Neuron than kinh

Chia sẻ bởi Ngô Thị Huệ | Ngày 01/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: neuron than kinh thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chào các bạn
Nội dung thảo luận:
Quá trình tiếp hợp của vi khuẩn và lập bản đồ di truyền.
3. Quá trình truyền vật chất di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận
* Giữa F+ và F-.
Nhờ lông giới tính, tế bào F+ áp sát tế bào F- -> ống tiếp hợp được hình thành giữa 2 tế bào này, đồng thời một sợi của nhân tố F bị đứt 1 liên kết Photphodieste tạo đầu 5` - 3`. Sau đó quá trình tái bản AND (nhân tố F) theo cơ chế vòng tròn lăn.Tạo 1 sợi đơn qua ống tiếp hợp sang tế bào F-. Trong tế bào F- sợi đơn này làm khuôn tổng hợp sợi bổ sung tạo nhân tố F hoàn chỉnh. Sau khi di chuyển xong nhân tố F tạo thành mạch vòng biến tế bào F- thành F+.
Sơ đồ:
Cầu tiếp hợp
*Giữa Hfr -> F-
- Khi tiếp hợp với tế bào F-, nhân tố F đã đính vào NST Hfr bị phân làm đôi, một đầu chui qua ống tiếp hợp và kéo theo các gen trên NST (chỉ một sợi được truyền qua và quá trình sao chép sợi bổ sung tương ứng xảy ra ở cả 2 bên cho và nhận).
Trong quá trình truyền sang F-, NST Hfr có thể bị đứt ở bất cứ điểm nào, khi đó chỉ một phần NST được chuyển sang và ít khi F- trở thành Hfr.
Trong tế bào nhận có thể xảy ra trao đổi chéo vật chất di truyền giữa vật chất di truyền của thể cho và thể nhận ở vị trí tương đồng.
Nếu tế bào F- mang alen khác với các alen được truyền sang thì các tế bào táI tổ hợp do trao đổi chéo sẽ được phát hiện và nghiên cứu một cách dễ dàng.
4. Lập bản đồ di truyền bằng tiếp hợp
ở vi khuẩn người ta sử dụng sự ngắt quãng ngẫu nhiên của ống tiếp hợp làm phương tiện để thiết lập bản đồ di truyền trình tự các gen. Bằng cách dựa vào thời gian chuyển từ tế bào D -> R của gen đó suy ra khoảng cách giữa các gen và vị trí của chúng.
Ví dụ: Thí nghiệm của E. Wollman và F. Jacob (1957).
Cho tiếp hợp nòi Hfr với F- trong đó:
+ Cho tế bào F- mang một số gen đột biến mất khả năng tổng hợp threonin(Thr), Leucin(Leu); đột biến mẫn cảm với azid(azi), mẫn cảm với T1(TonA); đột biến mất khả năng lên men đường lactose(lac), galactose(gal) và đột biến kháng thuốc kháng sinh Steptomycin(StrR).
+ Tế bào Hfr thì ngược lại, có khả năng tổng hợp threonin(Thr+), Leucin(Leu+); đột biến không mẫn cảm với azid(azi+) và với T1+; đột biến có khả năng lên men đường lactose(lac+), galactose(gal+) và đột biến không có khả năng kháng thuốc kháng sinh Steptomycin(StrR+).
- Sau vài phút dịch nuôi cấy được đem pha loãng để ngăn cản không cho tạo thành các cặp tiếp hợp mới.
Sau đó vào những thời gian khác nhau, mẫu nuôi cấy được lấy ra đưa vào máy rung( ngắt quãng ngẫu nhiên của ống tiếp hợp) rồi cấy lên môi trường chọn lọc thích hợp (Streptomicyn và tổ hợp 5 trong 6 cơ chất sau: thrionin, leucin, azid, tonA, lactose, galactose) để cho các tế bào do tổ hợp lại có thể mọc được. Còn các dạng cha mẹ Hfr và F- không mọc được. Nếu chúng được mọc ở môi trường không có threonin thì sẽ là Thr+, StR và tương tự.
=> Trình tự, khoảng cách giữa các gen này:
3 3 2 7 6
Thr+ Leu+ azi+ T1r+ Lac+ Gal+
Để lập bản đồ cho toàn bộ NST của E.coli người ta đã sử dụng nhiều nòi Hfr khác nhau. Tuy vậy trình tự và vị trí các gen trên NST là giống hệt nhau, chiều dài toàn bộ NST là 90 phút.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)