Ngan hang de thi văn lớp 9

Chia sẻ bởi Phạm Minh Chí | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Ngan hang de thi văn lớp 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



Câu 1 (2,0 đ ):
a) Thuật ngữ là gì ? Mỗi thuật ngữ biểu thị mấy khái niệm ? Thuật ngữ có tính biểu cảm không ?
Nêu bốn thuật ngữ trong môn Tiếng Việt.
Câu 2 ( 1,0 đ ): Các từ hoa, lá trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không ? Vì sao ?
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
( Từ ấy – Tố Hữu )
Câu 3 (2 đ ):
a) Thế nào là phương châm về lương ? Thế nào là phương châm về chất ?
b) Câu “Người bệnh nhân đó đã xuất viện từ hôm qua.” vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vì sao ?
Câu 4 (2 đ):
a) Thế nào là dẫn trực tiếp ? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp ?
b) Chuyển câu nói sau đây của J. Hơ-uốt thành lời dẫn trực tiếp:
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Câu 5 (3 đ):
Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức nào ?
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, trong đó có từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2 đ )
a) - Nêu đúng khái niệm thuật ngữ -> 0,5 đ.
- Nói đúng mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm -> 0,25 đ.
- Nói đúng thuật ngữ không có tính biểu cảm -> 0,25 đ
b) Nêu đủ, đúng bốn thuật ngữ trong môn Tiếng Việt ( 1,0 đ (ví dụ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, … mỗi thuật ngữ đúng đạt 0,25 đ)

Câu 2: (1 đ )
- Các từ hoa, lá trong đoạn thơ không được coi là thuật ngữ -> 0,5 đ.
- Vì chúng có tính biểu cảm -> 0,5 đ.

Câu 3: (2 đ )
a) - Nêu đúng định nghĩa phương châm về lượng : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( 0,5 đ.
- Nêu đúng định nghĩa phương châm về chất : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực ( 0,5 đ.

b) Câu “Người bệnh nhân đó đã xuất viện từ hôm qua.” vi phạm phương châm về lượng (0,5 đ), vì dùng thừa từ người (nhân) ( người – nhân: đồng nghĩa.
Lưu ý: HS có thể nói dùng thừa từ người hoặc từ nhân đều đúng.

Câu 4: (2 đ )
a) -Nêu đúng khái niệm dẫn trực tiếp: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ( 0,5 đ.
- Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc
kép ( 0,5 đ.
b) Chuyển đúng câu nói của J. Hơ-uốt thành lời dẫn trực tiếp ( 1,0 đ.
Vd: Để khẳng định tác hại của việc thất học, J. Hơ-uốt nói: “Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.”

Câu 5: (3 đ )
-HS trả lời đúng có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ ( 1,0 đ.
- Viết đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, trong đó có từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển ( ví dụ: đầu đường, đầu phố, đầu hẻm,…) ( 2,0 đ.




Câu 1 (2,0 đ):
Trình bày những nguyên nhân khiến người nói vi phạm phương châm hội thoại !
Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy ?
Câu 2 (1,0 đ): Các từ hoa, lá trong hai câu thơ sau có được coi là thuật ngữ không ? Vì sao ?
“Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 3 (2,0 đ): Có mấy cách phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Chí
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)