phân loại: Ngành Nấm có thể được chia thành 6 lớp.
- Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes)
- Lớp nấm noãn (Oomycetes)
- Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
- Lớp Nấm túi (Ascomycetes)
- Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes)
- Lớp Nấm bất toàn (Deuteromycetes = Fungi imperfecti)
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
a) Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes)
+ Đặc điểm
- Gồm các nấm chưa có thể sợi hoặc thể sợi hết sức đơn giản, kém phát triển. Sinh sản vô tính bằng động bào tử có 1 roi, sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao và noãn giao.
- Đa số sống ký sinh trên tảo, động thực vật ở nước, một số hoại sinh trên xác động thực vật, một số ký sinh trên thực vật ở cạn nhưng chỉ phát triển trong điều kiện độ ẩm của đất rất cao.
+ Đại diện
- Nấm rễ cải (Olpidium brassicae) gây bệnh đen rễ ở cây họ Cải.
- Nấm mụn (Synchytrium endobioticum Schilb.) ký sinh và gây bệnh ở cây khoai tây
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
a) Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes)
+ Đại diện
- Nấm rễ cải (Olpidium brassicae) gây bệnh đen rễ ở cây họ Cải.
- Nấm mụn (Synchytrium endobioticum Schilb.) ký sinh và gây bệnh ở cây khoai tây
Nhóm Nấm (Fungi)
Ngành Nấm (Mycophyta = Mycota)
b) Lớp Nấm trứng (Nấm noãn - Oomycetes)
- Thể sợi khá phát triển nhưng chưa có vách ngăn, động bào tử có 2 roi, sinh sản hữu tính noãn giao. Lớp gồm nhiều bộ với khoảng 550 loài, sống ký sinh hoặc hoại sinh trên các động vật ở nước, đôi khi trên đất ẩm
c) Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
- Thể sợi phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang, sinh sản vô tính bằng bào tử không roi, sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng
d) Lớp Nấm túi (Ascomycetes)
Hệ sợi phát triển, sợi nấm có vách ngăn ngang. Sinh sản vô tính bằng bào tử, sinh sản hữu tính bằng bào tử túi. Mỗi túi gồm 8 bào tử, túi được hình thành trong một bộ phận gọi là thể quả. Nấm túi chủ yếu sống trên cạn, hoại sinh hoặc ký sinh trên thực vật bậc cao và động vật
- Nấm men (Saccharomyces) có cấu tạo đơn bào hình trứng hay bầu dục, sinh sản sinh dưỡng bằng nảy chồi, sinh sản hữu tính tạo bào tử túi.
d) Lớp Nấm túi (Ascomycetes)

- Nấm tai mèo (Peziza) có thể quả hình đĩa mềm, giống tai mèo, sống trên gỗ mục hay đất ẩm.
- Nấm dương (Morchella) có thể quả hình chụp, có chân, gặp ở Sapa.
- Nấm cựa gà (Claviceps purpurea) ký sinh trên lúa mì, bám vào thành của bầu nhụy, hút chất dinh dưỡng
Hệ sợi phát triển, sợi nấm có vách ngăn ngang.
Sinh sản vô tính bằng bào tử, sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm.
f) Lớp Nấm bất toàn (Deuteromyces = Fungi imperfecti)
- Gồm các loài nấm có hệ sợi phát triển, sợi nấm đa bào (có vách ngăn ngang). Sinh sản vô tính bằng đính bào tử, sinh sản hữu tính không có hoặc chưa biết rõ.
- Nhiều Nấm bất toàn ký sinh gây bệnh ở cây trồng và động vật, cũng có nhiều loài mang ý nghĩa kinh tế lớn như cho chất kháng sinh quí
Nguồn gốc và tầm quan trọng của Nấm
Vấn đề nguồn gốc của Nấm còn có nhiều ý kiến khác nhau.
- Nấm có nguồn gốc đa nguyên, nghĩa là các nhóm nấm khác nhau có thể bắt nguồn từ các nhóm trùng roi hay tảo khác nhau.
- Nấm có nguồn gốc đơn nguyên, đi ra từ một dạng động vật nguyên sinh có roi hoặc có chân giả phân nhánh.
- Các nấm hoại sinh đóng vai trò quan trọng trong sự tuần hoàn vật chất
- Với con người, nấm là nguồn thức ăn, nguồn sản xuất ra các sản phẩm sinh học như rượu bia, chất kháng sinh...
- Bên cạnh đó, các nấm ký sinh là nhân tố gây bệnh cho người, động vật và cho cây trồng, gây tác hại lớn
Nhóm Tảo (Algae)
Tảo là những thực vật bậc thấp sống chủ yếu ở nước. Cơ thể của tảo có cấu trúc đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào. Cơ thể dạng tản (không phân hóa thành rễ, thân, lá). Tế bào có diệp lục nên tự dưỡng được
Đặc điểm cấu tạo
- Vách tế bào cấu tạo bởi xenlulozơ và pectin, một vài nhóm tảo vách thấm thêm silic (như tảo Silic Bacillariophyta) hoặc canxi cacbonat (như tảo đỏ Rhodophyta).
- Mỗi tế bào có một hay nhiều nhân.
- Trong chất nguyên sinh có các bản chứa chất màu gọi là thể màu (chromatophore). Thể màu có hình dạng khác nhau: bản, đĩa, hình sao, mạng lưới, hạt... Một số tảo trong thể màu có hạch tạo bột (pyrenoide): chung quanh các hạch tạo bột này có các hạt tinh bột lắng tụ.
- Nhiều tế bào tảo có thể có roi, số lượng từ 1, 2 hoặc nhiều
Nhóm Tảo (Algae)
Sinh sản
- Các tảo đơn bào sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào, ở các tảo dạng sợi thực hiện bằng cách đứt đoạn gọi là khúc tản.
- Sinh sản vô tính thực hiện bằng các bào tử động hay bào tử bất động.
- Sinh sản hữu tính thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chuyên hóa gọi là giao tử. Tùy theo mức độ giống nhau hay khác nhau của các giao tử mà phân biệt 3 hình thức sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao và noãn giao
Nhóm Tảo (Algae)
Môi trường phân bố
- Tảo thường sống ở trong nước mặn hay nước ngọt, trôi nổi tự do trong lớp nước ở trên mặt, có trong thành phần của các sinh vật phù du (hay sinh vật nổi - plankton). Cũng có khi chúng sống bám ở đáy hay vào các giá thể khác hoặc nằm tự do ở đáy, tham gia vào nhóm sinh vật đáy (benthos).
- Nhiều tảo còn sống trên cạn (trên đất, đá, thân cây...), có nhiều loài vừa sống trong môi trường nước vừa sống trong môi trường cạn
Phân loại
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống phân loại của nhiều tác giả khác nhau như: Pascher (1931); Fritsch (1935); Chadefaud (1960)... Nhìn chung, các hệ thống này đều dựa vào màu sắc và cấu trúc tản của tảo để phân loại. Gần đây nhiều tác giả đã xếp vào nhóm tảo những ngành sau:
Tảo Giáp (Pyrrhophyta),
Tảo Vàng ánh (Chrysophyta),
Tảo Vàng lục (Xanthophyta),
Tảo Mắt (Euglenophyta),
Tảo Silic (Bacillariophyta),
Tảo Lục (Chlorophyta),
Tảo Vòng (Charophyta),
Tảo Nâu (Phaeophyta),
Tảo Đỏ (Rhodophyta)
Nhóm Tảo (Algae)
1. Đặc điểm cấu tạo
- Tảo Silic hay tảo cát gồm những cơ thể đơn bào hay tập đoàn. Vách tế bào dày bằng chất pectin, phía ngoài thấm thêm silic, tạo thành 2 mảnh vỏ cứng. Trên vỏ có những đường vân tinh vi và phức tạp do silic thấm không đều tạo nên.
- Bên trong là chất nguyên sinh với một vài thể màu hình bản, hình đĩa hay hình hạt. Thể màu chứa chất diệp lục và xantophin màu vàng do đó tảo Silic có màu vàng lục. Chất dự trữ là các giọt dầu, không có tinh bột.
2. Sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào.
- Một số tảo silic ở nước mặn có sinh sản vô tính bằng động bào tử.
- Tảo silic sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp.
- Khi gặp điều kiện bất lợi, tảo Silic hình thành bào tử nghỉ (bào tử bảo vệ).
3. Phân bố và sinh thái
- Tảo Silic có khoảng 6000 loài, phân bố rất rộng: trong nước ngọt, nước mặn, nước lợ, trên đất đá ẩm. Sự nhạy cảm với ánh sáng của tảo không giống nhau nên chúng phân bố ở các độ sâu khác nhau: có loài sống rất sâu tới hàng trăm mét ở biển, có loài sống ngay ở bề mặt nước.
- Khi tảo silic trôi nổi sinh sản nhiều phát triển mạnh làm nước có màu vàng nâu hay vàng lục, gây hiện tượng "nước nở hoa".
4. Đại diện
- Tảo thuyền (Navicula):
- Tảo lông chim (Pinularia):
- Tảo dễ gãy (Fragillaria):
- Tảo vòng nhỏ (Cyclotella):
4. Đại diện
- Tảo thuyền (Navicula):
- Tảo lông chim (Pinularia):
- Tảo dễ gãy (Fragillaria):
- Tảo vòng nhỏ (Cyclotella):
1. Đặc điểm cấu tạo
- Cơ thể đơn bào, tập đoàn hay đa bào dạng sợi đơn, phân nhánh hoặc hình bản mỏng, có khi có cấu tạo cộng bào (tản hình ống thông, trong chứa nhiều nhân). Đôi khi có cả những dạng phân hóa cao thành "thân", "rễ", "lá".
- Vách tế bào Tảo lục thường bằng xenlulozơ, pectin hóa nhày. Thể màu có nhiều hình dạng khác nhau: hình bản, hình dải xoắn, hình sao, hình hạt... chứa diệp lục a và b, các diệp lục này chiếm ưu thế so với các sắc tố phụ (carotin, xantophin) nên tản bao giờ cũng có màu lục. Chất dự trữ là tinh bột, đôi khi là các giọt dầu.
2. Sinh sản
- Tảo lục sinh sản sinh dưỡng bằng phân đôi tế bào (dạng đơn bào), bằng khúc tản (dạng sợi đa bào).
- Sinh sản vô tính bằng động bào tử với 2 roi bằng nhau, hay bào tử bất động
- Sinh sản hữu tính bằng cả 3 hình thức: đẳng giao, dị giao và noãn giao, một số có sinh sản theo kiểu tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng.
3. Phân bố và sinh thái
- Tảo lục có khoảng 8000 loài, phân bố rộng khắp mọi nơi có ánh sáng, chủ yếu trong nước ngọt, một số trong nước mặn, trên đất ẩm, trên thân cây, bờ tường, vách đá ẩm, ngoài ra còn có những dạng bì sinh, ký sinh và cộng sinh.
4. Đại diện
-Tảo lục đơn bào (Chlamydomonas):
- Tảo tiểu cầu (Chlorella):
- Tảo lưỡi liềm (Closterium):
- Tảo mắt lưới (Hydrodyction):
4. Đại diện
- Tập đoàn Volvox:
- Tảo xoắn (Spirogyra):
- Tảo thông tâm (Caulerpa):
4. Đại diện
- Rau diếp biển (Ulva lactuca): đa bào hình bản, phân hóa thành thân, rễ và lá giả. Sinh sản vô tính bằng động bào tử, sinh sản hữu tính đẳng giao, có xen kẽ thế hệ giống nhau trong chu trình sống. Phân bố chủ yếu ở biển Thái Bình Dương, cũng gặp ở ven biển nước ta.
1. Đặc điểm cấu tạo
- Tản đa bào, hình dạng bên ngoài phân hóa thành "thân", "cành" với các mấu và gióng, có các "lá" mọc vòng quanh mấu và ở gốc có rễ giả không màu. Ngọn "thân" có một nhóm tế bào có khả năng phân chia (tương tự đỉnh sinh trưởng ở thực vật bậc cao).
1. Đặc điểm cấu tạo
- Có sự sai khác giữa các tế bào của mấu và gióng. Mỗi gióng là 1 tế bào khổng lồ có nhiều nhân, dài tới vài cm, không có khả năng phân chia. Mỗi mấu gồm một số tế bào nhỏ có 1 nhân, tập hợp lại thành đĩa, phân hóa trong quá trình phân chia, hình thành các nhánh bên của "thân" và vòng lá.

1. Đặc điểm cấu tạo
- Vách tế bào bằng xenlulozơ, ở các tế bào già vách có thể thấm thêm canxi. Các tế bào ở giai đoạn đầu của sự phân hóa tản (tế bào non) đều có 1 nhân. Các tế bào trưởng thành (tế bào gióng) chứa nhiều nhân do nhân phân chia nhưng không hình thành vách ngăn. Tế bào có nhiều thể màu hình đĩa giống như hạt diệp lục ở thực vật bậc cao. Chất màu quang hợp giống của Tảo lục. Chất dự trữ là tinh bột.
2. Sinh sản
- Tảo vòng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt các đoạn nhánh, không có sinh sản vô tính. Sinh sản hữu tính noãn giao. Đặc biệt ở Tảo vòng có túi tinh và túi noãn cấu tạo đa bào, khác hẳn với các tảo khác.
3. Phân bố và sinh thái
- Ngành Tảo vòng có 6 chi với khoảng 300 loài, phân bố ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, thường phát triển ở các ruộng lúa hay các đáy ao hồ thành những đám lớn. Tảo vòng sống ở ruộng lúa, sử dụng chất khoáng, do dó làm ảnh hưởng tới cây lúa, nhưng mặt khác nó lại có khả năng diệt ấu trùng muỗi.
4. Đại diện
- Tảo vòng Chara: tản có hình thái giống như cây rong nhưng kích thước nhỏ hơn, cũng có khi dài tới 1m. ở các mấu cành có các cặp túi tinh và túi noãn: túi tinh hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi, nằm bên dưới vòng lá; túi noãn nằm ở phía trên vòng lá, hình trứng có 5 răng ở đỉnh (là đỉnh của 5 tế bào hình xoắn bao quanh túi noãn, bảo vệ cho noãn cầu bên trong), khi chín có màu đỏ cam.
1. Đặc điểm cấu tạo
- Gồm những tảo đa bào sống ở biển, là thành phần thực vật chủ yếu ở đáy các đại dương. Tản đa bào hình sợi hay hình bản, bám vào đá ở dưới nước nhờ rễ giả hoặc sống trôi nổi nhờ các phao chứa khí. Một số loài có tổ chức cao, tản phân hoá dạng cây với "thân" "lá" "rễ" giả, đã có 1 số mô (mô đồng hoá, mô dự trữ, mô cơ, mô dẫn) tuy chưa hoàn thiện.
- Tản thường có kích thước lớn, có khi dài hàng chục, hàng trăm mét.
- Tảo Nâu có vách tế bào bằng xenlulozơ, bên ngoài hoá nhày hoặc thấm pectin. Tế bào chứa 1 nhân và nhiều thể màu hình đĩa hoặc hình hạt. Chất màu có diệp lục a và b, ngoài ra cón có fucoxantin màu nâu, carotin. Tuỳ theo tỷ lệ giữa các chất màu này mà màu của tản có thể thay đổi từ vàng lục đến nâu. Chất dự trữ là các loại đường glucozơ, polysaccarit, đôi khi có các hạt dầu.
2. Sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản hoặc bằng hình thức "rễ" bò lan rồi phát triển thành cá thể mới.
- Sinh sản vô tính bằng động bào tử có 2 roi không bằng nhau hay bào tử bất động, được hình thành trong túi bào tử 1 ngăn hoặc nhiều ngăn.
- Sinh sản hữu tính có cả 3 hình thức: đẳng giao ở các tảo thấp, dị giao và noãn giao ở các tảo đã tiến hoá hơn.
- Trong chu trình sống, một số tảo có giao thế hình thái giống nhau hay khác nhau.
Tảo Nâu là một ngành tảo phân hoá khá cao, cấu tạo khá phức tạp, có sự xen kẽ thế hệ khá rõ ràng trong vòng đời, gần giống với thực vật bậc cao. Nhiều tác giả cho rằng nhiều thực vật bậc cao xuất phát từ Tảo Nâu.
3. Đại diện
- Tảo dẹp (Laminaria): tản lớn, phân hoá thành dạng thân lá rễ giả. Về cấu tạo trong, tản đã phân hoá thành mô dẫn, mô cơ, mô đồng hoá thô sơ. Tản chính là thể bào tử (chứa các động bào tử đơn bội). Tảo dẹp có sự xen kẽ thế hệ khác nhau và thể bào tử chiếm ưu thế.
Tảo sừng hươu (Fucus): tản dẹp, phân nhánh đôi, trên tản có những chỗ phồng chứa đầy khí dùng làm phao nổi.
Rong mơ (Sargassum): tản phân hoá hình cây, có rễ thân lá giả, có các phao nổi là những bóng khí hình cầu nhỏ.
Tảo quạt (Padina): tản có hình quạt mỏng, phẳng, mặt trên có nhiều đường vân tăng trưởng, có rễ giả để bám.
1. Đặc điểm cấu tạo
- Tản đa bào hình sợi phân nhánh hay hình bản dẹp, gốc có rễ giả. Tế bào có vách bằng chất pectin hay xenlulozơ hoá nhày hoặc thấm thêm canxi nên cứng rắn. Tế bào có 1 nhân nằm trong chất nguyên sinh ở sát vách. Thể màu hình sao, hình đĩa, hình hạt... chứa diệp lục a, d và 2 chất màu phụ là phycoxyan (màu xanh) và phycoerytrin (màu hồng). Nhờ 2 chất màu này mà tế bào có thể hấp thụ các tia xanh, lục nên tảo có thể phân bố ở các lớp nước khá sâu. Tuỳ theo hàm lượng các chất màu mà tảo có màu đỏ, hồng, vàng lục. Chất dự trữ là amylodetrin.
2. Sinh sản
- Tảo đỏ sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản.
- Sinh sản vô tính bằng bào tử bất động. Số lượng bào tử được hình thành trong túi thường ít (1 hoặc 4).
- Sinh sản hữu tính ở Tảo đỏ là noãn giao. Cơ quan sinh sản đực là túi tinh thường tụ lại thành từng nhóm ở đầu tản, mang các tinh tử hình cầu không roi. Cơ quan sinh sản cái là túi noãn hình chai, phần bụng phình to trong chứa một noãn cầu, phần trên kéo dài thành 1 vòi. Tinh tử nhờ nước dẫn đến túi noãn chui qua vòi đã hoá keo, vào thụ tinh với noãn cầu.
Vai trò của tảo trong thiên nhiên và trong đời sống con người
- Tảo có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Chúng tạo nên nguồn chất hữu cơ rất lớn và phong phú, làm thức ăn cho động vật thuỷ sinh. Nhiều tảo làm thức ăn cho người như: rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt.
- Khi quang hợp, tảo hút CO2, thải O2. Cùng với địa y, một số tảo là thực vật tiên phong sống ở các vùng núi cao cằn cỗi.
- Một số Tảo Đỏ có màng tế bào thấm canxi, cùng với san hô tạo nên các rạn san hô. Xác của Tảo Silic lắng xuống đáy tạo thành lớp cát mịn (diatomit) dùng làm chất lọc, chất cách nhiệt, cách âm, đánh bóng đồ đạc. Một số Tảo Nâu còn là nguồn cung cấp brom và iốt hoặc khai thác muối K, Na...
- Trong nông nghiệp, tảo được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc.
- Trong y học, một số tảo được sử dụng làm thuốc.
- Bên cạch các công dụng trên, tảo cũng gây hại khá lớn đến môi trường: các tảo đơn bào, tập đoàn sinh sản quá nhiều gây hiện tượng "nước nở hoa", làm đục nước, thiếu oxy, gây thối, ảnh hưởng đến thuỷ sinh vật. Một số tảo sống ở ruộng lúa lấy oxy và khoáng chất, quấn chặt gốc làm lúa khó đẻ nhánh.
VI. Địa y (Lichenes)
1. Đặc điểm cấu tạo
- Địa y là một dạng cộng sinh giữa nấm, tảo và đôi khi cả vi khuẩn. Nấm trong địa y thường là Nấm túi, chỉ một số ít là Nấm đảm. Tảo là các loại Tảo lam hoặc Tảo lục đơn bào.
- Trong tập thể cộng sinh, nấm làm nhiệm vụ cung cấp nước và muối vô cơ để tảo quang hợp, tạo chất hữu cơ dùng cho tập thể. Nấm bảo vệ cho tảo khỏi khô. Vi khuẩn hấp thụ nitơ cung cấp cho nấm và tảo, đồng thời sử dụng chất hữu cơ do tảo tạo ra. Về cấu tạo trong, địa y gồm những sợi nấm kết bện chằng chịt với nhau xung quanh các tế bào tảo.
- Nhờ hình thức cộng sinh chặt chẽ đó mà địa y có thể sống được trong mọi điều kiện khác nhau, từ vùng cực đến hoang mạc. Khi điều kiện bất lợi thì địa y ngừng các hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng chậm chạp yếu ớt.
Về hình thái, địa y có 3 dạng:
+ Địa y giáp xác (dạng vỏ): toàn bộ tản là lớp vỏ gắn chặt vào giá thể, rất khó gỡ. Loại này phổ biến, chiếm 80% số địa y hiện biết.
+ Địa y hình lá (dạng vảy): tản là những bản mỏng dính một phần vào giá thể nhờ rễ giả (là các sợi nấm), những chỗ khác dễ bong ra. Loại này cũng rất phổ biến.
+ Địa y hình cành (dạng bụi cây): tản hình sợi phân nhánh nhiều, hợp thành bụi. Tản đính vào giá thể bằng phần gốc, cấu tạo bởi các sợi nấm, phần ngọn của tản tự do
VI. Địa y (Lichenes)
2. Sinh sản
- Địa y sinh sản sinh dưỡng bằng các mần phấn dạng hạt tròn màu xanh xám, gồm 1 - 2 tế bào tảo có các sợi nấm đa bào quấn chung quanh. Khi mầm phấn được hình thành nhiều, chúng làm lớp vỏ trên của địa y phồng lên và vỡ ra, qua đó thoát ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành tản địa y mới.
- Địa y còn có cách sinh sản của các phần riêng rẽ: tảo sinh sản bằng cách phân đôi tế bào, nấm sinh sản vô tính bằng đính bào tử hoặc sinh sản hữu tính bằng bào tử túi hình thành trong những thể quả hình chén, hình đĩa màu sẫm ở trên mặt tản. Các bào tử hữu tính nảy mầm cho những sợi nấm. Chúng chỉ tiếp tục phát triển khi gặp tảo phù hợp để thành địa y mới, nếu không chúng sẽ chết đi rất sớm.
VI. Địa y (Lichenes)
3. Đại diện
- Địa y tóc (Alectoria): thường bám vào cành cây trong rừng như búi tóc.
- Địa y phễu (Cladonia): tản hình cành có dạng phễu chồng chất lên nhau, thường mọc thành đám như cỏ bên vệ đường.
- Bạch mạc (Parmelia): tản hình lá, mặt trên xám, mặt dưới đen, mọc trên tảng đá hay thân cây to
4. Phân bố, sinh thái và tầm quan trọng
- Địa y phân bố rất rộng rãi, chúng phát triển được trên những chỗ đất cằn cỗi, trên các vách đá trọc ở các vùng núi cao, ở các sa mạc, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt. Sau một thời gian phát triển, địa y chết đi, hình thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau. Như vậy địa y đóng vai trò tiên phong, mở đường trên những chỗ đất cằn cỗi.
- Trong nghiên cứu sinh thái, địa y là chỉ thị cho mức độ ô nhiễm môi trường. Địa y có khả năng hấp phụ một số kim loại nặng độc hại cho môi trường.
- Địa y sống trên vỏ cây nhưng không làm hại cây, tuy nhiên chúng có thể che kín các lỗ vỏ, gây khó khăn cho sự trao đổi khí giữa cây với môi trường. Sâu bọ, nấm ký sinh cũng có thể ẩn nấp dưới lớp địa y (do đó thỉnh thoảng phải phun thuốc hay cạo sạch địa y cho cây)
- Địa y được dùng để chế rượu, làm thuốc, chế phẩm nhuộm, nước hoa... Một số loài địa y là thức ăn chủ yếu của các loài hươu ở Bắc cực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)