NGANG HANG DE VAN 9
Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: NGANG HANG DE VAN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Tiết : 41 Văn học
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Nắm lại những kiến thức về truyện Trung đại Việt Nam: nắm những thể loại chủ yếu (Tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm), nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa của từng đoạn trích ( hoặc từng tác phẩm).
- Bước đầu hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn truyện thơ trung đại Việt Nam: tinh thần nhân văn, số phận và khát vọng hạnh phúc của con người, ước mơ tự do, công lí, sự phê phán những thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến; nghệ thuật tự sự.
b. Kĩ năng:
- Biết cách đọc – hiểu truyện hiện đại.
- Biết khái quát, vận dụng kiến thức để viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết tự đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc (tự hào về đại thi hào Nguyễn Du,về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là truyện Kiều; truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).
- Cảm thương số phận số phận người phụ nữ thời dưới thời phong kiến.
- Có thái độ đúng đắn trong học tập và kiểm tra; nâng cao ý thức, tinh thần tự học.
2.Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết các thông tin về tác giả, về các giá trị của tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện
- Thuộc lòng các đoạn trích được học trong các tác phẩm truyện thơ.
- Chỉ ra được ý nghĩa và nét đặc sắc của từng trích đoạn
- Chỉ ra được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các đoạn trích.
Chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của từng đoạn trích.
-Vận dụng kiến thức và kĩ năng để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Từ cuộc đời, tính cách số phận của nhận vật khái quát ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gởi gắm đến bạn đọc.
- Vận dụng kiến thức đã học để trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về một tác phẩm truyện.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết (5câu):
Câu 1:
a) Đoạn thơ sau đây không chính xác (còn thiếu 2 câu). Hãy chép lại cho đúng:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
b) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào, của ai ?
*Đáp án:
a) Chép lại đoạn thơ cho đúng:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
b) Trích trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2: Trình bày những nét chính về nhà thơ Nguyễn Du.
*Đáp án:
-Nguyễn Du (1765- 1820), hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tình Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học.
-Thời đại có nhiều biến động cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX …
-Cuộc đời phiêu bạt, sống nhiều năm nơi đất Bắc …
-Ông có vốn sống phong phú, sâu rộng …
-Các tác phẩm chính gồm chữ Hán và chữ Nôm.
-Nguyễn Du là thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Câu 3: Nêu tóm tắt các giá trị của Truyện Kiều.
*Đáp án: -Giá trị nội dung: +Giá trị hiện thực:Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.+Gia trị nhân đạo:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: 636,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)