NGAN HANG DE T.VIET 8 KY II

Chia sẻ bởi Phan Thị Kiều Nga | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: NGAN HANG DE T.VIET 8 KY II thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:






I. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực của học sinh
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Tái hiện kiến thức về câu phủ định
- Hiểu được mục đích và các kiểu thực hiện hành động nói
b. Kỹ năng
- Xác định đúng kiểu câu, mục đích và các kiểu hành động nói
- Viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu theo yêu cầu
c. Thái độ
Có ý thức vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực của học sinh
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Nhớ chính xác khái niệm một kiểu câu

- Hiểu và nhận ra kiểu câu, mục đích nói và cách thực hiện hành động nói
- Viết lại đoạn hội thoại đúng kiểu câu và đúng hình thức của đoạn thoại.
-. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu
Biết cách tạo lập một đoạn văn theo yêu cầu cụ thể.


II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định
Đáp án
* Câu nghi vấn: có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tai sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à ư, hử, hả…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Chức năng chính là dùng để hỏi
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo….
* Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao,… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu ngho vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài những chức năng chính trên câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc…
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải(là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất. quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
Câu 2: Hành động nói là gì? Kể tên các hành động nói thường gặp.
Đáp án
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Xác định kiểu câu của từng câu trong đoạn văn sau:
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(2)
Chị Dậu khẻ gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ !(4)
Đáp án
(1): Trần thuật
(2): Nghi vấn
(3): Trần thuật
(4): Phủ định
Câu 2: Hành động nói trong câu thơ: Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe là gì ?
Đáp án: Bộc lộ cảm xúc
Câu 3: Hãy thay đổi trật tự từ trong câu sau và cho biết tác dụng của cách thay đổi đó. “ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của chúng ta”
Đáp án
- Thay đổi được trật tự từ : Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường
-Tác dụng: Nhấn mạnh ý đề nghị (cầu khiến)
Câu 4: Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm” thuộc kiểu câu gì ?
Đáp án
“Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm” thuộc kiểu câu phủ định
Câu 5 : Viết lại đoạn hội thoại dưới đây cho đúng (2đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kiều Nga
Dung lượng: 123,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)