Ngân hàng câu hỏi van 8 ki I
Chia sẻ bởi Dương Nguyên Đức |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Ngân hàng câu hỏi van 8 ki I thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯƠNG_THCS ĐÀO MỸ
Câu 1(nhận biết-kiến thức tuần 1-thời gian 1’)
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm” Tôi đi học”:
A: “Tôi đi học” tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi đến trường đầu tiên .
B: : “Tôi đi học” tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi trong buổi dến trưòng đầu tiên.
C: : “Tôi đi học” tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như: người mẹ.ông đốc…
Đối với những em bé lần đầu tiên tới trường.
D: : “Tôi đi học” tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Đáp án : A
Câu 2(thông hiểu-kt tuần 1-thời gian 5’)
Đóc xong truyện ngắn “Tôi đi học” em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của truyện ?
Đáp án:
Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình, toàn bộ câu truyện diễn ra xung quanh sự kiện: “hôm nay tôi đi học”. Những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của “tôi” đều xuất phát từ sự kiện quan trọng ấy.Tình huống truyện vì thế không phức tạp nhưng cảm động. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm xen kết nhau một cách hài hòa.
Câu 3(Vận dụng-kt tuần 1-thời gian 5’)
Với đề tài môi trường :
Nều yêu cầu em tạo một văn bản nghị luận, em xác định chủ đề là gì ?
Nếu yêu cầu em tạo môtj văn bản tự sự, em xác định chủ đề là gì ?
Đáp án:
Chủ đề của văn bản nghị luận thường là vấn đề cần bàn bạc ( nghiêng về lí trí)
Chủ đề của văn bản tự sự thường là lời ngỏ của người viết cùng bạn đọc (ngiêng về tình cảm)
a.Chủ đề của văn bản nghị luận : Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
b.Chủ đề của văn bản tự sự: Hãy cứu lấy những đàn cá ven sông.
Câu 4(nhận biết-kiến thức tuần 2-thời gian 1’)
Thế nào là trường từ vựng ?
A: Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm
B: Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại
C: Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa
Đáp án : C
Câu 5 (thông hiểu-kt tuần 2-thời gian 5’)
Chuyện gì đã được kể trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ?
Đáp án:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ “ là chương 4 của tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu “.Ở chương này,Nguyên Hồng đã kể lại một quãng đời thơ ấu cay đắng khi phải sống với bà cô cay nghiệt, nhưng dù trong cảnh ngộ xa mẹ,cậu bé ấy vẫn có được sự tỉnh táo để hiểu mẹ, yêu thương mẹ vô bờ và có một niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ.
Câu 6(Vận dụng-kt tuần 2-thời gian 10’)
Em đã đọc truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng chưa? Em thấy có điều gì khác và giống nhau ở hai nhân vật bé Hồng và Xi-mông ?
Đáp án :
Khác nhau : Nỗi đau khổ của Xi-mông là không có bố,lại bị bạn bè trong lớp trêu trọc ; còn nỗi đau của bé hồng là mất bố, xa mẹ, lại phải sống trong cô độc với người cô hẹp hòi đến tàn nhẫn.
Giống nhau : Bé Hồng và Xi-mông đều mang nỗi bất hạnh, đau khổ khi phải sống trong sự ghẻ lanh, thiếu cảm thông của nhiều người xung quanh.
Câu 7 (nhận biết-kt tuần 3-thời gian 1’)
Trong đoạn trích” tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
A:Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B:Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
C:Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D:Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Đáp án :B
Câu 8 (thông hiểu-kt tuần 3-thời gian 10’)
Đoạn trích” tức nước vỡ bờ” có mấy tuyến nhân vật ? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa nghệ thuật gì?
Đáp án :
Đoạn trích có
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯƠNG_THCS ĐÀO MỸ
Câu 1(nhận biết-kiến thức tuần 1-thời gian 1’)
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm” Tôi đi học”:
A: “Tôi đi học” tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi đến trường đầu tiên .
B: : “Tôi đi học” tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi trong buổi dến trưòng đầu tiên.
C: : “Tôi đi học” tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như: người mẹ.ông đốc…
Đối với những em bé lần đầu tiên tới trường.
D: : “Tôi đi học” tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Đáp án : A
Câu 2(thông hiểu-kt tuần 1-thời gian 5’)
Đóc xong truyện ngắn “Tôi đi học” em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của truyện ?
Đáp án:
Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình, toàn bộ câu truyện diễn ra xung quanh sự kiện: “hôm nay tôi đi học”. Những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của “tôi” đều xuất phát từ sự kiện quan trọng ấy.Tình huống truyện vì thế không phức tạp nhưng cảm động. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm xen kết nhau một cách hài hòa.
Câu 3(Vận dụng-kt tuần 1-thời gian 5’)
Với đề tài môi trường :
Nều yêu cầu em tạo một văn bản nghị luận, em xác định chủ đề là gì ?
Nếu yêu cầu em tạo môtj văn bản tự sự, em xác định chủ đề là gì ?
Đáp án:
Chủ đề của văn bản nghị luận thường là vấn đề cần bàn bạc ( nghiêng về lí trí)
Chủ đề của văn bản tự sự thường là lời ngỏ của người viết cùng bạn đọc (ngiêng về tình cảm)
a.Chủ đề của văn bản nghị luận : Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
b.Chủ đề của văn bản tự sự: Hãy cứu lấy những đàn cá ven sông.
Câu 4(nhận biết-kiến thức tuần 2-thời gian 1’)
Thế nào là trường từ vựng ?
A: Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm
B: Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại
C: Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa
Đáp án : C
Câu 5 (thông hiểu-kt tuần 2-thời gian 5’)
Chuyện gì đã được kể trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ?
Đáp án:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ “ là chương 4 của tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu “.Ở chương này,Nguyên Hồng đã kể lại một quãng đời thơ ấu cay đắng khi phải sống với bà cô cay nghiệt, nhưng dù trong cảnh ngộ xa mẹ,cậu bé ấy vẫn có được sự tỉnh táo để hiểu mẹ, yêu thương mẹ vô bờ và có một niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ.
Câu 6(Vận dụng-kt tuần 2-thời gian 10’)
Em đã đọc truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng chưa? Em thấy có điều gì khác và giống nhau ở hai nhân vật bé Hồng và Xi-mông ?
Đáp án :
Khác nhau : Nỗi đau khổ của Xi-mông là không có bố,lại bị bạn bè trong lớp trêu trọc ; còn nỗi đau của bé hồng là mất bố, xa mẹ, lại phải sống trong cô độc với người cô hẹp hòi đến tàn nhẫn.
Giống nhau : Bé Hồng và Xi-mông đều mang nỗi bất hạnh, đau khổ khi phải sống trong sự ghẻ lanh, thiếu cảm thông của nhiều người xung quanh.
Câu 7 (nhận biết-kt tuần 3-thời gian 1’)
Trong đoạn trích” tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
A:Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B:Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
C:Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D:Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Đáp án :B
Câu 8 (thông hiểu-kt tuần 3-thời gian 10’)
Đoạn trích” tức nước vỡ bờ” có mấy tuyến nhân vật ? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa nghệ thuật gì?
Đáp án :
Đoạn trích có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Nguyên Đức
Dung lượng: 97,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)