Ngân hàng đề thi Sinh lớp 7 phần vận dụng

Chia sẻ bởi Phạm Minh Chí | Ngày 15/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: Ngân hàng đề thi Sinh lớp 7 phần vận dụng thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

C - VẬN DỤNG Câu 1: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? - Trùng sốt rét gây các vết loét ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó , gây đau bụng đi ngoài liên tiếp, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi , suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời
- Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường phát triển thuận lợi ( nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp) nên có nhiều loài muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét .
Câu 2 Theo em chúng ta cần phải làm gì để phòng chống bệnh sốt rét cho mọi người ?
Đáp án:
Vệ sinh nơi ở,nơi công công
Tiêu diệt muỗi
Ngũ màn ngay cả ban ngày,mặc quần áo dài tay
Thả cá ăn cung quăng
Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ động vật nguyên sinh có ích
Đáp án:
Bảo vệ môi trường sống của chúng ,tránh gây ô nhiễm nguồn nước
Không xã rác,chất thãi hóa học xuống ao ,hồ,biển
Câu 4 : Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì ?
- Ấu trùng của san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn cho nhiều động vật biển . - Các loài san hô tạo nên các đảo san hô, là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. - Người ta sử dụng cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm huỷ hoại phần thịt , còn lại là bộ xương bằng đá vôi làm vật trang trí .
Câu 5: Vì sao trâu bò ở ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?
- Trâu bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều: + Vì chúng làm việc trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan
+ Trâu bò thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có các kén sán bám ở đó rất nhiều .
Câu 22 theo em chúng ta cần làm gì phòng chống bệnh sán lá gan cho động vật ?
Đáp án:
Có biện pháp ủ phân tiêu diệt kén sán
Tiêu diệt các loài ốc
Xử lí rau tiêu diệt kén sán
Chăn nuôi phải làm chuồng trại
Câu 6 : Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao ? Tại sao ?
- Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao v ì :
+ Nhà tiêu , hố x í ….chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát triển . + Ruồi nhặng còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa
+ Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như : tưới rau xanh bằng phân tươi , ăn rau sống , bán quà bánh ở nơi bụi bặm , ruồi nhặng …
Câu 7: Nêu các biện pháp phòng chống giun dẹp ?
ăn uống hợp vệ sinh
Thức ăn nấu chín,nước uống đun sôi để nguội
Tắm rữa nơi nước sạch không bị ô nhiễm,đi tiêu đúng nơi qui định
Câu 8: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ? Nhiều ao đào thả cá , trai không thả mà tự nhiên có ? Tại sao ? - Cách dinh dưỡng của trai góp phần lọc sạch môi trường nước
Nhiều ao thả cá , không thả trai mà tự nhiên có vì ấu trùng trai thường bám vào mang , da cá Khi mưa cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao .
Câu 9: Em phải làm gì để bảo vệ nguồn lợi thân mềm ?
Đáp án:
Phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm
Tránh khai thác bừa bãi
Bảo đảm nguồn nước sạch tránh ô nhiễm
Gây nuôi hợp lí
Câu 10: Dựa vào đặc điểm nào của tôm , người dân địa phương em thường có kinh nhgiệm đánh bắt tôm theo cách nào ?
Tôm có đôi mắt và đôi râu rất nhạy cảm nên người ta thường bắt tôm bằng mồi có mùi thính thơm ( cám , gạo rang ) hoặc bẩy tôm ban đêm bằng ánh sáng . Câu 11: Hãy cho biết 1 số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương ? Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ? - Một số sâu bọ có ở địa phương : ong , kiến , bướm , dế , châu chấu …..
- Các biện pháp chống sâu bọ nhưng an toàn cho môi trường : + Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại , chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn như thiên nông , vi sinh vật .. + Bảo vệ các sâu bọ có ích + Dùng biện pháp bẩy đèn , biện pháp bắt sâu bọ gây hại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Chí
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)