Ngan hang de thi hsg mon ly lop 9
Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Lâm |
Ngày 15/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ngan hang de thi hsg mon ly lop 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
LOẠI ĐỀ VẬT LÝ NÂNG CAO DÙNG CHO
HỌC SINH GIỎI LỚP 9
((
LỚP 8
I.CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Bài 1: Ba người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với vận tốc tương ứng là v1 = 10 km/giờ. Người thứ ba xuất phát sau người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai hai lần gặp của người thứ ba với hai người đi trước là t =1 giờ. Tìm vận tốc của người thứ ba.(3đ)
ĐÁP ÁN:
Khi người thứ ba xuất phát thì người thứ nhất cách A 5km, người thứ hai cách A là 6km. Gọi t1 vàt2 là thời gian từ khi người thứ ba xuất phát cho đến khi gặp người thứ nhất và thứ hai ta có:
v 3.t1 = 5 + 10t1
=>
v3.t2 = 6 + 12t2
Theo đề bài : t = t2-t1 = 1 nên
v32-23v3 +120 = 0
15 km/h
v3 = = 8 km/h
nghiệm cần phải tìm lớn hơn v1, v2 nên ta có:
v3 = 15 km/h
Bài 2: Nhà của hai anh em Bình và An cách trường là 15 km mà chỉ có một chiếc xe đạp không chở nhau được. Vận tốc đi bộ của An là 4 km/giờ và của Bình là 5 km/giờ. Vận tốc xe đạp của An là 12 km/giờ và của Bình là 12 km/giờ và của Bình là 10 km/giờ.
Nếu muốn xuất phát và đến trường cùng lúc thì An và Bình phải thay nhau dùng xe như thế nào ? Gỉa sử ban đầu Bình nhường cho An dùng xe trước, xe có thể dựng ngay bên lề đường và thời gian lên xuống xe không đáng kể.(3đ)
ĐÁP ÁN:
- Gọi x là quãng đường mà An đi xe
(15 – x) là qũang đườngmà An đi bộ
- Vậy x là quãng đường mà Bình đi bộ vá (15 = x) là quãng đường mà Bình phải dùng xe
- Theo đề bài thì Bình và An dến trường cùng một lúc.
Vậy thời gian An đến trường bằng thời gian Bình đến trường
=>
Giải phương trình trên ta được x = 8,4375 km
Vậy An đi xe 8,4375 km rồi để xe bên đường và đi bộ 6,5625 km
Bình đi bộ 8,4375 km rồi dùng xe đi hết 6,5625 km
II. CHỦ ĐỀ 2: LỰC ĐẨY AC-SI-MET
Bài 1: Một khối nhôm hình lập phương cạnh 20 cm nổi trên một châu thuỷ ngân. Người ta đổ trên mặt thuỷ ngân một lớp dầu hoả sao cho dầu ngập ngang mặt trên khối lập phương.
Tìm chiều cao lớp thuỷ ngân biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 , của thuỷ ngân là 13,6 g/cm3, của dầu 800 kg/m3 (3 đ)
Tính áp suất ở mặt dưới khối lập phương. (1đ)
ĐÁP ÁN:
Gọi khối lượng riêng của nhôm là D , của thuỷ ngân là D1. Trọng lượng riêng của nhôm, thuỷ ngân, của dầu lần lượt là: d, d1, d2.
D=2,7g/cm3 d=27000N/m3
D1 = 13,6g/cm3 =13600 kg/m3 d1 = 136000N/m3 ; d2 = 8000N/m3
Gọi x là chiều cao của khối nhôm nhập trong thuỷ ngân
Vậy 0,2- x :là chiều caocủa khối nhôm nhập trong dầu
V1 = 0,2. 0,2.x = 0,04x
V2 = 0,2.0,2.( 0,2-x) = 0,04(0,2-x)
Lực do thuỷ ngân đẩy khối nhôm :
F1= d1.V1= 0,04.d1.x
Lực do dầu đẩy khối nhôm:
F2 = d2.V2 = 0,04(0,2-x).d2
Lực đẩy của thuỷ ngân và dầu lên khối nhôm:
F = F1+F2 = 0,04.d1.x + 0,04.(0,2-x).d2
Trọng lượng của khối nhôm:
P = d.V = 0,008.d
Khối nhôm nổi giữa dầu và thuỷ ngân thì trọng lượng của nó phải bằng lực đẩy của thuỷ ngân và dầu tức là:
0,008.d= 0,04.d1.x + 0,04(0,2-x).d2
0,2d = d1.x + (0,2-x).d2
0,2d = d1.x +0,2.d2-x.d2
0,2(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Lâm
Dung lượng: 207,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)